11 sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Yahoo

Trước Facebook, Yahoo đã từng là mạng xã hội được các thế hệ trẻ 'nghiện' sử dụng. Thế nhưng, những sai lầm sau đây đã khiến 'gã khổng lồ' công nghệ một thời sụp đổ.
THANH THẮNG
16, Tháng 12, 2019 | 08:18

Trước Facebook, Yahoo đã từng là mạng xã hội được các thế hệ trẻ 'nghiện' sử dụng. Thế nhưng, những sai lầm sau đây đã khiến 'gã khổng lồ' công nghệ một thời sụp đổ.

yahoo-thu-nghiem-thanh-tim-kiem-moi-voi-logo-ben-phai_s3161

 

Vào giữa những năm 1990, Jerry Yang, sinh viên của Đại học Stanford và David Filo đã xây dựng một danh mục các trang web, và sau đó cuối cùng họ đã đổi tên thành Yahoo. Trong vòng một năm, Jerry Yang đã huy động được hai vòng tài trợ từ Sequoia Capital. Vào năm 1996, Yahoo đã chính thức được ra mắt.

Ngủ quên trên chiến thắng, "kiêu ngạo" khi nhận được những lời mời mua lại từ các "gã khổng lồ" khác chính là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại lớn nhất từ Yahoo. Hãy tìm hiểu về 11 sai lầm cụ thể dẫn đến sự sụp đổ của Yahoo:

Sai lầm thứ nhất (1997): Yahoo đã mắc lỗi lớn đầu tiên khi từ chối mua lại Google với giá khoảng 1 triệu USD. Nhà sáng lập Google, Larry Page và Sergey Brin đã muốn bán lại công ty của mình cho Yahoo để tập trung vào việc nghiên cứu tại Đại học Stanford tuy nhiên họ đã bị từ chối hoàn toàn.

Vào thời điểm đó, Yahoo muốn giữ mọi người trên trang web của mình, thay vì giúp người dùng thoát ra và sử dụng các trang web khác. Kết quả là, Yahoo đã thất bại trong việc tìm kiếm đủ nguồn lực kỹ thuật để xây dựng một giải pháp thay thế đáng tin cậy cho Google.

Sai lầm thứ hai (1999): Yahoo đã thực hiện hai vụ mua lại quy mô lớn bao gồm việc chi ra 3,6 tỷ USD cho GeoCities và 5,7 tỷ USD cho Broadcast.com.

Thỏa thuận Broadcast.com sau đó đã trở thành một ví dụ tiêu biểu cho việc đưa ra quyết định sai lầm trong thời kỳ bùng nổ dot-com. Công ty lúc này chỉ còn 570.000 người dùng hoạt động hàng tháng và đã mất 16,4 triệu USD so với doanh thu 22 triệu USD trong năm trước. Yahoo sau đó đã đóng cửa cả hai dịch vụ này.

Sai lầm thứ ba (2000): Yahoo đã ký một thỏa thuận với Google để Google cung cấp các kết quả tìm kiếm cho họ trong vòng 4 năm. Đây là được coi là động thái ‘chết người’ của Yahoo, vì với việc được cung cấp một nguồn tiền mặt lớn đã giúp thúc đẩy Google tăng trưởng sớm và trì hoãn việc Yahoo xây dựng một công cụ tìm kiếm cạnh tranh đáng tin cậy. Thay vào đó, Yahoo đã đầu tư hàng chục triệu USD vào việc xây dựng doanh nghiệp truyền thông trực tuyến của mình.

Sai lầm thứ tư (2001): Yahoo đã thay thế ông Tim Koogle - CEO đầu tiên của công ty. Terry Semel, người thay thế Koogle, là một giám đốc điều hành lâu năm của Warner Bros. Vị CEO này đã đẩy công ty tiến xa hơn vào truyền thông, thay vì phát triển công nghệ.

Sai lầm thứ năm (2002): Yahoo đã bỏ lỡ cơ hội thứ hai để mua lại Google. Lần này, Page và Brin đã yêu cầu một thỏa thuận có giá trị 1 tỷ USD. Terry Semel đã đồng ý với mức giá này, nhưng sau đó cặp đôi của Google đã tăng gấp ba lần giá yêu cầu của họ, lên tới 3 tỷ USD. Theo một bài báo từ Wired vào năm 2007, Semel tuyên bố không biết Google trị giá bao nhiêu, nhưng quyết định cuối cùng của ông là không bao giờ mua lại công ty này thêm lần nào nữa mặc dù tại thời điểm đó Google được định giá đạt mức 5 tỷ USD. Đây là quyết định khiến ông hối hận về sau.

Sai lầm thứ sáu (2006): Khi Terry Semel gần kết thúc nhiệm kỳ với tư cách là CEO của Yahoo, ông đã đề nghị mua lại Facebook, công ty đã ra mắt hai năm trước, với giá 1 tỷ USD. Sau đó, không rõ vì nguyên nhân nào mà Yahoo đã hạ mức giá xuống còn 850 triệu USD. Cuối cùng, điều này đã trở thành lý do khiến Mark Zuckerberg từ chối lời đề nghị này.

Sai lầm thứ bảy (2008): Microsoft đã đưa ra lời đề nghị mong muốn mua lại Yahoo với giá 44,6 tỷ USD. Jerry Yang, người đã tiếp quản vị trí CEO thứ ba của Yahoo, đã từ chối lời đề nghị này với việc ông cho rằng Microsoft thực sự đã đánh giá thấp về công ty.

Sai lầm thứ tám (2012): Chỉ hai năm trước khi Alibaba chính thức được công khai, Yahoo đã bán một nửa cổ phần của mình tại Alibaba với giá 7,6 tỷ USD. Tại IPO, số cổ phần đó sẽ có giá trị khoảng 35 tỷ USD.

Sai lầm thứ chín (2013): Marissa Mayer, CEO thứ tám và cuối cùng của Yahoo đã mua lại Tumblr, một mạng xã hội dưới dạng blog mini, với giá 1,1 tỷ USD. Sau đó Yahoo ngay lập tức chạy quảng cáo trên nền tảng này và cố gắng thay đổi những thiết kế đặc trưng của Tumblr khiến người dùng phản đối quyết liệt.

Sai lầm thứ mười (2013): Yahoo, dưới sự lãnh đạo của Marissa Mayer, đã chi 40 triệu USD để mua lại công ty quản lý email Xobni. Sau đó, công ty này đã phải dừng hoạt động vào năm sau.

Sai lầm thứ mười một (2013): Yahoo đã trải qua hai lần vi phạm liên quan đến dữ liệu người dùng vào năm 2013 và 2014. Trong lần đầu tiên, tin tặc đã đánh cắp dữ liệu của hơn 1 tỷ người dùng. Vào năm 2014, tin tặc tiếp tục đánh cắp dữ liệu từ hơn 500 triệu người dùng. Tuy nhiên Yahoo đã không công khai tiết lộ các vụ đánh cắp dữ liệu cho đến năm 2016. Vụ việc xảy ra vào năm 2013 được coi là vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất trong lịch sử trực tuyến.

Cuối cùng, đến năm 2016, Verizon đề nghị mua lại Yahoo với giá 4,8 tỷ USD. Giữa các cuộc đàm phán, Yahoo đã tiết lộ các vi phạm trong các vụ rò rỉ dữ liệu của mình trong năm 2013 và 2014 đã khiến Verizon cắt giảm 350 triệu USD so với giá mua ban đầu. Sắp tới, Yahoo và Verizon – công ty thuộc sở hữu của AOL Inc. sẽ được kết hợp thành một công ty mới (Altaba) do giám đốc điều hành của AOL, ông Tim Armstrong lãnh đạo.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ