10 kỳ vọng ưu tiên về Luật PPP mới

Nhàđầutư
Theo Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng (Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam -VBF), một trong những khó khăn lớn nhất mà các dự án PPP gặp phải là việc xác định nguồn vốn hỗ trợ bù đắp thiếu hụt tài chính cho các dự án,...
PV
22, Tháng 12, 2018 | 07:10

Nhàđầutư
Theo Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng (Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam -VBF), một trong những khó khăn lớn nhất mà các dự án PPP gặp phải là việc xác định nguồn vốn hỗ trợ bù đắp thiếu hụt tài chính cho các dự án,...

luat-dau-tu-cong

Theo đánh giá của Nhóm Công tác Cơ sở hạ tầng, một trong những khó khăn với các dự án PPP là những quy định pháp luật hiện hành chủ yếu nhắm đến các dự án không thuộc mô hình PPP nhưng các dự án PPP lại phải tuân theo.

Góp ý tại Hội thảo tham vấn một số nội dung chính sách xây dựng Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) Bộ Kế hoạch và Đầu Tư tổ chức vào ngày 21/12, Nhóm Công tác Cơ sở hạ tầng  (Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam -VBF) đã chỉ ra các vấn đề còn tồn tại của Luật PPP đồng thời cũng đưa ra những kỳ vọng về giải pháp Luật PPP. Cụ thể:

Các quy định về PPP mang tính ấn định và chưa mang tính định hướng kết quả.

Do vậy, Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng kỳ vọng Luật PPP mới nên có một cách tiếp cận khác. Luật PPP mới nên xem xét các dự án PPP từ góc nhìn thị trường và thương mại, thay vì góc nhìn của dự án đầu tư công hoặc đầu tư tư nhân truyền thống. Luật mới có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (CQNNCTQ) đưa ra các tiêu chí mong muốn và cam kết sự hỗ trợ từ Nhà nước. Nhà đầu tư tham gia đấu thầu được tự do cơ cấu dự án theo cách thức tốt nhất để đạt hiệu quả mong muốn và tuân thủ pháp luật hiện hành.

Hai là, các quy định pháp luật chưa thống nhất

Theo đánh giá của Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng, một trong những khó khăn với các dự án PPP là những quy định pháp luật hiện hành chủ yếu nhắm đến các dự án không thuộc mô hình PPP nhưng các dự án PPP lại phải tuân theo. Bởi vì hai lý do – Quy định về PPP dẫn chiếu đến các luật khác đó; và một luật trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thứ tự ưu tiên áp dụng cao hơn các Nghị định PPP.

Do vậy, Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng kỳ vọng mới Luật PPP mới sẽ được ưu tiên áp dụng so với những quy định tại các Luật khác nếu các quy định đó trái với những yêu cầu của một dự án PPP.

"Nếu Luật PPP mới cho phép quyền được thế chấp quyền sử dụng đất trong các dự án PPP cho các đại lý nhận bảo đảm Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài, quy định này sẽ được ưu tiên áp dụng so với quy định tại Luật Đất đai hiện không cho phép khả năng này", Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng nêu ví dụ.

Ba là, quy định chưa rõ ràng về cơ chế PPP

Do vậy, Luật PPP mới nên phân định rõ ranh giới giữa các dự án theo Luật PPP và Luật Đầu tư. Dĩ nhiên vẫn cần đảm bảo là các dự án hạ tầng vẫn có thể thực hiện theo Luật Đầu tư mà không cần các ưu đãi theo mô hình PPP và chỉ hưởng các ưu đãi theo Luật Đầu tư. Nhóm công tác về Cơ sở hạ tầng của VBF tin rằng điều quan trọng để đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế là PPP không được xem là phương thức duy nhất để phát triển cơ sở hạ  tầng. Các dự án hạ tầng không phải BOT cũng quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia.

Các dự án hạ tầng không phải là PPP vẫn cần được khuyến khích đầu tư nếu chúng không cần hỗ trợ của Nhà nước đề bù đắp thiếu hụt về tài chính.

Thứ tư, bù đắp thiếu hụt tài chính

Theo Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng, một trong những khó khăn lớn nhất mà các dự án PPP gặp phải là việc xác định nguồn vốn hỗ trợ bù đắp thiếu hụt tài chính cho các dự án. Vì việc chuẩn bị đề xuất dự án đòi hỏi nhiều chi phí và nguồn lực, việc không có các quy định rõ ràng về các nguồn vốn bù đắp thiếu hụt tài chính sẽ khiến cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà đầu tư không mặn mà với việc chuẩn bị các dự án.

Kỳ vọng đối với luật PPP mới mới nên làm rõ các vấn đề liên quan đến các bảo đảm và bảo lãnh đối với dự án cũng như các nguyên tắc về chuẩn bị và giải ngân nguồn vốn hỗ trợ bù đắp tài chính cho dự án.

Năm là, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo Nghị định 63, sau khi nhà đầu tư được lựa chọn và phê duyệt, nhà đầu tư (bao gồm nhà đầu tư nước ngoài) của dự án có thể thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án. Nghị đinh 63 không quy định việc nhà đầu tư phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT). Mục đích của thay đổi này là để giúp các nhà đầu tư tránh khỏi việc “xin giấy phép hai lần”. Nhưng nếu không có GCNĐKĐ, nhà đầu tư và các doanh nghiệp dự án có thể gặp khó khăn trong việc xin các giấy phép quan trọng khác cho dự án và trong các hoạt động hàng ngày của dự án.

Các luật liên quan như Luật Doanh nghiệp và Luật Đất đai, có hiệu lực pháp lý cao hơn Nghị định 63, quy định các nhà đầu tư nước ngoài phải nộp GCNĐKĐT để xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các doanh nghiệp dự án (đặc biệt là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài) cũng cần cung cấp bằng chứng cho ngân hàng hoặc bên thứ ba vì nhiều mục đích khác nhau, ví dụ như việc chuyển tiền ra nước ngoài. Việc doanh nghiệp dự án sẽ phải cung cấp cho các bên thứ ba này toàn bộ hợp đồng PPP để chứng minh quyền của mình trong các dự án PPP là không khả thi về mặt thương mại.

Nhóm công tác về Cơ sở hạ tầng của VBF đề xuất rằng luật PPP mới nên quy định rằng nhà đầu tư sẽ được tự động cấp GCNĐKĐT sau khi hoàn tất việc đàm phán và ký tắt hợp đồng dự án. GCNĐKĐT là giấy phép quan trọng ghi nhận quyền của các nhà đầu tư đối với dự án.

Sáu là, hạn chế chuyển nhượng

Nhóm công tác về Cơ sở hạ tầng cho rằng, Nghị định 63 quy định rằng nhà đầu tư của dự án có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án đã ký kết cho bên cho vay hoặc nhà đầu tư khác chỉ sau khi hoàn tất việc xây dựng hoặc (nếu dự án không có công trình xây dựng) ngày vận hành thương mại. Nghị định 63 không đưa ra bất kỳ ngoại lệ nào cho hạn chế này.

Quy định này có thể gây ra nhiều quan ngại đối với việc thực hiện dự án PPP. Vì việc chuyển nhượng luôn cần phải được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (CQNNCTQ) là cơ quan sẽ xem xét và chấp thuận nhà đầu tư mới, việc hạn chế chuyển nhượng này có thể là không cần thiết. Hơn nữa, việc hạn chế chuyển nhượng cho bên cho vay trước khi hoàn tất xây dựng hoặc trước ngày vận hành thương mại, tùy từng trường hợp, là không thể chấp nhận được đối với bên cho vay. Do đó, quy định này có thể ảnh hưởng đến việc huy động vốn trong giai đoạn xây dựng các dự án PPP.

Nhóm công tác về cơ sở hạ tầng của VBF đề xuất rằng luật PPP mới nên cho phép việc chuyển nhượng cho bên cho vay trước khi hoàn tất xây dựng nếu được CQNNCTQ chấp thuận.

Bảy là, công khai nội dung hợp đồng dự án

Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng của VBF đề xuất nên bỏ quy định công khai thông tin chi tiết về giá dịch vụ và chỉ giữ lại quy định về công khai các thông tin cơ bản về dự án. CQNNCTQ chỉ cần công khai các nội dung về cách thức tính giá dịch vụ hoặc các hạng mục về chi phí được dùng làm căn cứ để xác định giá để cho phép các bên liên quan trong các dự án về sau được thông về thực tiễn thực hiện các dự án đó.

Tám là, các vấn đề tồn tại trong việc huy động vốn cho dự án

Vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề phát sinh do quy định của pháp luật cũng như trong quá trình thực hiện dự án gây quan ngại cho các bên cho vay và ảnh hường đến việc huy động vốn cho các dự án PPP.

Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng của VBF đề xuất Luật PPP mới nên làm rõ các quan điểm của Chính phủ liên quan đến các nội dung quan trọng này và xác định rõ khả năng và cơ chế để nhà đầu tư có thể xin được các ngoại lệ liên quan đến các chính sách chung đó.

Chín là, các vấn đề về huy động vốn cho dự án cần xem xét trong tương lai

Bên cạnh các khó khăn truyền thống về huy động vốn như nêu trên đây, nhà đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn gặp phải khó khăn trong việc tăng thêm vốn cho dự án do còn thiếu các cơ chế cụ thể theo quy định của pháp luật. Các quy định hiện hành về phát hành trái phiếu dự án hay chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp trong dự án chưa đáp ứng được yêu cầu của một dự án PPP (ví dụ: theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp chỉ được phát hành trái phiếu có lãi được ghi nhận trong ít nhất một năm trước thời điểm phám hành), hoặc hoàn toàn chưa có.

Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng của VBF đề xuất Luật PPP mới nên có các quy định linh hoạt hơn về việc huy động vốn cho dự án như cho phép các dự án PPP không phải áp dụng cho cá điều kiện về phát hành trái phiếu trong một số trường hợp cụ thể và phụ thuộc vào các điều kiện áp dụng với bên mua trái phiếu (ví dụ: bắt buộc bên mua trái phiếu phải là một tổ chức có đủ điều kiện theo quy định).

Mười là, các vướng mắc trong các lĩnh vực đầu tư cụ thể:

Giá dịch vụ không khả thi về mặt tài chính trong các dự án PPP về xử lý chất thải. Luật PPP mới cần có các quy định cho phép các bên tham gia dự án PPP được thương lượng và thống nhất một mức giá dịch vụ phù hợp và hiệu về thương mại mà không bị hạn chế bởi các quy định về giá đối với các dự án đầu tư không theo mô hình PPP trong cùng lĩnh vực đầu tư.

Hỗ trợ tài chính cho các dự án PPP trong lĩnh vực giao thông và các lĩnh vực khó khăn khác.

Luật PPP nên có cơ chế (với các quy định cụ thể cần tiếp tục được thảo luận sau) nhằm cho phép nhà đầu tư và bên cho vay trong lĩnh vực rủi ro này có được các đảm bảo nhất định đối với dự án của mình. Tất nhiên các quy định này vẫn cần phải phụ thuộc vào việc đảm bảo lợi ích của Nhà nước bằng cách quy định các trách nhiệm pháp lý trong trường hợp nhà đầu tư không thể cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng đã cam kết.

Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng cho hay, hiện nay ngoài các dự án điện, chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế chia sẻ rủi ro trong các dự án PPP trong các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng.

Luật PPP nên thành lập các cơ quan nhà nước chuyên trách quản lý về PPP trong từng lĩnh vực và có trách nhiệm cung cấp các thông tin về thực hiện dự án cho cơ quan chủ trì là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo dự thảo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thực hiện chương trình PPP, trong 20 năm gần đây, khoảng 200 dự án đã được cấp phép theo hình thức đối tác công tư (PPP). Cụ thể: 158 dự án BOT và BT trong lĩnh vực giao thông; 9 dự án BT trong ngành điênh; 5 dự án nước thải.

Nhóm Công tác Cơ sở hạ tầng tại Việt Nam cho hay, họ không chắc chắn rằng có bao nhiêu trong số các dự án đã được cấp phép này đã đi vào vận hành. Trong ngành điện BOT, có 4 dự án đang vận hành phát điện.

Hầu như không có dự án nào đi theo hình thức PPP quy định tại Nghị định 15 và Nghị định 63 (Quy chế PPP).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ