Trao chìa khóa ODA cho tư nhân mở cánh cửa PPP

NGUYỄN VĂN THỊNH
08:05 05/06/2018

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) đứng trước cơ hội để tiếp cận với nguồn tín dụng từ vốn vay ODA hay vốn vay ưu đãi để thực hiện các dự án hợp tác công tư (PPP).

Theo dự thảo Nghị định về quản lý sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo và đang lấy ý kiến đóng góp thì doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có cơ hội để tiếp cận với nguồn tín dụng từ vốn vay ODA hay vốn vay ưu đãi để thực hiện các dự án hợp tác công tư (PPP).

cddac_trao_chia_khoa_oda

Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các nước như Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc trong trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân sử dụng hiệu quả ODA. Ảnh: MAI LƯƠNG

Trong bối cảnh đất nước đang có nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, đầu tư công thiếu hiệu quả và DNTN khát vốn, liệu quy định này có phải là chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia nhiều hơn vào các dự án PPP xây dựng cơ sở hạ tầng?

Không phải là quy định mới , nhưng...

Về mặt pháp lý, những quy định cho phép tư nhân tiếp cận nguồn vốn ODA đã có từ Nghị định 38/2013/NĐ-CP, sau này được sửa đổi bởi Nghị định 16/2016/NĐ-CP. Qua so sánh, có thể thấy các hình thức mà khu vực tư nhân có thể tiếp cận và sử dụng vốn vay ODA, được quy định trong điều 9 dự thảo nghị định nói trên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tương đồng với các nghị định trước. Như vậy, đây không hề là quy định mới.

Trên thực tế, DNTN Việt Nam đã được tiếp cận với nguồn vốn ODA từ năm 2013, nhưng chủ yếu thông qua hình thức “tín dụng hai bước”, tức là vay lại từ ngân hàng thương mại được nhà tài trợ ODA cho vay. Vào tháng 2-2013, dự án đầu tiên mà Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho DNTN vay vốn ODA là dự án tài trợ 1,8 triệu đô la Mỹ cho Trung tâm Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật Việt Nhật của Công ty Esuhai thông qua ACB. Tiếp theo đó, vào tháng 8-2015, JICA cũng thông qua BIDV để tài trợ 24 triệu đô la Mỹ cho dự án khu nhà xưởng cho thuê tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, tỉnh Đồng Nai của Công ty cổ phần Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản.

Hiện nay, chỉ riêng Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã có bốn chương trình cho DNTN vay từ vốn ODA ưu đãi của ba nhà tài trợ, bao gồm: dự án xây dựng phát triển lưới điện do Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tài trợ; dự án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do JICA tài trợ; dự án tài chính nông thôn và dự án phát triển năng lượng tái tạo do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

Tuy pháp luật cho phép, nhưng trên thực tế, chưa một DNTN nào được vay vốn ODA để thực hiện các dự án PPP quy mô lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn ODA nhiều ưu đãi này đa số được phân bổ về các dự án đầu tư công mà các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc các bộ, địa phương thường giành được hợp đồng. Trong khi đó, DNTN phải vay với lãi suất thị trường cao hơn gấp 2-3 lần so với lãi suất ưu đãi của ODA để thực hiện các dự án PPP hoặc chỉ có thể tham gia làm nhà thầu phụ cho các dự án đầu tư công mà DNNN thực hiện.

Nên để DNTN tiếp cận vốn ODA nhằm thực hiện các dự án PPP

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tại hội thảo về quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011-2016, khả năng hấp thu nguồn vốn ODA tại Việt Nam còn kém, dẫn đến giải ngân chậm, nhiều chương trình và dự án chậm tiến độ, nhiều trường hợp phải xin gia hạn, đội vốn. Vốn ODA chủ yếu được phân bổ ưu tiên cho các chương trình, dự án đầu tư công nhưng hệ số sử dụng vốn (ICOR) vẫn còn rất cao, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn rất thấp. Trường hợp dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông với 10 năm thi công, bốn lần sai hẹn và đội vốn lên tới 250 triệu đô la Mỹ là một bài học nhãn tiền cho thấy tính kém hiệu quả và cái giá đắt đỏ của các chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA của Trung Quốc.

Với mục tiêu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả, ít thất thoát, lãng phí và chậm tiến độ thì Nhà nước hoàn toàn có thể khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia hợp tác công tư bằng cách cho phép DNTN tiếp cận nguồn vốn ODA một cách bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế khác.

Theo lý thuyết, DNTN hiệu quả hơn so với DNNN vì phải chịu áp lực cạnh tranh và phá sản, đồng thời cũng có động lực tốt hơn, kỷ luật tài chính tốt hơn, quản trị tốt hơn và ít xung đột mục tiêu hơn. Ngoài ra, nếu để các DNTN được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi ODA một cách bình đẳng thì có thể tăng tính minh bạch trong việc sử dụng ODA, giảm sự cấu kết lợi ích nhóm, tham nhũng từ cơ chế xin - cho, khuyến khích chuyển giao công nghệ và phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Trên thực tế, DNTN đã và đang tham gia hiệu quả vào các dự án PPP dưới hình thức đầu tư BOT, BT cho dù có phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao. Một nghiên cứu gần đây của Tiến sĩ Lê Hương Linh và đồng sự (2018) về các dự án PPP trong lĩnh vực đường bộ đã đánh giá nguồn vốn huy động từ khu vực tư nhân để xây dựng kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng đã tăng đáng kể trong giai đoạn 2011-2015. Các dự án đi vào khai thác đã phát huy hiệu quả, chất lượng và năng lực phục vụ của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã được cải thiện, điều này được chứng minh qua việc hàng ngàn ki lô mét đường bộ đã đưa vào sử dụng, cùng với các cầu quy mô lớn như Cổ Chiên, Rạch Miễu, Việt Trì, Yên Lệnh. Báo cáo kết quả giám sát của Quốc hội (2017) cũng cho thấy dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang, dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ là những dự án PPP có doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với thiết kế.

Những rủi ro và giải pháp

Việc dùng nguồn vốn ODA tài trợ cho DNTN thực hiện các dự án PPP nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cũng kéo theo một số rủi ro.

Thứ nhất, quá trình hợp tác có sự liên quan của nhiều bên và có thể nảy sinh xung đột. Nhà tài trợ ODA có thể có nhiều điều kiện ràng buộc với Chính phủ Việt Nam nhằm ưu ái cho doanh nghiệp của nước họ nhận các gói thầu lớn thay vì cho các DNTN của Việt Nam vay vốn để thực hiện. Trên thực tế, vốn vay ODA thường có hai loại, loại có điều kiện bắt buộc phải sử dụng nhà thầu của nước ngoài và loại không có điều kiện này. Loại vốn vay ODA có điều kiện thường rất hấp dẫn do lãi suất thấp, thời gian ân hạn dài, có thể đáo hạn... Tuy nhiên nếu vay vốn ODA có điều kiện thì cũng đồng nghĩa là khép cánh cửa đối với doanh nghiệp Việt Nam. Về phía Chính phủ Việt Nam, do sức ép của gánh nặng nợ công và tính phức tạp của các quy trình thẩm định dự án nên sẽ giảm động lực bảo lãnh cho DNTN trong nước để vay các khoản ODA này.

Thứ hai, Việt Nam hiện đang thiếu một cơ sở pháp lý hoàn thiện, đầy đủ để cho phép khu vực tư nhân tham gia đấu thầu và vay vốn ODA để thực hiện các dự án PPP. Các quy trình phức tạp, rào cản kỹ thuật, các tiêu chí tài chính với khu vực tư nhân, tính ỳ của hệ thống quan liêu càng làm giảm động lực của khu vực tư nhân khi muốn tiếp cận nguồn vốn này.

Thứ ba, hệ thống thông tin về các dự án ODA chưa công khai, minh bạch, gây khó khăn cho cả nhà hoạch định chính sách lẫn DNTN trong việc tìm kiếm thông tin và đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư. Nước ta chưa có một cơ sở dữ liệu công khai, định kỳ về kế hoạch, báo cáo tài chính, đánh giá hiệu quả các dự án được sử dụng ODA.

Để khắc phục những rủi ro trên, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các nước như Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc trong trong việc tạo điều kiện cho DNTN sử dụng hiệu quả ODA:

Thứ nhất, Nhà nước nên có sự chọn lọc với các nguồn ODA, tăng cường sử dụng tham vấn của luật sư khi ký kết hợp đồng vay ODA để tránh các điều khoản quá bất lợi. Không vay thêm ODA khi chưa cải thiện hiệu quả sử dụng hoặc các dự án cũ chưa giải ngân hết.

Thứ hai, cần có sự phối hợp giữa nhà tài trợ trong hoạt động kiểm tra, giám sát các dự án sử dụng vốn ODA.

Thứ ba, có cơ quan quản lý, thẩm định ODA chuyên nghiệp và tiến hành các quy trình thẩm định, lựa chọn nhà thầu công bằng cho mọi thành phần kinh tế.

Thứ tư, cho phép đại diện của khu vực tư nhân tham gia vào quá trình đàm phán vay vốn ODA tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc này sẽ làm tăng tính minh bạch đồng thời nắm bắt được những nhu cầu của khu vực tư nhân đối với nguồn vốn này.

Theo The Saigontimes

  • Cùng chuyên mục
Hà Nội thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư

Hà Nội thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư

Hà Nội quyết định thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường.

Đầu tư - 03/07/2025 07:28

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ

Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo lại việc lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trước ngày 5/7.

Đầu tư - 02/07/2025 15:11

Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ

Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ

Luxshare-ICT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An đề xuất các nội dung nhằm hỗ trợ công ty giải quyết vấn đề khó khăn trong tuyển dụng nhân lực.

Đầu tư - 02/07/2025 13:01

Mục tiêu GDP 8% năm 2025: Cơ hội đầu tư từ đâu?

Mục tiêu GDP 8% năm 2025: Cơ hội đầu tư từ đâu?

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trong năm 2025 với lực đẩy từ đầu tư công cùng loạt chính sách tài khóa mở rộng, nhiều ngành kinh tế và nhóm cổ phiếu như hạ tầng, bất động sản khu công nghiệp và vật liệu xây dựng đang đứng trước chu kỳ tăng trưởng mới, tạo cơ hội cơ cấu lại danh mục đầu tư trung – dài hạn cho nhà đầu tư.

Đầu tư thông minh - 02/07/2025 11:33

Khánh Hòa có thêm hai khu đô thị 'khủng', vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ

Khánh Hòa có thêm hai khu đô thị 'khủng', vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ

Khánh Hòa đón thêm hai dự án quy mô lớn tại Khu kinh tế Vân Phong, gồm Khu đô thị mới Tu Bông và Khu đô thị mới Đầm Môn, tổng vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 01/07/2025 14:50

Bất động sản Bình Dương hưởng lợi sau sáp nhập

Bất động sản Bình Dương hưởng lợi sau sáp nhập

Trong khi thị trường bất động sản nhiều địa phương phía Nam vẫn trong quá trình phục hồi sau giai đoạn khó khăn, thì Bình Dương vẫn cho thấy sự nhộn nhịp với hàng loạt dự án ra mắt, khởi công.

Đầu tư - 01/07/2025 07:40

Minh bạch thị trường chứng khoán qua công nghệ AI

Minh bạch thị trường chứng khoán qua công nghệ AI

Trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng phức tạp, lượng thông tin dày đặc và tốc độ lan truyền nhanh chóng, nhà đầu tư cá nhân đứng trước thách thức lớn trong việc tiếp cận dữ liệu chính xác, phân tích chuyên sâu và ra quyết định kịp thời.

Đầu tư - 01/07/2025 07:00

Số phận hai dự án điện mặt trời 7.800 tỷ ở Nghệ An?

Số phận hai dự án điện mặt trời 7.800 tỷ ở Nghệ An?

Hai dự án nhà máy điện mặt trời có tổng mức đầu tư 7.800 tỷ đồng tại Nghệ An vừa được Sở Tài chính tỉnh này kiến nghị UBND tỉnh bãi bỏ chủ trương đầu tư.

Đầu tư - 01/07/2025 06:45

Bất chấp rủi ro thuế quan, doanh nghiệp châu Âu vẫn vững tin vào triển vọng dài hạn của Việt Nam

Bất chấp rủi ro thuế quan, doanh nghiệp châu Âu vẫn vững tin vào triển vọng dài hạn của Việt Nam

Bất chấp những biến động ngày càng phức tạp trên thị trường quốc tế, niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn được duy trì vững vàng.

Đầu tư - 30/06/2025 18:03

Chuyên gia kinh tế trưởng OECD: Hy vọng Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ

Chuyên gia kinh tế trưởng OECD: Hy vọng Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ

Chuyên gia OECD kỳ vọng Việt Nam đạt được thỏa thuận không chỉ với Mỹ mà với các quốc gia khác để tiếp tục hạ các rào cản và xuất khẩu mạnh mẽ.

Đầu tư - 30/06/2025 16:08

Bảo Việt khẳng định tiên phong trong hệ sinh thái bảo hiểm

Bảo Việt khẳng định tiên phong trong hệ sinh thái bảo hiểm

Ông Nguyễn Việt Anh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo Việt cho rằng những doanh nghiệp có năng lực triển khai nhanh chóng, minh bạch và nhất quán như Bảo hiểm Bảo Việt chính là mắt xích thiết yếu, giúp giảm nhẹ tổn thất, ổn định dòng vốn và giữ vững niềm tin thị trường.

Đầu tư - 30/06/2025 14:41

Hà Tĩnh xây dựng 35 khu tái định cư dự án đường sắt Bắc - Nam

Hà Tĩnh xây dựng 35 khu tái định cư dự án đường sắt Bắc - Nam

Hà Tĩnh dự kiến sẽ xây dựng 35 khu tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Đầu tư - 30/06/2025 07:00

Kết quả đàm phán thương mại ảnh hưởng thế nào đến triển vọng kinh tế Việt Nam?

Kết quả đàm phán thương mại ảnh hưởng thế nào đến triển vọng kinh tế Việt Nam?

Hai tổ chức IMF và OECD cho rằng kết quả đàm phán thuế quan với Mỹ sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP, tình hình tài chính và tiền tệ của Việt Nam.

Đầu tư - 30/06/2025 06:45

Đà Nẵng cần thêm thời gian để gỡ vướng 13 dự án trên bán đảo Sơn Trà

Đà Nẵng cần thêm thời gian để gỡ vướng 13 dự án trên bán đảo Sơn Trà

Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ xem xét cho phép bổ sung thời hạn hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với 13 dự án trên bán đảo Sơn Trà.

Đầu tư - 29/06/2025 15:44

 VinFast khánh thành nhà máy sản xuất ô tô điện công suất 200.000 xe/năm tại Hà Tĩnh

VinFast khánh thành nhà máy sản xuất ô tô điện công suất 200.000 xe/năm tại Hà Tĩnh

Nhà máy sản xuất ô tô điện tại Hà Tĩnh quy mô 360.000 m2, công suất 200.000 xe/năm là nhà máy sản xuất thứ 5 đang được VinFast triển khai trên toàn cầu.

Đầu tư - 29/06/2025 15:41

Quảng Trị ra điều kiện gia hạn tiến độ cho ba dự án điện gió

Quảng Trị ra điều kiện gia hạn tiến độ cho ba dự án điện gió

Ba dự án điện gió gồm Hướng Linh 5, Hướng Hiệp 2 và Hướng Hiệp 3 chỉ được gia hạn tiến độ khi đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu do tỉnh đề ra.

Đầu tư - 29/06/2025 13:58