161 tỷ USD vốn FDI chưa lan tỏa như kỳ vọng

ANH MAI
12:10 12/10/2017

Sự có mặt của các doanh nghiệp FDI đã thúc đẩy doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực quản trị, sức cạnh tranh, góp phần "thay da đổi thịt" nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần có những giải pháp để nguồn vốn này có sức lan tỏa lớn hơn, gia tăng nội lực cho nền kinh tế.

30 năm trôi qua kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua, Việt Nam đã có một bước tiến dài trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đến nay, Việt Nam đã có hơn 23.000 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 300 tỷ USD, trong đó tổng số vốn thực hiện đạt khoảng 161 tỷ USD.

Khu vực FDI đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tiến trình hội nhập quốc tế. Đáng chú ý, khu vực FDI hiện chiếm đến 72% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp khoảng 20 - 25% GDP, tạo ra 3,7 triệu việc làm trực tiếp, đóng góp trên 15% thu ngân sách.

Thành công nhưng vẫn băn khoăn

Dẫn thành công của tỉnh Vĩnh Phúc, GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, thời điểm năm 1997 (khi tỉnh Vĩnh Phúc mới được tái lập sau khi tách tỉnh Vĩnh Phú), thu ngân sách nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc là khoảng 100 tỷ đồng, nhưng tới năm 2016 thì thu ngân sách của tỉnh này đã đạt 33.000 tỷ đồng, gấp 330 lần so với thời kỳ mới thành lập tỉnh. Trong đó, FDI đóng vai trò quan trọng.

Không chỉ đóng góp cho ngân sách mà FDI còn làm thay đổi bộ mặt thành phố và nông thôn của địa phương này. Ở miền Bắc, ngoài Vĩnh Phúc còn có Bắc Ninh và Thái Nguyên đều là những địa phương có những thay đổi rất nhanh chóng trong những năm trở lại đây nhờ sự đóng góp lớn của nguồn vốn FDI.

“Khi sang Mỹ, tôi loanh quanh đi mua đôi giày, bộ quần áo, cầm lên thì hóa ra sản xuất tại Việt Nam. Thực tế, áo sơ mi sản xuất tại Vĩnh Phúc rất nhiều. Một sản phẩm khác là ghế ô tô thì toàn bộ chi tiết ghế xe đều sản xuất ở Vĩnh Phúc và xuất khẩu sang Bắc Mỹ”, ông Lê Duy Thành, Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc, không giấu niềm tự hào khi kể câu chuyện này tại tọa đàm “30 năm lan tỏa vốn FDI” tổ chức ngày 6/10.

Ông Lê Duy Thành cho rằng đó là công lớn của doanh nghiệp FDI, khu vực chiếm trên 95% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh này.

Thừa nhận đóng góp của FDI, song TS. Nguyễn Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), vẫn trăn trở: “Vậy doanh nghiệp FDI ở Việt Nam đem lại lợi gì ngoài những thứ chúng ta nhìn thấy được như đóng góp ngân sách, tăng trưởng? Vấn đề nhiều người quan tâm là tác động lan toả của FDI đến khu vực trong nước, tức là sau khi họ đi, sẽ để lại những gì?”.

Theo bà Tuệ Anh, chính sách FDI hiện vẫn chưa làm tốt được vai trò tạo liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước. Do đó cần xây dựng khung chính sách FDI, trong đó cần coi nhiệm vụ tăng năng lực của khu vực doanh nghiệp trong nước, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân, là một cấu thành quan trọng của chính sách FDI, như vậy mới tăng hiệu quả của FDI.

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng bày tỏ sự băn khoăn: “Có một con số rất ám ảnh. Cách đây một số năm thì 10 đồng xuất khẩu của Việt Nam thì 5 đồng thuộc về doanh nghiệp FDI, nhưng đến nay con số này là 7,5 đồng”.

Hàng năm, VCCI đều có những cuộc điều tra, trong đó cho thấy, các doanh nghiệp FDI chỉ mua khoảng 26,6% thiết bị, đầu vào từ doanh nghiệp Việt, còn lại là nhập khẩu và nhập từ công ty mẹ. “Sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI và trong nước rất khiêm tốn. Dù có chuyển động nhưng rất chậm chạp", ông Tuấn cho biết.

Ghi nhận đóng góp to lớn của FDI, song bản thân lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cũng thấy băn khoăn khi nhà đầu tư nước ngoài nộp 1 tỷ đồng tiền thuế, họ sẽ bỏ túi 4 tỷ đồng. Doanh nghiệp trong nước cũng vậy. Tuy nhiên, 4 tỷ của doanh nghiệp Việt sẽ vẫn ở lại Việt Nam, nhưng 4 tỷ của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được chuyển về nước họ.

Cho nên, cùng với FDI, vị lãnh đạo này cho rằng làm khu vực doanh nghiệp trong nước mạnh lên cũng quan trọng không kém.

Doanh nghiệp Việt tự ti?

Về phía nhà đầu tư, ông Phạm Anh Tuấn - Trưởng Ban Kế hoạch chiến lược của Toyota Việt Nam (TMV) cho biết, Toyota Việt Nam có khoảng 80% vốn nước ngoài, hoạt động ở Việt Nam được 20 năm. Tuy nhiên, việc nội địa hóa khó thực hiện là do vấn đề sản lượng.

Theo ông Tuấn, Toyota khi chọn nhà cung cấp thì không phân biệt đó là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài bởi chỉ cần đáp ứng chất lượng thì sẽ được chọn. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp cung cấp của Toyota chủ yếu là các doanh nghiệp FDI vốn cung cấp cho hãng này ở nước khác nên theo vào Việt Nam đầu tư.

Trong khi đó, ông Bang Hyun Woo, Phó Tổng giám đốc Samsung Việt Nam, cho biết, cách đây 3 năm, số lượng doanh nghiệp Việt làm nhà cung cấp trực tiếp (cấp 1) cho Samsung chỉ là 4, nhưng giờ đã tăng lên 25. Cuối năm nay, con số này nâng lên 29 doanh nghiệp và năm 2020 sẽ là 50 doanh nghiệp, chưa kể các nhà cung cấp gián tiếp.

Nói về cơ hội trở thành nhà cung cấp cho Samsung, lãnh đạo Samsung Việt Nam cho biết: "Trước khi đến đây, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi về việc làm thế nào để doanh nghiệp nội địa trở thành nhà cung cấp cho Samsung? Hiện Samsung đã và đang đóng góp trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mỗi năm. Con số này rất lớn. Cho nên, việc doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của Samsung là vô cùng khó khăn”.

Hơn nữa, những sản phẩm của Samsung xuất khẩu ở nhiều nơi trên toàn cầu, nên những linh kiện, vật tư đầu vào mà Samsung nhập phải có chất lượng cao. Theo lãnh đạo Samsung, “nếu nói doanh nghiệp Việt Nam ngay bây giờ đáp ứng yêu cầu của Samsung thì rất nan giải".

Do đó, ông Bang gợi ý: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam không nên tham vọng làm nhà cung cấp cấp 1 của Samsung mà trước tiên nên là cấp 2, cấp 3. Sau một thời gian tích lũy về công nghệ, chất lượng thì có thể tự tin hơn trở thành nhà cung cấp cấp 1 của Samsung”.Nhắc đến những ý kiến cho rằng doanh nghiệp Việt Nam không đủ khả năng trở thành cung cấp cho doanh nghiệp nước ngoài, Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc, bộc bạch: "Một chủ doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc nói với tôi rằng, không có cái gì doanh nghiệp Đài Loan làm được, doanh nghiệp Trung Quốc làm được mà doanh nghiệp Việt không làm được".

“Chủ doanh nghiệp này cho rằng vì doanh nghiệp Việt thiếu tự tin, tự tôn, tinh thần làm chủ, cứ nhìn doanh nghiệp FDI như một cái gì cao siêu lắm,... nên còn hạn chế. Nhìn thực trạng ở Vĩnh Phúc thì thấy có tình trạng như vậy”, lãnh đạo Vĩnh Phúc chia sẻ.

Ông Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì cho rằng, ngay cả có 50 doanh nghiệp Việt là doanh nghiệp cấp 1 cho Samsung thì vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Do đó, theo ông Thắng, không nên trông chờ nhà đầu tư nước ngoài mở cửa cho doanh nghiệp Việt nếu vẫn yếu và thiếu, hay mong chờ họ đợi mình lớn lên để chọn lựa.

Ông Thắng cho rằng bên cạnh vai trò Nhà nước trong hoạch định chính sách, doanh nghiệp trong nước khi tham gia chuỗi cung ứng phải có tinh thần sẵn sàng hợp tác, tham gia với doanh nghiệp nước ngoài.

  • Cùng chuyên mục
Một doanh nghiệp nước ngoài muốn mua vốn góp tại ABC Nghệ An

Một doanh nghiệp nước ngoài muốn mua vốn góp tại ABC Nghệ An

Sở Nông nghiệp và Môi trưởng tỉnh Nghệ An đề nghị làm rõ việc công ty TEXPLUS LIMITED đăng ký mua phần vốn góp vào CTCP ABC Nghệ An.

Đầu tư - 11/05/2025 16:26

Huế sẽ thu về gần 2.000 tỷ đồng từ đấu giá đất trong năm 2025

Huế sẽ thu về gần 2.000 tỷ đồng từ đấu giá đất trong năm 2025

TP. Huế sẽ tổ chức đấu giá 92 lô đất, khu đất với tổng diện tích gần 87.400 m2, dự kiến thu về khoảng 1.942 tỷ đồng.

Đầu tư - 11/05/2025 15:17

Đón cơ chế đặc thù, đặc biệt cho đầu tư đường sắt

Đón cơ chế đặc thù, đặc biệt cho đầu tư đường sắt

Nếu được Quốc hội thông qua, bộ cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt về đầu tư hạ tầng đường sắt sẽ tạo ra bước tiến thần tốc trong việc triển khai các đại dự án đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị với tổng vốn lên tới hơn 5,5 triệu tỷ đồng.

Đầu tư - 11/05/2025 15:16

Lối mở cho các dự án chậm tiến độ ở Khu kinh tế Dung Quất

Lối mở cho các dự án chậm tiến độ ở Khu kinh tế Dung Quất

Hiện nay tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các khu công nghiệp (KCN) Quảng Ngãi có 12 dự án chậm tiến độ; trong đó, có 7 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất.

Đầu tư - 11/05/2025 15:16

Chuyện chưa kể về 2 nhà máy sữa, đồ uống đạt trung hoà carbon của Tập đoàn TH

Chuyện chưa kể về 2 nhà máy sữa, đồ uống đạt trung hoà carbon của Tập đoàn TH

2 nhà máy của Tập đoàn TH tại Nghĩa Đàn, Nghệ An là 2 nhà máy đầu tiên được Control Union trao chứng nhận trung hòa carbon tại Việt Nam.

Đầu tư - 11/05/2025 08:42

Nghệ An hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững

Nghệ An hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững

Trong định hướng phát triển của tỉnh Nghệ An, khu vực FDI đóng vai trò rất quan trọng, nhất là thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu, đóng góp thu ngân sách và giải quyết việc làm. Trong thời tới, tỉnh này sẽ tập trung ưu tiên thu hút FDI theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Đầu tư - 11/05/2025 08:42

Loạt nhà máy điện gió nghìn tỷ sắp được Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư

Loạt nhà máy điện gió nghìn tỷ sắp được Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư

Bình Định vừa bổ sung 22 khu đất sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; trong đó, 8 khu đất sẽ được xây dựng nhà máy điện mặt trời, điện gió và điện địa nhiệt…

Đầu tư - 10/05/2025 15:54

Đà Nẵng nghiên cứu lấn biển, làm đường sắt đô thị nối Quảng Nam

Đà Nẵng nghiên cứu lấn biển, làm đường sắt đô thị nối Quảng Nam

Đà Nẵng lập hai tổ công tác nghiên cứu lấn biển tại vịnh Đà Nẵng và nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị nối Quảng Nam.

Đầu tư - 10/05/2025 15:53

Nhiều tập đoàn hàng đầu sẽ tham dự Diễn đàn Hợp tác công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025

Nhiều tập đoàn hàng đầu sẽ tham dự Diễn đàn Hợp tác công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025

Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 16/5 tới tại Vienna (Áo) với sự tham dự của các tập đoàn hàng đầu về công nghệ cao và đổi mới sáng tạo của Áo và Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Diễn đàn này được tổ chức tại châu Âu.

Đầu tư - 10/05/2025 12:41

Nghị quyết 68: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp địa ốc?

Nghị quyết 68: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp địa ốc?

VARS cho rằng, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển đột phá của thị trường bất động sản trong chu kỳ mới. Trong đó, các chủ thể của thị trường sẽ được hưởng lợi đáng kể từ những thay đổi tích cực trong cách tiếp cận và thiết kế chính sách.

Đầu tư - 10/05/2025 12:40

Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ

Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nguồn dữ liệu sức khoẻ và có thể dẫn đầu thế giới nếu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) về chăm sóc sức khoẻ.

Công nghệ - 10/05/2025 12:38

Bắc Giang muốn AeonMall xây nhanh trung tâm thương mại 7,7ha

Bắc Giang muốn AeonMall xây nhanh trung tâm thương mại 7,7ha

Dự án Trung tâm thương mại kết hợp kinh doanh văn phòng, hoạt động du lịch có tổng mức đầu tư tối thiểu hơn 3.900 tỷ đồng và có thời gian hoạt động 50 năm.

Đầu tư - 10/05/2025 11:07

APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?

APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?

Trong bối cảnh thị trường bất động sản nghỉ dưỡng gần như "ngủ đông" mấy năm qua, thông tin Phú Quốc được chọn là địa điểm đăng cai APEC 2027 làm dấy hy vọng cho nhiều nhà đầu tư đã đang và sắp đầu tư ở thành phố này. Thậm chí, nhiều người còn hy vọng có sự bùng nổ giống như thị trường Đà Nẵng năm 2017 khi APEC cũng được diễn ra tại đây.

Đầu tư - 10/05/2025 07:36

Doanh nghiệp FDI vẫn quan ngại thủ tục hành chính thuế

Doanh nghiệp FDI vẫn quan ngại thủ tục hành chính thuế

Mặc dù niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong năm 2024 đã tăng lên đáng kể, song thủ tục hành chính vẫn là sự phiền hà lớn, trong đó quan ngại nhất vẫn là thủ tục hành chính thuế.

Đầu tư - 09/05/2025 17:37

Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT

Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT

Theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, sắp tới, sẽ có hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, AI trên thế giới đến Đà Nẵng để ký kết hợp tác với FPT.

Công nghệ - 09/05/2025 16:57

'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập

'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập

Đề án sáp nhập TP.HCM với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã chính thức trình Chính phủ, hứa hẹn kiến tạo một siêu đô thị mới tại vùng Đông Nam Bộ.

Đầu tư - 09/05/2025 15:42