Bị chính quyền đình chỉ, niêm phong thiết bị: Hàng nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp đang dần trở thành đống phế liệu

Nhàđầutư
Kể từ khi bị chính quyền TP. Đà Nẵng đình chỉ hoạt động và thi hành niêm phong thiết bị, Công ty CP Thép Dana – Ý, Dana - Úc không thể cho nhân viên bảo trì, bảo dưỡng khiến hệ thống máy móc, thiết bị được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng của hai doanh nghiệp này đang dần trở thành đống phế liệu.
VĂN DŨNG
19, Tháng 09, 2019 | 13:09

Nhàđầutư
Kể từ khi bị chính quyền TP. Đà Nẵng đình chỉ hoạt động và thi hành niêm phong thiết bị, Công ty CP Thép Dana – Ý, Dana - Úc không thể cho nhân viên bảo trì, bảo dưỡng khiến hệ thống máy móc, thiết bị được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng của hai doanh nghiệp này đang dần trở thành đống phế liệu.

Vào cuối năm 2018, các sở, nghành liên quan đã thực hiện niêm phong các thiết bị, các tụ điện điều khiển hệ thống lò luyện thép của Công ty CP Thép Dana – Ý và Dana – Úc,  yêu cầu các công ty này phải bảo quản niêm phong đảm bảo nguyên trạng và chịu trách nhiệm với niêm phong.

Chỉ được mở niêm phong khi được sự đồng ý của các cơ quan chức năng (kèm theo văn bản đồng ý).

Trao đổi với Nhadautu.vn, bà Trần Mai Liệu, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thép Dana – Ý, cho biết sau gần một năm bị chính quyền đình chỉ hoạt động và bị niêm phong thiết bị khiến công ty lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, mất hết khách hàng và đối tác.

thep dana y

Hệ thống máy móc, thiết bị lâu không hoạt động, lại bị chính quyền niêm phong nên doanh nghiệp không thể cho kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng được khiến hệ thống máy móc đang dần trở thành đống phế liệu.

Theo bà Liệu, thành phố bố trí chỉ cho công ty cán chứ không luyện, mà cán thì làm gì gây ô nhiễm mà phải chuyển đi chỗ khác. Nhưng nếu chuyển phải chuyển đi đâu? Bên cạnh đó, đến nay công ty lại dính nợ xấu ngân hàng do không hoạt động được nên không thể vay tiếp, giờ chỉ chờ vào nguồn vốn hỗ trợ của thành phố thì công ty mới tiến hành được các bước tiếp theo.

Thứ hai, dù có chuyển đi cũng phải có kinh phí di dời, lãnh đạo thành phố biết không hay là để doanh nghiệp tự chết lâm sàng đến lúc đó muốn cứu cũng không được. “Trách nhiệm của lãnh đạo thành phố ở đâu hay vẫn thờ ở và vô cảm với doanh nghiệp? Trong tọa đàm mùa xuân, lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, khó đến đâu thành phố gỡ tới đó, bây giờ là lúc doanh nghiệp đang cần thành phố đây”, bà Liệu nói.

 “Từ khi bị chính quyền niêm phong thiết bị, chúng tôi không cho kỹ thuật vận hành bảo trì, bảo dưỡng máy móc được, nhiều máy móc chúng tôi đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đang có nguy cơ trở thành đống phế liệu. Mới đây, có đoàn bên tòa án đến thẩm định thiệt hại tại chỗ họ cũng ghi nhận về vấn đề này”, bà Liệu nói thêm.

niem phong dana y

Giấy niêm phong cấm sản xuất của cơ quan chức năng TP. Đà Nẵng tại Công ty CP Thép Dana - Ý

Ông Nguyễn An, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thép Dana - Úc cho hay, từ khi bị chính quyền đình chỉ đến nay công ty gặp rất nhiều khó khăn, nợ nần chồng chất.

Theo ông An, hiện tại công ty có hai khoản chính là nợ ngân hàng và nợ nhà cung cấp. Ngân hàng đã nhiều lần gửi thông báo hối thúc trả nợ nhưng công ty chưa có trả nên đã chuyển thành nợ xấu. Các đối tác trong và ngoài nước cũng yêu cầu công ty trả nợ không họ sẽ kiện ra tòa.

“Bên cạnh đó, máy móc, thiết bị lâu không hoạt động lại bị chính quyền niêm phong nên không thể bảo trì, bảo dưỡng được, dẫn đến máy móc càng ngày càng xuống cấp và nguy cơ trở thành đống phế liệu”, ông An nói.

Trước đó, ngày 28/8/2019, tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa, nhiều ngân hàng thương mại đang hoạt động tại TP. Đà Nẵng cho biết đang gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến việc xử lý nợ và nợ xấu ở  nhà máy thép Dana – Ý và Dana – Úc.

Ông Nguyễn Hữu Hòa, Giám đốc BIDV Hải Vân cho biết, hiện 2 nhà máy thép Dana - Ý và Dana - Úc còn đang nợ ngân hàng này 216 tỷ đồng nhưng không có cách nào để thu hồi vì hiện hai nhà máy đang dừng hoạt động nên không có nguồn thu. Ông Hòa cho rằng, việc chính quyền TP. Đà Nẵng yêu cầu 2 nhà máy dừng hoạt động và chưa có kế hoạch cho tương lai 2 nhà máy này đã vô tình khiến BIDV rất khó khăn trong công tác thu hồi nợ vay, và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

Ông Hòa đề nghị chính quyền TP. Đà Nẵng có những hỗ trợ và thông tin chính thức về tương lai 2 nhà máy để hoạt động trở lại hoặc di dời và ổn định sản xuất để có nguồn thu trả nợ ngân hàng.

Ông Trần Ngọc Ân, Giám đốc Agribank Đà Nẵng, cho biết hiện ngân hàng này đang gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ tại nhà máy thép Dana Ý. Từ khi nhà máy thép Dana Ý ngừng hoạt động sản xuất đến nay, nợ phát sinh của Công ty  CP thép Dana Ý tại ngân hàng đã lên đến 174 tỷ đồng và đã phát sinh nợ xấu.

Hiện ngân hàng Agribank – Chi nhánh Đà Nẵng đã phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro, dẫn đến ảnh hưởng lương của cán bộ nhân viên chi nhánh. Cùng chung quan điểm với ông Nguyễn Hữu Hòa, ông Ân cho rằng chính quyền TP. Đà Nẵng phải sớm có hướng giải quyết để nhà máy thép Dana Ý hoạt động trở lại theo kiến nghị của doanh nghiệp là chỉ cán thép không gây ô nhiễm môi trường.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ