Đề xuất không thu hồi tố thuế VAT trong lĩnh vực L/C

Nhàđầutư
Trước những khó khăn trong yêu cầu áp dụng quy định "thuế giá trị gia tăng cho hoạt động thư tín dụng" từ các đơn vị thuế, ngành ngân hàng và doanh nghiệp đã đưa kiến nghị mong muốn nhận được một cách hiểu đúng từ phía các cơ quan quản lý về quy định này và áp dụng trong thực tiễn.
N.THOAN
11, Tháng 05, 2021 | 17:51

Nhàđầutư
Trước những khó khăn trong yêu cầu áp dụng quy định "thuế giá trị gia tăng cho hoạt động thư tín dụng" từ các đơn vị thuế, ngành ngân hàng và doanh nghiệp đã đưa kiến nghị mong muốn nhận được một cách hiểu đúng từ phía các cơ quan quản lý về quy định này và áp dụng trong thực tiễn.

Ngày 11/5, báo Diễn đàn doanh nghiệp đã tổ chức tọa đàm trực tuyến "Thuế GTGT với hoạt động thư tín dụng" nhằm giải đáp những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng, các văn bản hướng dẫn, quy định pháp luật về thuế GTGT với hoạt động thư tín dụng từ phía các ngân hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Theo đó, thư tín dụng (L/C) là một phương thức bảo lãnh thanh toán quốc tế, thực chất là một cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành, bảo đảm là người mua sẽ thanh toán tiền mua hàng hóa cho người bán. 

Khi người mua không thanh toán đúng hạn theo quy định trong hợp đồng, thì ngân hàng phát hành L/C sẽ phải thực hiện cho vay bắt buộc đối với người mua để thanh toán cho người bán. Theo đó, các khoản thu về phát hành, xác nhận, thông báo L/C là khoản thu bảo lãnh thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, ngày 22/4/2020, Tổng cục Thuế có văn bản số 1606/TCT-DNL chỉ đạo các Cục thuế địa phương L/C là hình thức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định tại Khoản 15 Điều 4 Luật các TCTD 2010, do vậy sẽ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Toàn bộ các khoản thu liên quan nghiệp vụ L/C, không phân biệt có cam kết bảo lãnh hay không có cam kết bảo lãnh đều phải chịu thuế GTGT kể từ ngày 1/1/2011. 

Như vậy, việc áp thuế GTGT đối với toàn bộ nghiệp vụ L/C cũng như việc hồi tố đối với các giao dịch phát sinh trong 10 năm qua đã gây ra nhiều khó khăn cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.

hoi-thao-GTGT

Tọa đàm trực tuyến "Thuế GTGT với hoạt động thư tín dụng". Ảnh: enternews.vn

Phát biểu tại toạ đàm, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, những quy định trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.

"Hiện các cơ quan thuế địa phương đang yêu cầu tổ chức tín dụng rà soát, kê khai và nộp thuế VAT đối với các khoản thu từ L/C phát sinh từ ngày 1/1/2011. Các ngân hàng thương mại cũng băn khoăn do bản chất thuế VAT là thuế gián thu, nên việc “hồi tố”, truy thu thuế VAT đối với dịch vụ L/C trong 10 năm qua là hoàn toàn không khả thi và bất hợp lý, tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn đối với các tổ chức tín dụng và khách hàng doanh nghiệp", ông Phòng nhấn mạnh.

Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng, đây là nghiệp vụ ngân hàng nhưng vì thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu vì vậy tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn đối với doanh nghiệp.

Với nhiều năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký hiệp hội Ngân hàng VNBA cho biết: Phần lớn các nước trong khu vực và trên thế giới không áp dụng thu thuế GTGT của khách hàng đối với nghiệp vụ thư tín dụng (L/C) như (Singapore, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Australia, UK, EU). Ngoài ra có một số nước áp thuế trực tiếp (thuế thu nhập doanh nghiệp) đối với nghiệp vụ thư tín dụng (L/C) (không phải là thuế gián thu như VAT) như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan và được tính vào chi phí.

Luật thuế GTGT và Công văn hướng dẫn về thuế GTGT trước đây đều không đề cập đến việc thu thuế GTGT cho nghiệp vụ L/C. Việc không áp dụng thuế GTGT đối với các khoản thu hoạt động L/C theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Công văn 11754/BTC-CST là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.

Ông Hùng cũng cho rằng, thời điểm trước và sau khi Luật CTCTD 2010 có hiệu lực, bản chất của L/C không thay đổi, L/C vừa là hình thức cấp tín dụng, vừa là hoạt động thanh toán. Do đó, nếu thực hiện theo nội dung Công văn số 1606/TCT-DNL của Tổng cục Thuế thì kể từ ngày 01/01/2011, toàn bộ các khoản thu liên quan nghiệp vụ thư tín dụng, không phân biệt có cam kết bảo lãnh hay không có cam kết bảo lãnh đều phải chịu thuế GTGT sẽ không đúng với bản chất hoạt động của L/C theo thông lệ, tập quán quốc tế và quy định pháp luật.

"Bản chất thuế GTGT là thuế gián thu, nên việc yêu cầu các TCTD rà soát để nộp thuế GTGT đối với dịch vụ L/C trong 10 năm qua là hoàn toàn không khả thi và bất hợp lý, tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn đối với các TCTD và khách hàng doanh nghiệp", ông Hùng nói.

Đồng quan điểm với ông Nguyễn Quốc Hùng, đại diện nhóm công tác các ngân hàng nước ngoài đưa 2 đề xuất để thống nhất các quy định về áp dụng thuế GTGT với hoạt động thư tín dụng ở Việt Nam. Một là đề xuất không áp dụng GTGT trên dịch vụ thư tín dụng để phù hợp thông lệ quốc tế (34/37 nước thuộc nhóm OECD đều không tính thuế GTGT cho các dịch vụ tài chính quốc tế), phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Đề xuất thứ 2 là không áp dụng hồi tố. "Khi luật thuế chưa rõ và tới thời điểm có thay đổi thì sẽ phải áp dụng vào ngay điểm quy định thay đổi đó được ban hành. Thuế GTGT là gián thu, nếu qua 10 năm quay lại đòi truy thu các doanh nghiệp là tạo gánh nặng cho ngân hàng, cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Không những vậy, thuế GTGT không ảnh hưởng gì tới thu ngân sách nên việc tạo 1 loại thuế như vậy sẽ chỉ là gánh nặng cho ngành ngân hàng và toàn nền kinh tế một cách không cần thiết", vị này khẳng định.

Cùng chung những quan điểm nêu trên, đại diện đến từ các ngân hàng Vietinbank, Eximbank - là những ngân hàng có tham gia nhiều vào hoạt động phát hành L/C đều tỏ ra lo ngại. Một vị cho biết: Hiện nay chưa có một cách hiểu thống nhất cho việc áp dụng thuế GTGT cho hoạt động thư tín dụng, dẫn tới không biết phải triển khai theo hướng nào. Bản thân các cơ quan thuế địa phương cũng mỗi nơi một cách hiểu.

Theo đó, đại diện các ngân hàng đề nghị không hồi tố quy định thuế GTGT với hoạt động thư tín dụng vì "không khả thi". Cùng với đó là nên có những hướng dẫn rõ ràng, cụ thể với hoạt động này để các ngân hàng, các đơn vị thuế biết và thực hiện đúng.

Trước những đề xuất, phản ánh vướng mắc nêu trên, ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) nhận định, đúng là qua quá trình thực thi có những nhận thức khách nhau về vấn đề L/C từ mỗi người, mỗi cơ quan. "Hiện nay chúng tôi đã cùng các ngân hàng xác định thư tín dụng gắn với với tín dụng đơn thuần thì không cần nộp thuế còn những giao dịch liên quan đến thanh toán thì phải nộp thuế", ông Phụng nói.

Cùng với đó, ông Phụng cho biết, theo quy định pháp luật thì sẽ không có chuyện hồi tố lại việc áp thuế GTGT cho hoạt động thư tín dụng. Nếu có áp dụng cũng phải là sau thời điểm ban hành văn bản mới.

Ngoải ra, ông Phụng sẽ tổng hợp các ý kiến tại toạ đàm để báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Tài chính nhằm đưa ra những giải pháp hợp lý và tối ưu nhất hỗ trợ ngân hàng và doanh nghiệp, tránh phát những sinh thủ tục hành chính không cần thiết ảnh hưởng bất lợi tới doanh nghiệp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ