Băn khoăn VCP Holdings sau 1 năm về tay thiếu gia Thuận Thành EJS

HÓA KHOA
10:24 02/12/2020

Dùng dòng tiền của công ty mục tiêu bù đắp chi phí đầu tư là diễn biến dễ thấy ở bất kỳ thương vụ M&A nào. Tuy nhiên với trường hợp VCP, cổ đông lớn bằng nhiều cách thức đã và đang "nắn" dòng tiền nghìn tỷ trong khi tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ngày càng đi xuống.

nhadautu - ban khoan ve VCP Holdings

Hình ảnh dự án Thủy điện Cửa Đạt của VCP Holdings (Ảnh: VCP Holdings)

CTCP Đầu tư VSD (VSD Holdings) vừa đăng ký mua vào 12 triệu cổ phiếu CTCP Đầu tư xây dựng và Năng lượng Vinaconex (UpCOM: VCP) từ ngày 2/12 – 29/12/2020.

Thực tế, từ trước đó, nhóm VSD đã hiện diện rõ nét tại VCP, thông qua 2 cổ đông lớn quen mặt CTCP Đầu tư Châu Á Thống Nhất (14,04%) và Quỹ Đầu tư Cơ hội PVI (40,88%). Hay rõ ràng hơn, phần đa Thành viên HĐQT VCP là "người" của VSD Holdings. Đó là các ông Vũ Ngọc Tú, Trịnh Nguyên Khánh, Phạm Bảo Long. VSD Holdings cũng từ trực tiếp sở hữu 6,2 triệu cổ phiếu VCP, trước khi sang tay toàn bộ vào tháng 2/2020.

Lần chào mua này nhiều khả năng chỉ là nghiệp vụ tái cơ cấu của nhóm VSD, bởi ở chiều ngược lại, Quỹ đầu tư cơ hội PVI trong cùng khoảng thời gian 1-25/12/2020 đăng ký bán 10 triệu cổ phần VCP.

Có thể nói, động thái đảm trách vị trí Chủ tịch HĐQT VCP từ tháng 2/2020 của doanh nhân Vũ Ngọc Tú, cùng với đó là VSD Holdings chính thức đánh dấu sự có mặt bằng việc đăng ký mua 21% vốn VCP, dường như cho thấy nhà đầu tư non trẻ VSD Holdings đã sẵn sàng cho những cuộc chơi lớn hơn tại VCP.

Sau 1 năm thay máu cơ cấu sở hữu, điều các cổ đông nhỏ lẻ quan tâm hơn cả là tình hình kinh doanh của VCP dưới thời doanh nhân trẻ Vũ Ngọc Tú. Dù vậy, những số liệu tài chính công bố lại không mang quá nhiều gam màu sáng như kỳ vọng.

Cụ thể, BCTC hợp nhất quý III/2020 cho thấy, lũy kế doanh thu thuần 9 tháng của công ty đạt gần 220,2 tỷ đồng, giảm 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu đã giảm, thêm vào đó giá vốn hàng bán 141,6 tỷ và chi phí tài chính 76,7 tỷ lại lần lượt tăng 17,6% và 79,8%, do vậy lãi sau thuế công ty chỉ còn hơn 12,7 tỷ, tương đương giảm tới 93,2%.

127280197_195902235511314_2388935621690062813_n

Lợi nhuận quý III/2020 nằm ở mức thấp nhất tính trong 15 quý trở lại đây của VCP Holdings

Tính ra, VCP Holdings mới hoàn thành hơn 25,6% kế hoạch doanh thu thuần, và vỏn vẹn 3,7% mục tiêu lãi sau thuế trong năm nay. Nhiều khả năng, đây là lý do khiến HĐQT VCP Holdings phải triệu tập ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 12 tới đây nhằm điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020.

Kết quả kinh doanh đi xuống là tình cảnh chung ở nhiều doanh nghiệp thủy điện, bởi thời tiết trong 2 quý đầu năm 2020 có những diễn biến bất thường, điều kiện không thuận lợi, hạn hán xảy ra trên diện rộng. Qua đó, tác động tiêu cực tới kết quả kinh doanh lũy kế 9 tháng năm 2020.

Tuy nhiên, tình hình xấu đi nhanh chóng tại VCP khiến không ít cổ đông nhỏ lẻ đặt vấn đề về năng lực quản trị và điều hành của nhóm nhà đầu tư mới. Đáng chú ý, có không ít dấu hiệu cho thấy nhóm này đang dùng lượng lớn nguồn lực của VCP để bù đắp cho chi phí M&A vào chính doanh nghiệp.

Dòng chảy nghìn tỷ tại VCP được “nắn” thế nào?

Như Nhadautu.vn đã đề cập, VSD Holdings có hứng thú đặc biệt với lĩnh vực thủy điện. Tuy nhiên, ở thương vụ M&A VCP, tham vọng của doanh nhân Vũ Ngọc Tú chắc hẳn không chỉ dừng lại ở phát triển các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ đơn lẻ, mà thông qua một doanh nghiệp niêm yết, tạo ra một cấu trúc tài chính mô hình holdings, thiên về đầu tư nhằm tối ưu hoá nguồn vốn, trong đó có bù đắp chi phí của các nhà đầu tư thâu tóm.

Nhãn tiền nhất, chỉ sau nửa năm về tay nhóm VSD Holdings, VCP đã đẩy mạnh vay nợ dưới nhiều hình thức để phục vụ mục đích đầu tư, cũng như bù đắp dòng tiền thiếu hụt từ hoạt động kinh doanh.

Theo đó, tính đến ngày 30/6/2020, công ty vay nợ ngắn/dài hạn hơn 1.969,7 tỷ, tăng gấp 3,2 lần so với số đầu kỳ. Đặc biệt, riêng quý II/2020 (1/4/2020 – 30/6/2020) đã phát sinh mới hơn 1.268 tỷ đồng nợ dài hạn.

Trong đó có 3 khoản vay dài hạn tổng giá trị 188,8 tỷ với ông Vũ Tuấn Cường – cựu cổ đông CTCP Thủy điện Nậm La (công ty con cấp 1 của VCP Holdings). Kỳ hạn 6 năm, lãi suất là 10%/năm. Bản thân ông Cường cùng nhiều cá nhân khác cũng là chủ nợ của VCP với các khoản vay ngắn hạn tổng giá trị 197,2 tỷ đồng, lãi suất 8% - 10%/năm, thời hạn vay từ 1 tháng đến 1 năm.

Trong khi nợ vay đã rất lớn, gấp đến 3,2 lần vốn chủ sở hữu, thì nghịch lý là VCP lại để nhóm cổ đông chi phối chiếm dụng hàng trăm tỷ đồng với lãi suất siêu rẻ từ 0% - 3%. Đó là các khoản nợ phải thu từ Chủ tịch HĐQT VCP – ông Vũ Ngọc Tú (33,041 tỷ), CTCP VSD Sơn Vũ (72,77 tỷ đồng) và CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà (6 tỷ) – 2 pháp nhân có liên hệ tới ông Tú.

Không những thế, 1.100 tỷ đồng vốn vay dài hạn kể trên (900 tỷ đồng trái phiếu lãi suất 10,5%/năm – 10,6%/năm và khoảng 200 tỷ đồng vay nợ khác) đã được VCP Holdings đem đi đầu tư M&A 4 doanh nghiệp là Công ty TNHH Thủy điện Đak Lô 4, Công ty TNHH Thủy điện Đak Robaye và Công ty TNHH MTV nhà máy thủy điện Thác Ba và CTCP Thủy điện Nậm La. Các doanh nghiệp này, như Nhadautu.vn đã đề cập, thuộc sở hữu trực tiếp/ gián tiếp của Chủ tịch VCP Vũ Ngọc Tú.

Không ít cổ đông đặt dấu hỏi về tính minh bạch của các thương vụ này, nhất là khi tại ĐHĐCĐ thường niên giữa tháng 5/2020, các giao dịch nói trên không được trình bày rõ với cổ đông và không được thông qua dưới hình thức giao dịch với bên liên quan.

Cùng với đó, khoản tiền nghìn tỷ sau khi chảy về 4 doanh nghiệp trên khó lòng được kiểm soát một cách minh bạch. Tính toán của Nhadautu.vn cho thấy, hơn 503,5 tỷ đồng của VCP đã được mang đi … đặt cọc mua cổ phần các doanh nghiệp thuỷ điện khác.

Đó là, Thủy điện Đak Robaye cùng 2 khoản đặt cọc 109,09 tỷ đồng và 30,3 tỷ đồng với mục đích mua cổ phần các doanh nghiệp thuỷ điện. Tương tự, Thuỷ điện Thác Ba cũng đặt cọc 185,8 tỷ đồng, Đak Lô 4 đặt cọc 178,3 tỷ đồng. Đáng chú ý, tài sản đảm bảo cho các khoản đặt cọc trên thấp hơn giá trị đặt cọc từ 20-30%.

Ngoài ra, còn phải kể đến công nợ 181,5 tỷ đồng của Thuỷ điện Nậm La (công ty con của VCP Holdings) với CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà (SDD), liên quan tới thương vụ M&A dự án thuỷ điện Tắt Ngoẵng. Mà SDD, nên biết, đã thuộc quyền chi phối của nhóm VSD Holdings từ năm 2019.

Nhìn một cách tổng quát, có thể hiểu rằng nhóm VSD Holdings đã bỏ ra rất nhiều chi phí để thâu tóm VCP và động lực thu hồi vốn chắc chắn không hề nhỏ. Dĩ nhiên, không phải bằng cách đi thu “bạc lẻ” từ cổ tức, mà là biến VCP thành một công ty holdings, M&A, tăng vốn liên tục, tương tự cái cách doanh nhân cùng quê Vũ Đình Độ đã thực hiện với CTCP Nhựa Đồng Nai là một kịch bản khả dĩ.

Và, chuyển sàn niêm yết có lẽ là bước đi đầu tiên. Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2020 (tổ chức ngày 14/2) của VCP, nội dung chuyển sàn niêm yết sang HNX hoặc HSX đã được đưa ra và nhận sự đồng thuận của 99,98% tỷ lệ biểu quyết.

Cùng với đó, nhằm thuận lợi thu hút dòng vốn ngoại, các Nghị quyết của VCP (cũng như thông tin trên Website doanh nghiệp), thông tin đầu tư/tài chính,… được công bố từ tháng 3/2020 trở đi đều có thêm phần nội dung chuyển ngữ sang tiếng Anh.

Dù vậy, cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, trong bối cảnh kết quả kinh doanh VCP ngày càng suy giảm, việc nhóm cổ đông lớn “nắn” dòng tiền nghìn tỷ đã đặt ra không ít băn khoăn. Nên nhớ, từ khi về tay nhóm VSD Holdings, từ vị thế một doanh nghiệp thủy điện hiệu quả hàng đầu sàn UpCOM, VCP tới cuối quý II/2020 bị đánh giá lo ngại về khả năng hoạt động liên tục khi tài sản ngắn hạn thấp hơn nợ ngắn hạn số tiền là hơn 30,5 tỷ đồng.

VCP Holdings mua đắt hay rẻ cổ phần Thủy điện Nậm La?

Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, với lãi sau thuế năm 2019 của Thủy điện Nậm La khoảng hơn 22,8 tỷ đồng, cùng lượng cổ phiếu lưu hành đến ngày 31/12/2019 là 31,5 triệu cổ phần, tính toán cho thấy EPS Thủy điện Nậm La trong năm ngoái đạt 724,93 đồng. Con số này khá thấp nếu so với nhiều doanh nghiệp cùng ngành.

Theo giá mua mà VCP Holdings đã bỏ ra (19.191 đồng/CP), P/E của Thuỷ điện Nậm La vào khoảng 26,5 lần, vượt xa các doanh nghiệp thuỷ điện hàng đầu hiện nay như CTCP Thủy điện Thác Bà (11,06 lần), CTCP Thủy điện Thác Mơ (6,38 lần), CTCP Sông Ba (8,55 lần), CTCP Thủy điện Miền Nam (9,69 lần)...

  • Cùng chuyên mục
Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao

Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao

Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.

Tài chính - 06/06/2025 12:24

Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa

Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa

Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.

Tài chính - 06/06/2025 11:17

HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV

HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV

CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.

Tài chính - 06/06/2025 10:40

TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế

TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế

Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.

Tài chính - 05/06/2025 14:52

Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?

Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?

Từ nhiều năm nay, công nghệ sinh trắc học của ngành tài chính ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân. TIN MỚI

Tài chính - 05/06/2025 13:55

Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản

Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản

Lãnh đạo KIDO đánh giá chính sách có nhiều tín hiệu lạc quan gỡ khó cho bất động sản, tạo thuận lợi cho tập đoàn phát triển dự án trên quỹ đất hiện hữu.

Tài chính - 05/06/2025 13:45

Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh

Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh

Khi giá cổ phiếu rớt về dưới 1,5 lần giá trị sổ sách, Gemadept sẽ thực hiện mua lại tối đa 21 triệu cổ phiếu để bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông.

Tài chính - 05/06/2025 07:00

VPG làm ăn thế nào trước khi chủ tịch bị khởi tố?

VPG làm ăn thế nào trước khi chủ tịch bị khởi tố?

Dưới thời ông Nguyễn Văn Bình, bên cạnh lĩnh vực chế biến và kinh doanh khoáng sản, VPG còn là cái tên nổi bật trong mảng bất động sản với những bước đi ấn tượng, doanh thu thuần của công ty này có năm vượt 16.000 tỷ đồng.

Tài chính - 04/06/2025 12:28

 VN-Index có thể đạt 1.500 điểm

VN-Index có thể đạt 1.500 điểm

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Maybank Investment Bank cho rằng mức định giá của TTCK Việt Nam đang khá hấp dẫn và VN-Index có thể quay lại mức đỉnh lịch sử 1.500 điểm trong cuối năm nay.

Tài chính - 03/06/2025 16:52

GEG tăng mạnh, hàng chục triệu cổ phiếu thuộc TTC AgriS chờ bán ra

GEG tăng mạnh, hàng chục triệu cổ phiếu thuộc TTC AgriS chờ bán ra

TTC AgriS có kế hoạch thoái vốn khỏi Điện Gia Lai để tập trung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi. Doanh nghiệp sở hữu hơn 56 triệu cổ phiếu GEG với giá gốc 13.300 đồng/cp.

Tài chính - 03/06/2025 13:11

Thị trường chứng khoán cần một 'cú hích' như thế nào?

Thị trường chứng khoán cần một 'cú hích' như thế nào?

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu MBS đánh giá, dù còn nhiều thách thức từ bên ngoài nhưng ở trong nước, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng đang được triển khai quyết liệt, dòng tiền vào thị trường chứng khoán dồi dào cho thấy VN-Index sẽ có sức bật lên trong trung và dài hạn.

Tài chính - 03/06/2025 11:08

Gần 50% số tiền các ngân hàng cam kết cho dự án nhà ở xã hội đã được giải ngân

Gần 50% số tiền các ngân hàng cam kết cho dự án nhà ở xã hội đã được giải ngân

Trong tổng số khoảng 7.800 tỷ đồng các ngân hàng cam kết cho các dự án nhà ở xã hội được đưa vào danh mục, doanh số giải ngân đã đạt gần 50%, trong đó chủ yếu là các chủ đầu tư.

Tài chính - 03/06/2025 10:20

Nghiên cứu giao bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng

Nghiên cứu giao bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng

Chính phủ yêu cầu NHNN nghiên cứu giao bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng trong bối cảnh dư nợ tín dụng toàn hệ thống đến giữa tháng 4 đạt hơn 16,23 triệu tỷ đồng, tăng 3,95% so với cuối năm 2024.

Tài chính - 02/06/2025 20:55

Nguyên nhân nào khiến cổ phiếu Masan MEATLife tăng vọt?

Nguyên nhân nào khiến cổ phiếu Masan MEATLife tăng vọt?

Cổ phiếu Masan MEATLife bắt đầu phục hồi tốt từ đầu năm 2025 cùng kết quả kinh doanh có lãi trở lại. Doanh nghiệp ghi nhận quý thứ 3 liên tiếp có lãi nhờ giá thịt heo tăng cao.

Tài chính - 02/06/2025 18:02

Sóng M&A nâng đỡ cổ phiếu bất động sản

Sóng M&A nâng đỡ cổ phiếu bất động sản

Hoạt động M&A dự án sôi động trở lại có thể giúp các doanh nghiệp bất động sản gỡ được nút thắt dòng tiền và sớm phục hồi hơn.

Tài chính - 02/06/2025 14:02

Những doanh nghiệp nào có tỷ suất trả cổ tức cao?

Những doanh nghiệp nào có tỷ suất trả cổ tức cao?

Mua cổ phiếu có tỷ suất trả cổ tức cao là chiến lược an toàn trong giai đoạn thị trường nhiều biến động, song nhà đầu tư cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ hoạt động kinh doanh công ty trước khi đưa ra quyết định giải ngân.

Tài chính - 02/06/2025 07:00