Bất động sản công nghiệp sẽ trỗi dậy trong năm 2022?

THANH TRẦN
14:00 02/12/2021

Số liệu 11 tháng năm 2021 cho thấy, các nhà đầu tư lớn nước ngoài vẫn vô cùng lạc quan và tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam. Một số công ty lớn đang có kế hoạch chuyển một phần hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam như Microsoft, Google, Panasonic, Sharp, Foxconn...

2958_image001

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn vô cùng lạc quan đối với bất động sản công nghiệp Việt Nam. Ảnh: Internet.

Tình hình kinh tế vĩ mô

Việt Nam đã có tháng xuất siêu thứ 3 liên tiếp khi cán cân thương mại thặng dư khoảng 100 triệu USD. 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 299,67 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) chiếm chủ đạo với 220,68 tỷ USD. Trong 11 tháng năm 2021 có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD).

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 84,8 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 50,5 tỷ USD, tăng 16,8%; EU đạt 35,7 tỷ USD, tăng 11,9%; ASEAN đạt 25,9 tỷ USD, tăng 23,3%; Hàn Quốc đạt 20 tỷ USD, tăng 14,6%; Nhật Bản đạt 18 tỷ USD, tăng 3%.

Trong chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 11 tháng đầu năm ước tính đạt 299,45 tỷ USD.

Có tới 43 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,7% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Về thị trường, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,5 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Hàn Quốc đạt 50,3 tỷ USD, tăng 20,3%; ASEAN đạt 37 tỷ USD, tăng 36,1%; Nhật Bản đạt 20,3 tỷ USD, tăng 10,1%; EU đạt 15,5 tỷ USD, tăng 18,2%; Mỹ đạt 14,2 tỷ USD, tăng 14,6%.

Tính chung 11 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 225 triệu USD.

Cùng với đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn được duy trì ổn định với 26,46 tỷ USD tính từ đầu năm – tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 14 tỷ USD, chiếm 53% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như GVMCP không nhiều, song với quy mô dự án lớn nên đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 2,41 tỷ USD và 1,27 tỷ USD.

Niềm tin nhà đầu tư nước ngoài

Thời gian qua, có thể nhận thấy rằng các nhà đầu tư lớn nước ngoài vẫn vô cùng lạc quan, và tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam.

Đáng chú ý, mới đây, Quốc hội còn nhấn mạnh rằng kim ngạch thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nước Liên minh châu Âu (EU) đã tăng vọt kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực vào năm ngoái. Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2021, có 2.242 dự án từ tất cả trừ một quốc gia thuộc EU đầu tư vào Việt Nam, tăng 164 dự án so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư đăng ký là 22,24 tỷ USD, tăng 483 triệu USD so với cùng kỳ năm trước bất chấp đại dịch.

Nhìn chung, việc bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài là ưu tiên của Chính phủ vì nguồn vốn nước ngoài là chìa khóa để Việt Nam phục hồi và phát triển kinh tế. Vào tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm một nhà máy của Samsung, tại đây Thủ tướng đã tái khẳng định cam kết của Chính phủ trong việc bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư FDI. Ông cũng đã gặp gỡ và cam kết với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ rằng những khó khăn đại dịch mang đến cho Việt Nam chỉ là tạm thời.

Bên cạnh kế hoạch mở cửa trở lại đáng khích lệ, sự hỗ trợ tận tình của Chính phủ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với khả năng phục hồi và thích ứng tuyệt đối của các doanh nghiệp trong nước đã trấn an rằng Việt Nam không chỉ sẽ phục hồi mà còn có khả năng trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Dự báo bất động sản công nghiệp năm 2022

Nhu cầu gia tăng sản xuất nhằm đáp ứng nguồn cầu hàng hoá, cùng xu hướng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam giúp các doanh nghiệp trong nước hưởng lợi. Một số công ty lớn đang có kế hoạch chuyển một phần hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam như Microsoft, Google, Panasonic, Sharp, Foxconn...

Việt Nam hiện vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh khi giá cho thuê đất khu công nghiệp thấp hơn so với một số quốc gia trong khu vực, cụ thể thấp hơn khoảng 25-30% so với Indonesia và Thái Lan, là các quốc gia cùng hưởng lợi từ dòng vốn FDI. Giá đất khu công nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 7-8% tại khu vực phía Nam và 5-6% tại khu vực phía Bắc trong năm 2021.

Quy hoạch Khu công nghiệp mới của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025 cũng sẽ giúp gia tăng diện tích đất khu công nghiệp mới trong tương lai, đặc biệt đối với các khu công nghiệp lớn với tổng diện tích đất trên 1.000 ha đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI.

Không chỉ vậy, việc Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng như cao tốc Bắc – Nam, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cảng Cái Mép – Thị Vải và Gemalink cũng giúp kết nối thuận tiện hơn với các khu công nghiệp.

Ông Phạm Văn Nam - người đồng sáng lập Cổng thông tin khu công nghiệp Việt Nam nhận xét, trong chu kỳ mới, số lượng lớn các khu công nghiệp được quy hoạch và thành lập với sự tham gia mạnh mẽ của các khu công nghiệp có vốn đầu tư ngoại sẽ tạo nên một thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

Tuy nhiên, đây cũng là động lực để các đơn vị phát triển hạ tầng khu công nghiệp sáng tạo, áp dụng nhiều giải pháp hơn trong kinh doanh; chú trọng xúc tiến đầu tư. Nhờ đó, thị trường sẽ có được sự đa dạng hơn về các loại hình sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư. Mặt khác, thách thức cũng mang đến cơ hội cho những đơn vị thực sự nghiêm túc trong việc phát triển các dự án bất động sản công nghiệp; triển khai bài bản xúc tiến đầu tư, gây dựng được uy tín đối với cộng đồng nhà đầu tư.

Thời gian qua, việc phong tỏa và hạn chế đi lại đã làm chậm sự di dời hoat động kinh doanh ra khỏi Trung Quốc như dự kiến 2021. Tuy nhiên, các nhà phát triển tin rằng hoạt động cho thuê sẽ hiệu quả hơn vào năm 2022; khách thuê và nhà đầu tư cũng sẽ có lựa chọn về nguồn cung mới khi các hạn chế được dỡ bỏ.

Nhu cầu đối với đất công nghiệp và hậu cần, ngoài kho xưởng xây sẵn, sẽ tiếp tục là nhu cầu chính của thị trường trong năm tới. Tuy nhiên, xét về mặt xu hướng, nhu cầu về trung tâm dữ liệu và kho lạnh đang tăng cao và đạt được sức hút lớn vào năm 2020 và 2021. Trong năm tới, các chuyên gia đều kỳ vọng điều này sẽ tiếp tục diễn ra, vì Việt Nam hiện đang nằm trong tầm ngắm của các dự án có quy mô siêu lớn.

Ông John Campbell, Quản lý bộ phận BĐS Công nghiệp, Savills Việt Nam nhận định: "Sự gián đoạn sản xuất tại các nhà máy và khu công nghiệp đã được các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin rộng rãi. Các ngành công nghiệp giá trị thấp đang bắt đầu hình thành ở những nơi khác trong khu vực Đông Nam Á do Việt Nam không còn cung cấp các ưu đãi như cũ, và những ngành này (như dệt may và nội thất) phải vật lộn để tìm nguồn lao động và đất đai có giá cả phải chăng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà đầu tư của những ngành công nghiệp có giá trị cao tại nước ngoài vẫn lạc quan về sự tăng trưởng dài hạn của Việt Nam".

Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển theo chuỗi giá trị nhờ vào tốc độ tăng trưởng ổn định, môi trường kinh doanh, các hiệp định thương mại tự do FTA và việc di dời ra khỏi Trung Quốc. Trong năm 2022 và những năm tiếp theo, một số xu hướng được kỳ vọng sẽ tiếp tục xuất hiện, như: Ngành công nghiệp 4.0 & sản xuất chế tạo thông minh hơn; Hiện đại hóa chuỗi cung ứng; Hình thức Bán – Thuê lại tài sản; Các mô hình KCN mới và quy hoạch tổng thể hiện đại; Trung tâm dữ liệu; Kho lạnh.

Ông John lưu ý rằng: "Kế hoạch mở cửa trở lại của Chính phủ đã củng cố niềm tin cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Việc mở cửa những chuyến bay quốc tế sẽ là một trong những yếu tố tiên quyết cho một năm 2022 thành công, hứa hẹn tình hình phát triển công nghiệp khả quan hơn. Cùng với kế hoạch mở cửa trở lại, chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ nhiệt tình các nhà đầu tư nước ngoài, hứa hẹn khả năng phục hồi và thích ứng tuyệt đối của các doanh nghiệp địa phương".

  • Cùng chuyên mục
Dự án nhà ở 210 tỷ của PVIT ở Nghệ An giờ ra sao?

Dự án nhà ở 210 tỷ của PVIT ở Nghệ An giờ ra sao?

Theo báo cáo từ Đoàn kiểm tra số 3 thuộc UBND tỉnh Nghệ An, dự án Khu nhà ở cho người có thu nhập thấp và cán bộ công nhân viên do CTCP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Nghệ An (PVIT) làm chủ đầu tư đã không đáp ứng tiến độ cam kết ban đầu.

Đầu tư - 26/11/2024 10:01

Hà Tĩnh có thêm khu công nghiệp hơn 2.265 tỷ ở Nghi Xuân

Hà Tĩnh có thêm khu công nghiệp hơn 2.265 tỷ ở Nghi Xuân

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng (Hà Tĩnh) có diện tích 194,36 ha, với tổng mức đầu tư hơn 2.265 tỷ đồng.

Đầu tư - 26/11/2024 09:56

Người nước ngoài được sở hữu những dự án nhà ở nào tại Đà Nẵng?

Người nước ngoài được sở hữu những dự án nhà ở nào tại Đà Nẵng?

4 dự án nhà ở thương mại cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trên địa bàn TP. Đà Nẵng, gồm: Olalani Riverside Towers; Khu du lịch dịch vụ ven sông Hàn; Khu đô thị ven sông Hòa Quý – Đồng Nò; Khu đô thị thương mại và dịch vụ thể thao cao cấp New Town.

Đầu tư - 26/11/2024 06:30

Diễn biến mới tại dự án 420 tỷ của Thiên Long ở Thanh Hóa

Diễn biến mới tại dự án 420 tỷ của Thiên Long ở Thanh Hóa

Thanh Hóa yêu cầu Công ty TNHH Tập đoàn Bất động sản Thiên Long khẩn trương phối hợp với UBND huyện Nông Cống và các đơn vị liên quan để hoàn thành các hồ sơ, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Cầu Quan.

Đầu tư - 26/11/2024 06:00

Tìm nhà đầu tư làm trạm dừng nghỉ trên cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh

Tìm nhà đầu tư làm trạm dừng nghỉ trên cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh

Trạm dừng nghỉ trên cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh được đặt tại thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) rộng khoảng 10,57ha, tổng vốn đầu tư hơn 317 tỷ đồng.

Đầu tư - 25/11/2024 16:11

Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Sau 27 năm chờ đợi, dự án Làng Đại học Đà Nẵng đã chính thức khởi công hạng mục đầu tiên xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.

Đầu tư - 25/11/2024 14:40

Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính

Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính

Dự thảo Luật PPP (sửa đổi) được đề xuất có thêm phương án sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ các dự án BOT giao thông đang trong giai đoạn khai thác gặp khó khăn về tài chính, để nhà đầu tư có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Đầu tư - 25/11/2024 14:39

Lệch pha cung cầu - 'căn bệnh' trầm kha của thị trường bất động sản

Lệch pha cung cầu - 'căn bệnh' trầm kha của thị trường bất động sản

Trên thị trường bất động sản, tình trạng mất cân đối cung - cầu ngày càng trở nên trầm trọng tại các đô thị lớn, như Hà Nội và TP.HCM. Các nhà phát triển bất động sản chủ yếu tập trung ở phân khúc trung, cao cấp, hạng sang và hoàn toàn vắng bóng phân khúc vừa túi tiền.

Đầu tư - 25/11/2024 10:36

Sửa Luật PPP, mở dòng chảy vốn tư nhân vào hạ tầng giao thông

Sửa Luật PPP, mở dòng chảy vốn tư nhân vào hạ tầng giao thông

Mô hình đầu tư PPP từng được kỳ vọng là "cây cầu" vững chắc kết nối vốn nhà nước và tư nhân để xây dựng hạ tầng giao thông, giảm tải áp lực cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn từ khi Luật PPP có hiệu lực (năm 2021) lại vẽ nên một bức tranh trái ngược...

Đầu tư - 25/11/2024 10:33

Quảng Bình kêu gọi nhà đầu tư vào khu công nghiệp hơn 50ha

Quảng Bình kêu gọi nhà đầu tư vào khu công nghiệp hơn 50ha

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình vừa có thông báo kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm đề xuất thực hiện dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới mở rộng.

Đầu tư - 25/11/2024 10:20

TP.HCM trình Chính phủ dự án Vành đai 4 TP.HCM

TP.HCM trình Chính phủ dự án Vành đai 4 TP.HCM

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký tờ trình gửi Thủ tướng và Bộ KH&ĐT về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM. 

Đầu tư - 25/11/2024 07:14

Đà Nẵng thu hút hơn 210 triệu USD vốn FDI

Đà Nẵng thu hút hơn 210 triệu USD vốn FDI

Trong 10 tháng 2024, TP. Đà Nẵng thu hút hơn 210 triệu USD vốn FDI và hơn 34.694 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước.

Đầu tư - 24/11/2024 15:46

Thừa Thiên Huế gỡ khó cho các dự án triệu đô tại Chân Mây – Lăng Cô

Thừa Thiên Huế gỡ khó cho các dự án triệu đô tại Chân Mây – Lăng Cô

UBND tỉnh Thừa Thiên gia hạn cho các dự án du lịch nghỉ dưỡng tại khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, sau khi các dự án này “trùm mền” nhiều năm qua.

Đầu tư - 24/11/2024 15:43

 Thanh Hóa điều chỉnh vốn đầu tư hai dự án giao thông trọng điểm

Thanh Hóa điều chỉnh vốn đầu tư hai dự án giao thông trọng điểm

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định điều chỉnh hai dự án giao thông quan trọng trên địa bàn nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Đầu tư - 24/11/2024 09:02

Bất động sản miền Trung 'ấm' dần dịp cuối năm 2024

Bất động sản miền Trung 'ấm' dần dịp cuối năm 2024

Trong 9 tháng vừa qua, thị trường bất động sản miền Trung "ấm" dần lên khi mức độ quan tâm của khách hàng tăng, giá bất động sản cũng nhích nhẹ theo hướng tích cực.

Đầu tư - 24/11/2024 09:02

Quảng Ngãi 'chạy nước rút' giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ngãi 'chạy nước rút' giải ngân vốn đầu tư công

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chủ đầu tư các dự án không được để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu nhà thầu khi lập hồ sơ tạm ứng, thanh toán.

Đầu tư - 23/11/2024 17:58