Bất động sản công nghiệp tiếp tục là lĩnh vực hấp dẫn nhất năm

Nhàđầutư
"Việt Nam hiện đang là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của ngành công nghiệp trong khu vực Đông Nam Á", bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Công ty Cushman & Wakefield nói và cho biết, phân khúc này tiếp tục là lĩnh vực hấp dẫn nhất trong năm nay và thu hút được nhiều sự quan tâm từ nhà đầu tư.
VŨ PHẠM
24, Tháng 05, 2022 | 12:12

Nhàđầutư
"Việt Nam hiện đang là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của ngành công nghiệp trong khu vực Đông Nam Á", bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Công ty Cushman & Wakefield nói và cho biết, phân khúc này tiếp tục là lĩnh vực hấp dẫn nhất trong năm nay và thu hút được nhiều sự quan tâm từ nhà đầu tư.

Mrs-Trang-Bui

Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Công ty Cushman & Wakefield Việt Nam. Ảnh: Lê Toàn

Tiếp tục là phân khúc hấp dẫn

Đưa ra góc nhìn tổng quan về thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp 2022, bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Công ty Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đã trải qua hơn 35 năm hình thành và phát triển với mục tiêu trở thành cường quốc sản xuất tại châu Á.

Cụ thể, từ khi thời kỳ đổi mới năm 1986, đất nước tập trung chính vào nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Hầu hết các nhà sản xuất có quy mô vừa và nhỏ với chỉ khoảng 335 ha đất dành riêng cho ngành công nghiệp.

Năm 1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Đây  được xem là nền tảng chính cho các chính sách đối ngoại của đất nước, mở ra giai  đoạn hội nhập mới trong khu vực trên mọi khía cạnh và đóng vai trò chính thúc đẩy thương mại và đầu tư đa phương.

Sau 1 thập kỷ, số lượng các hiệp định thương mại tự do đã tăng đáng kể. Phát triển công nghiệp cũng nở rộ về cả chất lượng và số lượng nhờ vào các chính sách mới được triển khai và dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng. Tổng diện tích đất dành cho công nghiệp trên toàn lãnh thổ đã vượt hơn 100.000 ha vào năm 2022.

Sự tăng trưởng ngoạn mục có được nhờ vào sự phát triển kinh tế mạnh mẽ theo hướng xuất khẩu và khuyến khích kinh doanh sản xuất. Điều này được thể hiện rõ qua việc tập trung phát triển các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm tại Bắc, Trung và Nam.

Đồng thời, Việt Nam cũng là quốc gia sở hữu nguồn lực lượng lao động trẻ, dồi dào, chi phí thấp. Những yếu tố này đã góp phần thu hút một lượng vốn đầu tư đáng kể từ các tập đoàn nước ngoài.

Điển hình như Samsung đã công bố vốn đầu tư lũy kế đạt hơn 18 tỷ USD vào Việt Nam, tính đến hết năm 2021. Gói đầu tư này đã góp phần tạo dựng niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng của thị trường Việt Nam trong mắt nhà đầu tư trên khắp thế giới.

"Với những nỗ lực to lớn từ Chính phủ trong việc đưa đất nước lên một tầm cao hơn trong chuỗi giá trị công nghiệp trên toàn cầu. Việt Nam hiện đang là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của ngành công nghiệp trong khu vực Đông Nam Á", bà Trang Bùi nói và nhận định, lĩnh vực bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục là lĩnh vực hấp dẫn nhất trong năm 2022 và sự quan tâm từ nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục mạnh mẽ.

Tiềm năng trở thành trung tâm công nghiệp hàng đầu khu vực

Các quốc gia Đông Nam Á đang chiếm ưu thế trong việc thu hút các nhà sản xuất từ tay Trung Quốc nhờ vào chi phi thấp, tiêu dùng trong nước gia tăng và cơ sở hạ tầng đang được cải thiện. Điều này sẽ giúp hoạt động đầu tư bất động sản công nghiệp tại các nước Đông Nam Á gia tăng đáng kể, với hiệu suất đầu tư tại một số thị trường được kỳ vọng vượt trên 10%.

Tuy nhiên, việc dịch chuyển công xưởng từ quốc gia này sang quốc gia khác không thể diễn ra trong một sớm một chiều, đi kèm với chi phí đầu tư đáng kể và cần có thời gian để hiểu được động lực của một quốc gia mới và mạng lưới chuỗi cung ứng hiện có.

Những thị trưởng hàng đầu được các nhà sản xuất hưởng đến là Việt Nam và Indonesia. Trong khi Indonesia được kỳ vọng tăng trưởng nhờ vào sự ổn định tiền tệ và những thay đổi về chính sách kinh tế. Thế mạnh của Việt Nam là nền chính trị ổn định, có lực lượng lao động trẻ với tay nghề cao dồi dào, chi phi lao động tương đối thấp so với các nước trong khu vực và chỉ bằng 1/3 Trung Quốc.

Hiện, có 260 khu công nghiệp đang hoạt động trên khắp Việt Nam, với 75 khu công nghiệp đang được quy hoạch. Tổng cộng 335 khu công nghiệp này có diện tích hơn 100.000 ha.

Có thể thấy, mức độ phát triển đang diễn ra ở cả vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và phía Bắc. Trong đó, nổi bật là Đồng Nai và Bình Dương có nguồn cung dồi dào ở hành lang phía Nam, trong khi ngành công nghiệp công nghệ và ôtô cũng đang có bước phát triển đáng kể ở miền Bắc. So với Indonesia, Malaysia và Philippines, giá đất công nghiệp Việt Nam vẫn còn tương đối thấp. Các sự kiện hiện tại nhấn mạnh nhu cầu đa dạng hóa rủi ro đang diễn ra, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư và nhà phát triển tận dụng các chuyển động đề tìm cơ hội tham gia vào thị trường.

"Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm công nghiệp hàng đầu trong khu vực, nhưng thị trường bất động sản công nghiệp tại đây đang được đa dạng hóa ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau", bà Trang Bùi nói và lưu ý các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp cần có sự hiểu biết, bối cảnh thị trường trước khi lập kế hoạch hoạt động và đầu tư.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ