5 lý do chứng minh cổ phiếu ngân hàng xứng đáng vai trò 'dẫn sóng' thị trường
Xét về kết quả kinh doanh, có thể thấy nhóm ngân hàng gần như tương đồng với ngành Vật liệu hay ngành BĐS khi tăng trưởng 50% - 100% hoặc thậm chí 200% lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngay cả trong những phiên vừa qua khi thông tin về dịch Covid-19 tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư, chúng ta vẫn thấy nhóm ngân hàng vững chãi với vai trò trụ cột nâng đỡ thị trường. Sức mạnh này đến từ đâu? Câu trả lời sẽ được làm rõ qua 5 luận điểm trọng yếu sau.
Đầu tiên, sức mạnh từ nội tại
Ngành ngân hàng đang có những chuyển biến rất tốt về nội tại của họ khi cho thấy nhiều số liệu tích cực. Tổng thể nhóm ngân hàng hiện đang có vốn hoá lớn nhất thị trường với tính toán sơ bộ chiếm khoảng 30% vốn hóa thị trường. Mức định giá P/B trung bình của ngành hiện khoảng 1,8x. Những Ngân hàng chiếm CASA cao nhất trong nhóm như Techcombank, MBB, Vietcombank,…đều có mức CASA 30% trở lên.
Ngoài ra, ROA trung bình của ngành hiện khoảng 1,2%, ROE cải thiện đáng kể ở khoảng 14%, NIM trung bình khoảng 0,9%, các độ bao phủ nợ xấu, tăng trưởng lợi nhuận trước dự phòng tín dụng đều có mức tăng trưởng rất tốt.
Nói về thanh khoản, gần đây những ngân hàng trụ đều có giao dịch trung bình 15-20 triệu đơn vị/phiên. Vậy nói về mức độ hút thanh khoản thì ngân hàng đang là nhóm ngành số 1 của thị trường.
Thứ hai, sức mạnh từ kết quả kinh doanh vượt trội so với các nhóm ngành còn lại
Xét về kết quả kinh doanh, có thể thấy nhóm ngân hàng gần như tương đồng với ngành Vật liệu hay ngành BĐS khi tăng trưởng 50% - 100% hoặc thậm chí 200% lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng kỳ năm ngoái chứng kiến một yếu tố mùa vụ là sự bùng nổ dịch Covid -19 và các ngân hàng phải gia tăng trích lập dự phòng, nhờ những thông tư từ NHNN mới có thể giảm thiểu mức thua lỗ. Tới bây giờ khi bình thường trở lại thì lợi nhuận Q1 năm nay "bung" mạnh và gấp lên vài lần cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Tuy nhiên, vấn đề trọng yếu cần quan tâm là tốc độ và nền tảng lợi nhuận này có bền vững không thì tôi xin trả lời là sẽ bền vững, dựa trên các số liệu thống kê trong bảng tổng quát số liệu ngân hàng bên dưới.

Nếu xét trong quá khứ 10 năm trước, vào khoảng 2011 - 2012 là lúc ngành ngân hàng gặp muôn vàn khó khăn, chúng ta chứng kiến sự "ngã ngựa" của những ông chủ vang bóng một thời vướng vòng lao lý, đó chính là giai đoạn mấu chốt, sống còn cho việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu,...Xử lý nợ xấu thực ra là câu chuyện tổng hoà nhiều yếu tố từ tái cơ cấu quản trị, sự giúp đỡ về thanh khoản của NHNN, cơ cấu vĩ mô của nền kinh tế,...và nó giúp giai đoạn tái cấu trúc đặc biệt nhất của ngành ngân hàng trong 6-7 năm qua thành công.
Tới bây giờ, khi đại dịch Covid-19 quay lại, thì sự giúp đỡ của Chính phủ và NHNN rất rõ ràng. Và nợ xấu này tôi vẫn đánh giá là one-off (một lần) và kể cả khi đại dịch bùng phát lần 4 như hiện nay thì kinh nghiệm xử lý của Chính phủ cũng như việc trích lập, thích nghi với tình hình này của nhóm ngân hàng đã rất tốt, nên câu chuyện nợ xấu phát sinh bởi đại dịch này sẽ không trọng yếu bằng câu chuyện nợ xấu của 10 năm trước. Đó là lý do tôi nói "đã qua giai đoạn xử lý nợ xấu".
Thứ tư, sức mạnh khi hưởng lợi trực tiếp từ sự tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh trạng thái "bình thường mới" của đại dịch
Quốc gia của chúng ta được nhận định là thuần về sản xuất và xuất khẩu, vậy sẽ nảy sinh ra câu chuyện "nghiện vốn". Chúng ta phải vay nợ để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, xuất khẩu,...Vậy khi thị trường phục hồi, nhu cầu tín dụng sẽ tăng cao, rõ ràng ngành hưởng lợi trực tiếp đầu tiên chính là ngành ngân hàng.
Đó là lý do có sự luỹ kế, khi tăng trưởng tín dụng nếu nợ xấu ít thì nó được phản ánh thẳng vào lợi nhuận. Đó là điều tôi muốn nhấn mạnh, khi kinh tế phục hồi, nhu cầu tín dụng tăng thì ngành ngânhàng sẽ tiếp tục duy trì nền tảng thu nhập và lợi nhuận thuận lợi trong không chỉ một vài tháng vì bánh xe kinh tế vĩ mô là cả một chu kỳ 5 - 10 - 15 năm.
Mở rộng thêm ở ý thứ 4 này là sự chủ động của các Ngân hàng khi các hệ số NIM vẫn cho thấy sự tăng trưởng rất rõ. Lúc lãi suất giảm, đầu vào cũng giảm rất nhanh (gửi 5-7 tỷ từ 8-9% chỉ còn 4-5%), chúng ta thấy những kỷ lục top down về huy động tiết kiệm, tuy nhiên đầu ra chỉ giảm nhỏ giọt, đây là sự chủ động khi nền kinh tế có nhu cầu vốn nhiều. Tới bây giờ lãi suất lại tăng rất rõ khi nhu cầu tín dụng tăng, có nghĩa các ngân hàng cũng chủ động cho cả chiều lên khi nhích từ từ lãi đầu vào nhưng tăng đầu ra đáng kể 0,25-0,5%. Do vậy, chúng ta thấy NIM của nhóm ngành này nhất là những ngân hàng có lợi thế về thương hiệu, mạng lưới, hệ thống,…vẫn sẽ duy trì ở mức rất cao.
Thứ năm, sức mạnh từ sự thu hút nhà đầu tư F0 bởi độ nhận diện thương hiệu
Hiện nay sự tăng trưởng của nhóm nhà đầu tư F0 trên thị trường đang rất rõ ràng, vậy nên sự phổ dụng và lan toả của nhóm ngân hàng chính là một lợi điểm cho nhóm này.
Nhóm nhà đầu tư F0 đang lead (dẫn dắt) cuộc chơi khi mà các quỹ đầu tư lớn, các bài báo từ Bloomberg,...đều khẳng định thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn mà nhà đầu tư cá nhân đóng vai trò then chốt. Họ cân đối, hấp thụ tất cả lực chốt lời từ ngoại khối, nội khối nhất là tổ chức tự doanh,...và thị trường duy trì thanh khoản ở mức 800 triệu - 1 tỷ đô mỗi phiên nhờ "lực lượng F0" này.
Thương hiệu của các ngân hàng được lan toả tới nhà đầu tư mới rất nhiều từ dẫn động của truyền thông, đội ngũ môi giới, đội ngũ tư vấn,...với mindset định vị đây là "cổ phiếu vua", không khó để dẫn đến trăm nẻo đều đổ về nhóm ngân hàng này. Và nó cũng giải thích cho luận điểm đầu tiên là tại sao volume của nhóm này lúc nào cũng cao vượt top thị trường.
Qua 5 luận điểm trọng yếu trên, có thể thấy tính tất yếu tìm đến nhóm ngân hàng của dòng tiền thể hiện qua 2 nền tảng rất rõ là sự tăng trưởng nội tại của nhóm này khi thu nhập vẫn được duy trì tốt dù trong bối cảnh đại dịch, và thứ hai là lợi thế về thương hiệu đối với dòng tiền, đặc biệt là dòng tiền từ nhóm nhà đầu tư mới.
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)
- Cùng chuyên mục
Thị trường đón nhiều tin vui nên mua cổ phiếu nào?
Chứng khoán liên tiếp đón tin vui về thuế quan, KRX vận hành, số lượng tài khoản mở mới tăng cao. Nhóm dẫn sóng không thể thiếu cổ phiếu ngân hàng.
Tài chính - 13/05/2025 11:13
Cổ phiếu VPL tăng hết biên độ, vốn hóa đạt gần 6 tỷ USD
Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên, mã VPL của CTCP Vinpearl đã tăng hết biên độ (20%) đạt 85.500 đồng/CP. Tính theo mức này, vốn hóa VPL đạt hơn 153.327 tỷ đồng, tương đương khoảng 5,9 tỷ USD.
Tài chính - 13/05/2025 09:43
Thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt tác động thế nào đến VN-Index?
Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung với kết cục có hậu, dù chỉ tạm thời đã đem lại nhiều thông tin cực cho giới đầu tư tải chính. Các chuyên gia dự báo lạc về VN-Index.
Tài chính - 13/05/2025 06:45
Hiệu ứng tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung, VN-Index tăng gần 15 điểm
Cổ phiếu TCB là điểm nhấn lớn nhất trên thị trường khi tăng 6,5% đạt 29.400 đồng/CP, đây cũng là mức giá đỉnh của cổ phiếu này.
Tài chính - 12/05/2025 16:15
Nhóm ông Bùi Thành Nhơn bán tiếp cổ phiếu, Novaland khẳng định không có sự tháo chạy
Tổ chức và cá nhân liên quan ông Bùi Thành Nhơn đăng ký bán gần 19 triệu cổ phiếu NVL. Novaland khẳng định không có sự tháo chạy mà bán để giúp tập đoàn cơ cấu nợ.
Tài chính - 12/05/2025 14:55
Vietravel trước thềm tăng vốn: Doanh thu càng tăng, lợi nhuận càng ‘teo tóp’
Trong bối cảnh ngành du lịch khởi sắc sau dịch, Vietravel ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh 3 năm qua, song lợi nhuận ngày càng giảm, biên lợi nhuận chỉ khoảng 0,5%.
Tài chính - 11/05/2025 08:40
Doanh nghiệp tư nhân sắp được hưởng lãi suất ưu đãi sau Nghị quyết 68?
Hệ thống ngân hàng có vai trò lớn trong giúp khối kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực quan trọng nhất theo Nghị quyết 68. ACB đã tiên phong tung gói vay ưu đãi lãi suất thấp hơn 2% lãi thông thường.
Tài chính - 11/05/2025 07:50
Chủ tịch Hoàng Quân: Giá cổ phiếu phản ánh đúng thực tế công ty
Chủ tịch Hoàng Quân Trương Anh Tuấn cho rằng dù vốn điều lệ tăng gấp mấy trăm lần kể từ khi thành lập nhưng giá cổ phiếu lại giảm. Điều này phản ánh đúng giá trị thực tại của công ty.
Tài chính - 10/05/2025 16:24
Viconship khởi động kế hoạch chia cổ phiếu tỷ lệ 25%
Viconship có kế hoạch chia cổ tức và thưởng cổ phiếu 2024 tỷ lệ lên đến 30%, cao nhất tính từ 2018. Trong đó, công ty trả tiền mặt 5% và cổ phiếu 25%.
Tài chính - 10/05/2025 13:07
HAGL ở đâu trong ‘bữa tiệc’ ngành chăn nuôi heo?
HAGL đã bỏ lỡ sóng tăng ngành chăn nuôi heo suốt từ năm 2024 đến quý I năm nay vì dừng nuôi khi giá xuống thấp. Doanh nghiệp cho biết đã tái đàn trở lại.
Tài chính - 10/05/2025 08:10
Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025
Nếu TCH hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2025 (1.600 tỷ đồng), đây sẽ là kết quả lãi ròng cao nhất của công ty trong lịch sử hoạt động.
Tài chính - 09/05/2025 16:20
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động phức tạp, giới chuyên gia kỳ vọng Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là một trong các động lực quan trọng với thị trường chứng khoán trong nước.
Tài chính - 09/05/2025 13:46
Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ
Trong 3 năm tới, Đất Xanh sẽ không chào bán cổ phiếu cho cổ đông nữa. Dù vậy, doanh nghiệp còn kế hoạch chào bán riêng lẻ 93 triệu cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng.
Tài chính - 09/05/2025 11:08
Quý đầu năm kém vui tại Cảng Quy Nhơn
Trong quý đầu tiên của năm 2025, lợi nhuận sau thuế của CTCP Cảng Quy Nhơn giảm hơn 18,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do sản lượng hàng hóa thông qua cảng, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm.
Tài chính - 09/05/2025 06:45
Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc
Đó là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).
Tài chính - 08/05/2025 18:40
Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm
Cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm VN30 nói chung là chất xúc tác tích cực giúp VN-Index tăng mạnh gần 20 điểm trong phiên giao dịch 8/5.
Tài chính - 08/05/2025 17:12
- Đọc nhiều
-
1
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
2
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
-
3
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
-
4
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
-
5
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago