BHXH Việt Nam: Khẳng định vai trò bảo vệ quyền lợi người lao động

Nhàđầutư
Chiều 8/11, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban cơ quan tháng 11/2021 đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đến hết tháng 10/2021, xác định phương hướng nhiệm vụ các tháng cuối năm.
PV
08, Tháng 11, 2021 | 15:28

Nhàđầutư
Chiều 8/11, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban cơ quan tháng 11/2021 đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đến hết tháng 10/2021, xác định phương hướng nhiệm vụ các tháng cuối năm.

Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh; sự tham dự của Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam- Nguyễn Văn Cường, các Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam: Phạm Lương Sơn, Trần Đình Liệu, Đào Việt Ánh, Lê Hùng Sơn và các đơn vị nghiệp vụ của BHXH Việt Nam...

nguyen the manh

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Kỳ vọng “hồi phục” số lao động sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 4

Báo cáo của BHXH Việt Nam cho thấy, tính đến hết tháng 10/2021, cả nước đã có trên 15,46 triệu người tham gia BHXH (đạt 31,08% lực lượng lao động), trong đó số tham gia BHXH bắt buộc là hơn 14,2 triệu người, tham gia BHXH tự nguyện hơn 1,2 triệu người. Số tham gia BH thất nghiệp là hơn 12,5 triệu người (đạt 25,18% LLLĐ); và gần 84 triệu người tham gia BHYT (đạt tỷ lệ bao phủ 86,04% dân số). Tổng số thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cũng đạt 76,75% kế hoạch Chính phủ giao, đạt 73,60% kế hoạch mà ngành BHXH Việt Nam đã đặt ra. Dù vậy, vấn đề đáng lưu tâm là tổng số nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cũng gia tăng, với con số 24.330 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,74% so với số phải thu (so với cùng kỳ năm 2020, số tiền nợ tăng 2.824 tỷ đồng, tỷ lệ nợ so với số phải thu tăng 0,7%).

Báo cáo của BHXH Việt Nam đánh giá, số người tham gia BHXH, BH thất nghiệp, BHYT có sự tăng trưởng so với tháng 9/2021 nhưng tốc độ tăng còn chậm. Ước tính từ nay đến cuối năm 2021 số người tham gia còn phải phát triển để đạt kế hoạch đề ra là rất lớn,(BHXH còn trên 2 triệu người, BHYT còn trên 5,5 triệu người). Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn khi chúng ta chỉ còn 2 tháng nữa để hoàn thành mục tiêu đặt ra. Trong khi đó, so với hết năm 2020, số người tham gia BHXH đến hết tháng 10/2021 đã giảm 747.005 người, số tham gia BHYT giảm 3.543.716 người. Bên cạnh đó, số người nhận BHXH một lần mặc dù đã giảm 252 người so với cùng kỳ năm 2020, nhưng số lũy kế 10 tháng năm 2021 vẫn lên tới 844.636 người.

Trong thời gian qua, BHXH các tỉnh, thành phố đã tập trung vào một số giải pháp có hiệu quả tốt phát triển đối tượng như nắm bắt tình hình hoạt động DN trên địa bàn để thông tin đến NLĐ tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương hoặc chấm dứt HĐLĐ quay trở lại làm việc, tiếp tục tham gia BHXH, BHYT; tích cực rà soát dữ liệu cơ quan thuế cung cấp để phát triển người tham gia; tăng cường các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành; thanh tra chuyên ngành đột xuất các đơn vị nợ đọng, không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý đối với các đơn vị cố tình vi phạm; phối hợp, đôn đốc cơ quan tài chính chuyển tiền đóng, hỗ trợ đóng; tham mưu, đề xuất chính quyền địa phương tiếp tục trích tiền ngân sách mua thẻ BHYT cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai các giải pháp phát triển BHYT HSSV; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, hội nghị khách hàng để vận động, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT...

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của ngành BHXH Việt Nam, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh nhấn mạnh, nhiệm vụ trọng tâm của toàn Ngành trong 2 tháng còn lại là tập trung, quyết liệt thực hiện đồng bộ giải pháp thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao ở mức cao nhất.

Tổng Giám đốc cũng chỉ ra rằng, dù bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, tình hình hiện tại cũng đã có nhiều tín hiệu tích cực trong tháng 10/2021, khi Chính phủ đã ban hành quyết sách mới “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, nhiều địa phương nới lỏng giãn cách, nhiều DN hoạt động trở lại, kéo theo số lao động trở lại thị trường đã tăng lên con số trên 1 triệu người. Đây là cơ sở để ngành BHXH nỗ lực bám sát, tăng trở lại số đối tượng tham gia BHXH, BHYT, đạt mục tiêu đặt ra trong năm 2021.

Khẳng định vai trò bảo vệ quyền lợi NLĐ

Một trong những điểm sáng của ngành BHXH trong năm 2021 là phát huy vai trò của cơ quan thực hiện chính sách ASXH, được người dân, cộng đồng đánh giá cao, cũng như sự ghi nhận nỗ lực từ Chính phủ, cả hệ thống chính trị. Nổi bật là những kết quả tích cực trong việc triển khai gói hỗ trợ từ quỹ BH thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP của Chính phủ; kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh; đảm bảo thống nhất trong toàn Ngành về quy trình thực hiện, về đối tượng, thời gian tính hưởng, quy trình chi trả và phần mềm hỗ trợ để triển khai thực hiện chính sách thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời đến NLĐ và NSDLĐ.

Trong thời gian qua, ngành BHXH Việt Nam cũng đã nỗ lực mở rộng số người tham gia BHXH, BHYT, đặc biệt quan tâm việc tăng độ bao phủ chính sách an sinh đến những nhóm người khó khăn. BHXH Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc đánh giá tác động, trên cơ sở đó để đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2021; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc; Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành liên quan trong việc đề xuất Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số (thuộc nhóm đối tượng không được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT sau khi triển khai Quyết định 861/QĐ-TTg). Tiếp tục phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu, lộ trình phát triển BHXH, BHYT giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương...

Ban hành và triển khai trong toàn Ngành Kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về công tác thu, khai thác, phát triển người tham gia từ năm 2021 và năm 2022 trở đi phù hợp với các địa bàn, khu vực tương ứng từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.

BHXH Việt Nam cũng phối hợp, thống nhất với Bộ Y tế về thanh toán thuốc BHYT vượt hạng bệnh viện tại các bệnh viện tuyến cơ sở; giải quyết các vướng mắc trong thanh toán chi phí KCB BHYT đối với cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, trạm y tế lưu động. Chỉ đạo, hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở y tế tổ chức thực hiện việc KCB BHYT sau giai đoạn giãn cách xã hội, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người tham gia. Ngay trong tháng 10/2021, khi dịch bệnh được khống chế tại một số địa phương, số lượt KCB BHYT đã tăng lên nhiều hơn 8,8 triệu lượt, số chi 6.688 tỷ đồng. Trong 10 tháng năm 2021, cả nước có tổng số lượt KCB BHYT là trên 108 triệu lượt, tổng số chi là 73.199 tỷ đồng…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ