Bài 2: Cuộc di dân lịch sử ở Kinh đô Huế

Nhàđầutư
Trước thực trạng hàng nghìn hộ dân “sống treo, sống khổ” như “khu ổ chuột” hàng chục năm nay trong Kinh thành Huế, gây phản cảm, gây ảnh hưởng cảnh quan, môi trường nặng nề, việc di dời hơn 4.200 hộ dân ra khỏi vùng đất Kinh thành trong giai đoạn 2019 – 2021 là “cuộc cánh mạng” ắt phải thực hiện.
ANH BÌNH - PHAN TIẾN
18, Tháng 01, 2019 | 13:58

Nhàđầutư
Trước thực trạng hàng nghìn hộ dân “sống treo, sống khổ” như “khu ổ chuột” hàng chục năm nay trong Kinh thành Huế, gây phản cảm, gây ảnh hưởng cảnh quan, môi trường nặng nề, việc di dời hơn 4.200 hộ dân ra khỏi vùng đất Kinh thành trong giai đoạn 2019 – 2021 là “cuộc cánh mạng” ắt phải thực hiện.

4.200 hộ thuộc diện phải di dời

Để di dời 4.200 hộ dân ra khỏi khu di tích, trả lại cảnh quan cho Kinh thành Huế và trả lại mặt bằng cho di tích bị chiếm dự nhiều năm nay. Trước thực trạng trên, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế từng bước di dời từng cụm dân nói trên ra khỏi khu vực đúng quy định pháp luật, bảo đảm chế độ chính sách đúng với đối tượng di dời.

anh bai 2 - 1

Thừa Thiên – Huế lên phương án di dời hơn 4.200 hộ với kinh phí 2.800 tỷ đồng

Cụ thể, giai đoạn 1996 - 2018 đã có 1.050 hộ dân sống tại các khu vực áp sát di tích như hai bên bờ sông Ngự Hà, Đàn Xã Tắc, Đàn Âm Hồn, Lầu Tàng Thơ và Thượng Thành, Eo bầu phía Nam Kinh thành đã được di dời đến nơi an toàn.

Tuy nhiên con số này là khá khiêm tốn. Đất chật mà sự gia tăng dân số tự nhiên đã tạo áp lực lớn lên các khu vực di tích, số còn lại chưa được di dời như nói ở trên. Số hộ dân “sống treo” trong khu vực I của Di tích Kinh thành Huế đến nay đã lên tới trên 4.200 hộ.

Trên thực tế, lâu nay hàng nghìn hộ dân “sống treo”, “Sống khổ” trong khu vực I Di tích Kinh thành Huế được ví như “khu ổ chuột” đa số người dân rất mong được nhà nước chuyển đến một nơi ở mới để sớm “an cư, lạc nghiệp”, ổn định cuộc sống. Đây là nguyện vọng chính đáng, đầy trách nhiệm của mọi người dân.

anh bai 2- 2

Cuộc di dời sẽ xóa bỏ những nơi ô nhiễm, trả lại mỹ cho khu di tích Kinh thành Huế.

Thế nhưng đối với công tác di dời lạị là nổi vất vả, khó khăn không ít đối với lãnh đạo tỉnh. Đặc biệt, hầu hết các hộ dân sống trong khu vực I di tích lại không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở không hợp lệ nên theo quy định hiện hành không được bồi thường. Mặt khác đa số hộ dân thuộc diện phải di dời điều kiện kinh tế của họ lại rất khó khăn, nếu được cấp đất cũng khó mà xây dựng được nhà cho mình để ở. Do đó cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt về bồi thường, tái định cư và kinh phí hỗ trợ di dời của Trung ương để giúp tỉnh Thừa Thiên Huế giải quyết sớm, dứt điểm đúng phương án đề ra, nhằm trả lại nguyên trạng cho di tích Thành đô Di sản Văn hóa Thế giới.

Niềm vui nhưng cũng lắm nỗi lo

Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 26/TB-VPCP ngày 17/1/2018, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiến hành tổ chức khảo sát hiện trạng sử dụng đất và thực trạng đời sống dân cư để mạnh dạn đề xuất cơ chế đặc thù về bồi thường, hỗ trợ tái định cư trình ra các Bộ ngành và Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ tỉnh.

anh bai 2 -3

Theo phương án, Thừa Thiên – huế sẽ xóa bỏ “khu ổ chuột trong năm 2021.

Qua khảo sát, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đưa ra phương án di dời hơn 4.200 hộ thuộc khu vực I Di tích Kinh thành Huế trong giai đoạn 2019 - 2021. Kinh phí di dời dân cư, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng theo dự tính khoảng hơn 2.800 tỷ đồng, nguồn kinh phí hỗ trợ này từ ngân sách Trung ương.

Trong đó sẽ ưu tiên tập trung di dời phạm vi di tích thượng thành, các eo bầu, hộ thành hào và các tuyến phòng hộ. Tiếp đến là tại các di tích như Hồ Tịnh Tâm, Hồ Học Hải, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám và Xiển Võ Từ, Lục Bộ, hệ thống hồ thuộc phường nội thành và di tích Trần Vình Đài. Trước mắt, tỉnh sẽ bố trí ngân sách đầu tư hạ tầng khu dân cư mới để chuẩn bị phục vụ tái định cư ồ ạt với diện tích khoảng 73 ha tại phường Hương Sơ, TP Huế, kinh phí đầu tư cho khu tái định cư ước khoảng hơn 1.360 tỷ đồng.

anh bai 2-4

Cuộc di dân sẽ giúp hai cháu của bà Huệ có bàn học riêng cho mình như mong ước của hai cháu.

Một số hộ dân sống “treo” trong vùng Khâm Thiên Giám, thuộc khu di tích hơn bốn thập kỷ với điều kiện sống “bế tắc”.

Anh Thái Văn Biểu (phường Thuận Lộc, TP Huế) cho biết, gia đình anh có 6 thành viên nhiều năm qua phải sống trong ngôi nhà tạm bợ trên thượng thành, diện tích chưa tới 40m2 mà sống. Thời tiết Huế thì chú biết rồi, mùa mưa thì ướt át suốt ngày, mùa nắng thì oi bức không tài nào chịu nổi, chỉ mong chuyển đến nơi khác tốt hơn.

Nhưng khi nghe trên chính quyền báo về là khu vực nơi gia đình tôi được di dời đến chỗ khác làm nhà tôi rất vui mừng. Đến chỗ mới, điều kiện sinh sống sẽ tốt hơn, gia đình tôi sẽ bắt đầu cuộc sống mới ở đó. Anh Biểu phấn khởi chia sẻ.

Trao đổi với PV, Anh Lê Văn Hồng (44 tuổi) cho biết, gia đình anh kinh tế khó khăn, đến mơ anh cũng không nghĩ mình được chuyển đến nhà mới khang trang hơn. Nhưng khi nghe được nhà nước hỗ trợ di dời tôi rất mừng nhưng khi đến nơi ở mới, gia đình tôi lại không biết làm gì để tạo nguồn thu cho gia đình.“Tôi thì đạp xích lô, vợ buôn bán ở chợ gần đây, nếu chuyển đến khu vực mới thì gia đình tôi rất khó để làm ăn và buôn bán. Mà đa số người dân vùng này đều làm nghề bán vé số, đạp xích lô hay buôn bán ở chợ…nên khi chuyển đi thì ai cũng một lo lắng”.

Anh Hồng cho biết thêm, đến nay chính quyền tạo điều kiện đến nơi ở mới cho dù kinh tế trước mắt khó khăn nhưng gia đình anh vẫn cố gắng bám trụ, làm lụng bằng mọi việc để tăng thu nhập cho gia đình, có tiền nuôi con cái ăn học đến nơi, đến chốn.

(Còn tiếp)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ