Đổi mới mô hình tăng trưởng để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế
Đổi mới mô hình tăng trưởng không những để tăng cường nội lực mà còn giảm thiểu các rủi ro từ bên ngoài. Đây là điều cấp thiết để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
Khó có sự đột phá nếu mãi dựa vào xuất khẩu, FDI
Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) vừa có văn bản kiến nghị gửi Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đề xuất giải pháp cho các vấn đề kinh tế đang được quan tâm hiện nay. Trong đó, đổi mới mô hình tăng trưởng là một trong năm vấn đề được NEU đề cập đến.
Các chuyên gia của NEU cho rằng mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong hơn ba thập kỷ qua chủ yếu dựa vào đầu tư và hướng ra xuất khẩu, thể hiện qua sự gia tăng mạnh mẽ tỷ lệ xuất khẩu/GDP.
Việt Nam đã thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ xuất khẩu và tận dụng lực lượng lao động dồi dào, đồng thời tích cực tham gia và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa thành công như các nước Đông Á là do khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu còn hạn chế; các doanh nghiệp FDI hoạt động độc lập và ít liên kết với doanh nghiệp trong nước, khiến doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu thực hiện các công đoạn gia công giá trị thấp và phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên liệu.
Sự phụ thuộc vào xuất khẩu cũng tạo ra rủi ro lớn khi suy giảm kinh tế hoặc căng thẳng thương mại gia tăng xảy ra giữa các đối tác thương mại lớn.

Mặc dù Việt Nam đã nỗ lực chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhưng do chất lượng nguồn nhân lực thấp, nguồn lực đầu tư hạn chế và môi trường vĩ mô chưa thực sự thuận lợi, việc bứt phá trong lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn.
Do đó, nếu không có những đột phá chính sách, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức vừa phải và khó có sự đột phá để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Đổi mới mô hình tăng trưởng- "Mũi tên" trúng 2 đích
Theo các chuyên gia NEU, việc đổi mới mô hình tăng trưởng không những để tăng cường nội lực mà còn giảm thiểu các rủi ro từ bên ngoài. Đây là điều cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
Theo đó, cần làm rõ vai trò định hướng mạnh mẽ của nhà nước trong việc xác định các ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn và tạo ra các chính sách hỗ trợ cụ thể về thuế, tín dụng, và môi trường kinh doanh thuận lợi.
Nhà nước chủ động dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, có tiềm năng xuất khẩu với giá trị gia tăng cao; Ưu tiên phát triển và hỗ trợ các ngành xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.
"Việc Việt Nam dàn trải hoạt động xuất khẩu trên nhiều ngành nghề, dù có thể mang lại tổng doanh thu xuất khẩu ấn tượng, nhưng lại tiềm ẩn nhiều hạn chế và rủi ro…", văn bản cảnh báo.
Đồng thời cho rằng, một chính sách ưu tiên phát triển và hỗ trợ các ngành xuất khẩu có giá trị gia tăng cao là hướng đi chiến lược để Việt Nam nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự phát triển bền vững trong dài hạn.
Cùng với đó, cần tăng cường đầu tư công một cách hiệu quả vào các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, đồng thời cải thiện hệ thống giáo dục và đào tạo để nâng cao kỹ năng cho người lao động, đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế đang phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao.
"Việc học hỏi kinh nghiệm thu hút FDI, chuyển giao công nghệ và khuyến khích R&D từ các nước này cũng là yếu tố then chốt để nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam", văn bản nhấn mạnh.

Các chuyên gia NEU cùng đặc biệt lưu ý cần thận trọng trong việc chuyển từ mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu sang mô hình tăng trưởng dẫn dắt bởi đầu tư công.
Khẳng định, trước những thách thức về thuế quan và sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ hiện nay trên thế giới, đầu tư công trở thành một điểm sáng giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng trong thời gian tới, song các chuyên gia NEU cho rằng, Việt Nam lại đang phải đối mặt với nhiều hạn chế về tài khóa và tiền tệ.
"Để có đủ nguồn lực tài chính cho các dự án hạ tầng lớn, yếu tố then chốt để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, Việt Nam cần thực hiện đồng thời nhiều giải pháp quan trọng. Việt Nam cần thu hẹp đáng kể chi thường xuyên của bộ máy nhà nước. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy, tinh giản biên chế, và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi kém hiệu quả sẽ tiết kiệm được một lượng vốn lớn, có thể tái phân bổ cho đầu tư phát triển hạ tầng", văn bản phân tích.
Cùng với đổi mới mô hình tăng trưởng, 3 kiến nghị khác để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế cũng được đề cập đến là: Tìm kiếm các nguồn thu bền vững mới; Tinh giảm hệ thống doanh nghiệp nhà nước; Và nâng cao chất lượng thể chế.
5 chủ đề được các chuyên gia NEU kiến nghị lên Chính phủ:
- Đổi mới mô hình tăng trưởng kết hợp cải cách thể chế nhằm tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế;
- Hoàn thiện tư duy và cách thức nhìn nhận khu vực kinh tế tư nhân;
- Cải thiện chất lượng đầu tư công hướng tới mục tiêu tăng trưởng trung hạn;
- Tăng cường phát triển nền kinh tế số và kinh tế xanh;
- Phát triển các vùng kinh tế động lực nhằm tạo đà cho tăng trưởng kinh tế.
- Cùng chuyên mục
Samsung, Amkor, Goertek đưa khu vực FDI áp đảo trong tổng vốn đầu tư thực hiện tại Bắc Ninh
Trong vòng 5 năm qua, vốn đầu tư của khu vực FDI có xu hướng tăng trong cơ cấu tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Đầu tư - 18/07/2025 10:31
Viettel đề xuất thực hiện dự án điện gió 317 triệu USD ở Quảng Trị
Dự án điện gió Lệ Thủy 4 do Viettel đề xuất tại Quảng Trị có công suất 198Mw, với 4 nhà máy điện gió riêng biệt, tổng mức đầu tư 317 triệu USD.
Đầu tư - 18/07/2025 10:26
TP.HCM thiếu gần 180.000 căn hộ mới
Giai đoạn 2021-2025, TP.HCM đặt mục tiêu phát triển khoảng 235.000 căn hộ mới, tuy nhiên, đến nay, mục tiêu chỉ thực hiện được 24% chỉ tiêu và còn thiếu hụt 179.000 căn.
Đầu tư - 18/07/2025 09:37
Dung Quất 'săn' nhà đầu tư chiến lược
Bên cạnh công nghiệp, Khu kinh tế (KKT) Dung Quất được kỳ vọng sẽ chuyển mình với các dự án bất động sản quy mô lớn vừa được chấp thuận đầu tư.
Đầu tư - 18/07/2025 09:32
Sau sáp nhập, địa phương tái định hình quy hoạch hàng không
Có 2 sân bay sau sáp nhập, các địa phương ở miền Trung đang tính toán phương án quy hoạch để khai thác hiệu quả các sân bay này, đồng bộ hạ tầng hàng không.
Đầu tư - 18/07/2025 08:00
TP.HCM sắp thí điểm mô hình cho thuê căn hộ lưu trú ngắn hạn
TP.HCM dự kiến cho phép các căn hộ thí điểm mô hình cho thuê lưu trú ngắn hạn kể từ ngày 1/9. Các căn hộ thuộc những tòa chung cư có hệ thống kỹ thuật đảm bảo, xây dựng đúng theo hồ sơ thiết kế đã được duyệt. Chủ căn hộ cũng phải đáp ứng một số điều kiện khi tham gia thí điểm mô hình này.
Đầu tư - 17/07/2025 20:20
Doanh nghiệp Trung Quốc muốn phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng hoan nghênh các doanh nghiệp quan tâm và có kế hoạch đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh.
Đầu tư - 17/07/2025 06:45
Khu công nghiệp vẫn là kênh hút vốn FDI
Theo các chuyên gia, bất động sản công nghiệp vẫn là kênh chủ đạo giúp Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiệu quả, bất chấp biến động kinh tế thế giới.
Đầu tư - 17/07/2025 06:45
Vai trò tiến bộ công nghệ đối với sự phát triển bền vững và minh bạch của thị trường chứng khoán
Sự xuất hiện của công nghệ không chỉ như một công cụ, mà là một "người bạn đồng hành" của sự minh bạch, giúp khôi phục lại sự công bằng vốn cần được đảm bảo trên thị trường.
Đầu tư thông minh - 16/07/2025 07:00
Dự án sản xuất ô tô tại Huế tăng vốn thêm hơn 21.000 tỷ đồng
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motor Huế vừa được điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 21.178 tỷ đồng.
Đầu tư - 16/07/2025 06:45
AI - Công cụ hữu ích nâng cao nhận thức nhà đầu tư
Trong thời đại công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ lý đắc lực cho các nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, AI giúp hỗ trợ nâng cao nhận thức của nhà đầu tư, không chỉ tiết kiệm thời gian nghiên cứu mà còn giúp tăng độ chính xác trong việc ra quyết định.
Đầu tư thông minh - 15/07/2025 07:00
Kinh doanh vàng trang sức phải xin phép, Việt Nam khó chen chân vào chuỗi chế tác vàng khu vực
Luật Đầu tư 2000 đưa toàn bộ hoạt động kinh danh vàng, trong đó có vàng trang sức, mỹ nghệ vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này đang làm mất đi cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm chế tác vàng khu vực.
Đầu tư - 15/07/2025 06:45
'Vượt bão' thuế quan, nhiều quỹ đầu tư báo hiệu suất tăng trưởng mạnh
Thống kê của Nhadautu.vn cho thấy xét từ phiên “đáy” 10/4 của năm 2025, nhiều quỹ đầu tư cổ phiếu ghi nhận hiệu suất tăng trưởng mạnh vượt mức 30%.
Đầu tư - 14/07/2025 12:58
TP.HCM: Cải tạo chung cư cũ chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư
Việc cải tạo, xây dựng chung cư cũ tại TP.HCM còn chậm do nhiều nguyên nhân. Trong đó, Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, quá trình triển khai có vướng mắc, khó khăn kéo dài nên khó mời gọi được nhà đầu tư tham gia.
Bất động sản - 14/07/2025 10:59
Gia Lai đề xuất cơ chế đặc thù dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Để chuẩn bị cho dự án đường sắt cao tốc, Gia Lai kiến nghị sớm triển khai giải phóng mặt bằng, xin cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng phục vụ dự án.
Đầu tư - 14/07/2025 10:56
- Đọc nhiều
-
1
Giá căn hộ TP.HCM tiếp tục tăng, nguồn cung thấp nhất trong 10 năm
-
2
VN-Index tiến gần đỉnh lịch sử
-
3
Cảnh cáo Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, trình Trung ương kỷ luật bà Nguyễn Thị Kim Tiến
-
4
Vasep chỉ ra 3 thách thức với tôm Việt Nam
-
5
'Vượt bão' thuế quan, nhiều quỹ đầu tư báo hiệu suất tăng trưởng mạnh
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago