Biến chủng Delta ảnh hưởng thị trường Đông Nam Á thế nào
Thị trường chứng khoán Philippines nằm trong nhóm diễn biến kém nhất thế giới.

Ảnh: Internet.
Biến chủng Delta bùng phát cùng tỷ lệ tiêm chủng thấp khiến Đông Nam Á trở thành điểm nóng dịch bệnh và thị trường tài chính khu vực đang chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Các thị trường chứng khoán giảm khi số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 tại khu vực tăng. Philippines nằm trong nhóm dẫn đầu đà giảm thế giới tháng 7. Del Monte Philippines phải hoãn IPO trong tuần này vì thị trường biến động, số ca nhiễm Covid-19 tăng. Một số nhà phân tích dự báo các đồng tiền Đông Nam Á còn giảm hơn nữa, với baht Thái Lan đang yếu nhất kể từ năm 2018.
Với nhà đầu tư, vấn đề cần tính đến trước khi cân nhắc đặt cược vào một đợt phục hồi chính là tỷ lệ tiêm chủng. Nhiều quốc gia trong khu vực vẫn đang có tỷ lệ dân số tiêm chủng đầy đủ chưa đến 10%. Tình trạng này dẫn đến trì hoãn tái mở cửa kinh tế, tái áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại – khác biệt so với phần còn lại của thế giới – như Indonesia gần đây đã từ bỏ mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng.
“Các thị trường Đông Nam Á suy giảm bởi vì họ chưa đạt được tỷ lệ tiêm chủng 70% cần thiết để giảm đà lây nhiễm Covid-19”, Alan Richardson, nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại Samsung Asset Management, nói. “Tiêm chủng hàng loạt là cách duy nhất để giữ vững đà mở cửa bởi vì Covid-19 là bệnh đặc hữu”.
Dưới đây là một số loại tài sản ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi biến chủng Delta.
Cổ phiếu

Diễn biến các chỉ số MSCI ASEAN, MSCI AC World và MSCI Asia Pacific từ đầu năm.
Thị trường châu Á nhìn chung đang tụt lại so với thế giới, trong đó, thị trường Đông Nam Á diễn biến kém nhất. Chỉ số MSCI ASEAN giảm hơn 5% kể từ đầu năm, trong khi chỉ số khu vực MSCI Asia Pacific tăng khoảng 1%. Trong khi đó, MSCI AC World tăng 13%.
“Chúng tôi tin số liệu GDP khả năng cao điều chỉnh giảm”, Arun Sai, chiến lược gia đa tài sản cấp cao tại Pictet Asset Management, London, Anh, nhận định. “Các chỉ số của chúng tôi xếp Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore vào nhóm nửa cuối trong các thị trường mới nổi”.
Một ví dụ cho thấy sự quan trọng của tiêm vaccine là Singapore với chỉ số chứng khoán của nước này vẫn tăng 12% kể từ đầu năm. 60% dân số quốc đảo đã được tiêm chủng đầy đủ.
Trái phiếu
Trái phiếu chính phủ từ Thái Lan, Philippines cho đến Malaysia đều bị ảnh hưởng, với chỉ số tổng lợi nhuận giảm khoảng 1% nếu tính theo USD kể từ cuối tháng 6. Nhà đầu tư lo ngại chính phủ các nước sẽ phải gánh thêm nợ để ứng phó đợt bùng phát Covid-19 gần đây và hỗ trợ cho những doanh nghiệp bị ảnh hưởng mạnh nhất cùng các cá nhân.

Thị trường trái phiếu Indonesia là điểm sáng trong khu vực.
Tuy nhiên, khu vực vẫn có những điểm sáng. Indonesia tuần trước hạ mục tiêu phát hành trái phiếu trong năm nay, khiến trái phiếu lợi suất cao của nước này trở nên hấp dẫn hơn trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm. Trái phiếu chính phủ Indonesia mang lại tỷ lệ sinh lời hơn 3% cho nhà đầu tư từ 30/6.
Tiền tệ
Ringgit của Malaysia và peso của Philippines lần lượt giảm gần 2% và 3% so với USD trong quý này. Baht Thái Lan nằm trong nhóm tiền tệ diễn biến kém nhất thế giới, suy yếu gần 4%.
Với sự chênh lệch GDP lớn dự báo còn tiếp tục tại các nền kinh tế ASEAN, “chúng tôi dự báo những đồng tiền trên tiếp tục mất giá trong vài tháng tới”, theo các nhà phân tích tại HSBC Holdings.

Biến động giá trị một số đồng tiền châu Á kể từ đầu quý III.
Tín dụng
Không phải mọi loại tài sản ở Đông Nam Á đều chịu áp lực. Nợ doanh nghiệp của Đông Nam Á vẫn có vị thế tốt nhờ tỷ lệ cao hơn của trái phiếu cấp độ đầu tư và các bên phát hành được chính phủ hậu thuẫn. Lợi suất chênh lệch giữa trái phiếu doanh nghiệp USD châu Á và ở Đông Nam Á lên cao nhất 3 năm, cho thấy dòng vốn rời đi khỏi trái phiếu Trung Quốc.

Lợi suất chênh lệch giữa trái phiếu doanh nghiệp USD châu Á và ở Đông Nam Á lên cao nhất 3 năm.
“Do những trở ngại thắt chặt chính sách ở Trung Quốc, các thị trường Đông Nam Á giúp nhà đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục tài sản cố định”, Sheldon Chan, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Phòng chiến lược trái phiếu châu Á, T. Rowe Price, nói.
“Bất chấp nguy cơ từ các biến chủng virus và tiêm vaccine chậm đến triển vọng tăng trưởng ngắn hạn, chúng tôi vẫn coi cả khu vực vẫn được bảo vệ tốt khỏi những tác động từ bên ngoài”.
(Theo NDH/Bloomberg)
- Cùng chuyên mục
Chờ đợi quý II của DIC Corp
Chủ tịch HĐQT DIC Corp kỳ vọng điểm rơi lợi nhuận sẽ vào quý II/2025 và công ty có thể hoàn thành luôn kế hoạch cả năm sau 6 tháng.
Tài chính - 17/05/2025 15:57
Bất động sản An Gia: Chia cổ tức thời điểm này sẽ gây thiệt hại cho cổ đông
An Gia quyết định không chia cổ tức cho năm 2024 và 2025. Toàn bộ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối 2024 là 1.291,8 tỷ đồng để lại dùng cho hoạt động đầu tư và phát triển dự án của công ty.
Tài chính - 17/05/2025 07:40
Doanh nghiệp thủy điện: Giá cổ phiếu 'chạy' cùng lợi nhuận
Với kết quả lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng tốt, hầu hết cổ phiếu công ty thủy điện đều có diễn biến tích cực trong 1 tháng trở lại đây.
Tài chính - 16/05/2025 14:58
Nghị quyết 68: Cú huých với doanh nghiệp tư nhân giữa bất ổn toàn cầu
Ông Nguyễn Quang Hưng, CFA, Chuyên gia kinh tế cấp cao Dragon Capital đánh giá các cải cách từ Nghị quyết 68 được kỳ vọng đưa khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn, ổn định hơn trong bối cảnh bất định toàn cầu gia tăng.
Tài chính - 16/05/2025 10:34
Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới
Novaland cho biết hiện chưa đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, đa phần các khoản vay, nợ trái phiếu sẽ được xử lý từ cuối năm 2026 – 2027.
Tài chính - 16/05/2025 07:37
Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên
VRB cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, tài trợ vốn và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga.
Tài chính - 16/05/2025 06:45
Phó Thủ tướng giao các Bộ đánh giá tác động cơ chế chính sách do Vinspeed đề xuất
Các bộ và cơ quan ý kiến ban đầu cơ bản ủng hộ đề xuất của Vinspeed về đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, song việc đề xuất chuyển hình thức đầu tư và áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù cần báo cáo các cấp có thẩm quyền và thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Tài chính - 15/05/2025 17:54
Chủ tịch Becamex: Tái cấu trúc mạnh để thành doanh nghiệp tỷ USD
Lãnh đạo Becamex cho biết công ty đang đứng trước "khúc quanh", tái cấu trúc mạnh mẽ, thu hút thêm vốn đầu tư tư nhân, giảm sở hữu nhà nước và định hướng vươn tầm thành công ty tỷ USD.
Tài chính - 15/05/2025 15:23
Cổ phiếu nhóm Bamboo Capital bứt mạnh từ đáy
Nhóm cổ phiếu Bamboo Capital gồm BCG, BCR, TCD và BGE đều tăng mạnh từ vùng đáy. Tập đoàn vừa bổ nhiệm CEO mới, kỳ vọng phát hành BCTC kiểm toán 2024 vào tháng 9.
Tài chính - 15/05/2025 13:17
Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?
Các nhóm xi măng, hóa chất, thép được cho là sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá điện tăng.
Tài chính - 15/05/2025 07:23
Vận hạn của Tập đoàn KIDO
Thực tế lợi nhuận Tập đoàn KIDO vài năm qua nằm ngoài tính toán của lãnh đạo. Thương vụ đầu tư bất động sản và thoái vốn KIDO Foods cũng không xuôi chèo mát mái.
Tài chính - 15/05/2025 06:45
'Sóng' cổ phiếu của doanh nghiệp chia cổ tức cao
Cổ phiếu trả cổ tức bằng tiền mặt luôn thu hút giới đầu tư chứng khoán, đặc biệt là các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường.
Tài chính - 14/05/2025 10:33
Lợi nhuận nhóm khu công nghiệp bứt tốc quý đầu năm
Loạt doanh nghiệp khu công nghiệp báo lãi tăng cao trong quý đầu năm như Kinh Bắc, Becamex, Long Hậu, Sonadezi. Dòng vốn FDI thực hiện tháng 4 vẫn tăng dù lo ngại thuế quan.
Tài chính - 14/05/2025 07:05
Nhóm cổ phiếu nào hưởng lợi từ Nghị quyết 68?
Theo chuyên gia VNDirect, nhiều nhóm ngành như năng lượng, vật liệu xây dựng, hạ tầng và công nghệ, ngân hàng, bất động sản… sẽ được hưởng lợi từ các chính sách ưu tiên hoặc tháo gỡ khó khăn của Chính phủ.
Tài chính - 13/05/2025 15:31
Thị trường đón nhiều tin vui nên mua cổ phiếu nào?
Chứng khoán liên tiếp đón tin vui về thuế quan, KRX vận hành, số lượng tài khoản mở mới tăng cao. Nhóm dẫn sóng không thể thiếu cổ phiếu ngân hàng.
Tài chính - 13/05/2025 11:13
Cổ phiếu VPL tăng hết biên độ, vốn hóa đạt gần 6 tỷ USD
Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên, mã VPL của CTCP Vinpearl đã tăng hết biên độ (20%) đạt 85.500 đồng/CP. Tính theo mức này, vốn hóa VPL đạt hơn 153.327 tỷ đồng, tương đương khoảng 5,9 tỷ USD.
Tài chính - 13/05/2025 09:43
- Đọc nhiều
-
1
Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu
-
2
Tập đoàn Thuận An được cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội móc nối, tác động để thắng thầu ra sao?
-
3
Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An
-
4
Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?
-
5
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 2 month ago