[Gặp gỡ thứ Tư] Người đứng đầu 'siêu Uỷ ban' phải là Thủ tướng Chính phủ
Câu chuyện thành lập Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn của giới chuyên gia và công chúng. Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
“Siêu Uỷ ban” đã được thai nghén cách đây 20 năm!
Cụm từ “Siêu Uỷ ban” hay việc thành lập Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước đang gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây. Xin ông cho biết xuất phát từ ý tưởng nào mà Uỷ ban này được thành lập sau khi đã có SCIC (Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước)?
TS. Nguyễn Đức Kiên: Việc thành lập một cơ quan quản lý đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN là câu chuyện không mới. Ngay từ những năm 1997-1998 sau 5 năm thực hiện thí điểm cổ phần hoá (CPH) DNNN thì câu chuyện này đã được bàn tới.
Cụ thể, năm 1997, 1998 đã có những nghiên cứu về việc tách chức năng quản lý ra khỏi các bộ chủ quản (gọi cơ quan quản lý nhà nước là bộ chủ quản, vì họ vừa là chủ sở hữu vừa làm chức năng quản lý nhà nước trong ngành, lĩnh vực ấy) đã được tiến hành. Tính tới thời điểm đó, tổng số DNNN là 12.100 DN tính tròn.
Trong những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, chúng ta đã đi nghiên cứu cơ quan Thác quản của Cộng hoà Dân chủ Đức, khi 5 bang của Đông Đức sáp nhập với 11 bang của Tây Đức. Chúng ta cũng đi nghiên cứu Công ty Quản lý vốn Temasek của Singapore, rồi nghiên cứu Uỷ ban Giám quản của Trung Quốc và một số cơ quan của các nước khác có những mô hình quản lý vốn nhà nước để lấy kinh nghiệm cho việc thành lập cơ quan quản lý vốn nhà nước tại Việt Nam.
Tại Nghị quyết TW 3 Khoá IX về đổi mới nâng cao hiệu quả vốn DNNN đã đưa ra một khuyến nghị thí điểm tách việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu của một bộ quản lý chuyên ngành ra, hình thành một cơ quan quản lý phần vốn nhà nước. Lúc đó, ý tưởng của những người làm công tác nghiên cứu là thành lập một cơ quan tương tự như Temasek của Singapore để quản lý các tổng công ty 91, còn những tổng công ty 90 thì CPH hết để nhường quyền cho thị trường.
Tuy nhiên, vì những lý do khách quan và chủ quan, chúng ta chỉ ra được Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vào năm 2004. SCIC lúc này không phải là quản lý vốn của 17 tổng công ty 91 nữa mà quay trở lại quản lý các DN nhỏ mà các địa phương CPH sau đó chuyển giao phần vốn về cho SCIC. Như vậy là ý đồ của những người xây dựng chính sách từ nghiên cứu tới thực tiễn đã có sự “vênh” rất lớn.
Giai đoạn sau đó, tại Đại hội IX, sau năm 2006 chúng ta lại thành lập các tập đoàn kinh tế với việc thí điểm 7 tập đoàn kinh tế. Đến tháng 4/2007 thì chúng ta cho ra đời tiếp 5 tập đoàn kinh tế. Như vậy cho tới thời điểm này mô hình SCIC về thực chất là đã phá sản, bởi có sự cạnh tranh kịch liệt giữa Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước với mô hình tập đoàn kinh tế.
Ở thời điểm này, một trong những điều làm được là đã tách chức năng quản lý nhà nước của các Bộ với chức năng chủ sở hữu, 12 tập đoàn kinh tế trực thuộc trực tiếp Thủ tướng Chính phủ. Chúng ta điều hành nền kinh tế 2006, 2007 với những “quả đấm thép” là các tập đoàn kinh tế, nhưng đến năm 2009 lại xảy ra sự kiện Vinashin, nên có bước thụt lùi và đến năm 2012 ban hành Nghị định 99 về chức năng nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu, giao lại quyền đại diện phần vốn, phần quyết định nhân sự cho các Bộ mà không trực thuộc Thủ tướng Chính phủ nữa.
Từ khi có Cương lĩnh 1991 về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta vẫn kiên trì thực hiện tách vai trò của cơ quan quản lý nhà nước với đại diện chủ sở hữu. Một lần nữa trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 khẳng định phải sớm thành lập cơ quan quản lý vốn nhà nước tại DN.
Như vậy, việc thai nghén ý tưởng, hình thành chức năng hoạt động của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại DN ở giai đoạn này đã kéo dài 20 năm chứ không phải mới ngày một ngày hai. Vấn đề ở đây là chúng ta có quyết tâm làm hay không còn những nghiên cứu, đề xuất thì đã rất đầy đủ.
Vậy làm sao để phân biệt được vai trò của SCIC và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, thưa ông?
TS. Nguyễn Đức Kiên: Tên của SCIC đã là kinh doanh rồi còn Uỷ ban này là đại diện chủ sở hữu, là Uỷ ban Quản lý vốn và tài sản không phải Uỷ ban về kinh doanh. Năm 2001, 2002 Ban Kinh tế Trung ương cũng đã xây dựng đề án về Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước.
Nhiệm vụ của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước phải giải quyết được hai vấn đề cơ bản là hiệu quả sử dụng vốn và vấn đề cán bộ. Đây sẽ là cơ quan giám sát việc thực hiện phần vốn nhà nước tại DN, phải báo cáo cho chủ sở hữu là Quốc hội, đại diện chủ sở hữu là Chính phủ về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại từng cơ quan, từng đơn vị kinh doanh như thế nào. Từ đó, đánh giá được cán bộ cử vào DN đó hoạt động có hoàn thành nhiệm vụ hay không.
Người đứng đầu “siêu Uỷ ban” phải là Thủ tướng
Có ý kiến cho rằng “Siêu Uỷ ban” này cần những người làm chuyên môn chứ không phải là những anh làm chính trị. Quan điểm của ông về vấn đề này là như thế nào?
TS. Nguyễn Đức Kiên: Công tác cán bộ thì phải căn cứ theo Điều lệ của Đảng. Tuy nhiên, theo tôi chúng ta phải tách ra. Thứ nhất là Người đứng đầu Uỷ ban này nhất thiết phải là một nhà chính trị, một nhà chính trị hàng đầu. Vì Uỷ ban này quản lý toàn bộ nguồn lực của quốc gia đến 5 triệu tỷ đồng, mà kinh tế thì phải phục vụ chính trị, nên Người đứng đầu phải là một người làm chính trị để đưa ra những quyết định chính trị không phải là những quyết định chuyên môn. Còn lại, bộ máy giúp việc sẽ là bộ máy chuyên môn. Và chúng ta phải rạch ròi như thế.
Giống như Temasek của Singapore thì người đứng đầu cũng là Thủ tướng Chính phủ. Còn nếu chúng ta cứ theo tư duy như hiện nay, uỷ quyền cho một ông làm Chủ tịch Uỷ ban này (không phải Thủ tướng), tức là Quốc hội uỷ quyền cho Chính phủ, Chính phủ lại uỷ quền cho Thủ tướng, rồi Thủ tướng lại uỷ quyền cho một người khác. Như vậy là uỷ quyền 3 lần, thì sẽ chẳng làm được gì. Vì cơ quan đó sẽ không “đủ tầm”, không đủ thẩm quyền, đủ nhanh để đưa ra những quyết sách quan trọng.
Thứ 2 là chúng ta phải quản lý phần hiệu quả sản xuất của tập đoàn, phần vốn nhà nước giao cho tập đoàn sinh lợi bao nhiêu %/năm, nói cách khác là chia cổ tức bao nhiêu 1 năm. Nếu không đạt được mức kỳ vọng thì cần phải đưa phương án thay thế, thay ai, thay như thế nào và ai sẽ là người chịu trách nhiệm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, của người đại diện phần vốn ở DN là việc của Uỷ ban này. Riêng việc bán gì, mua gì đầu tư gì tại doanh nghiệp thì Uỷ ban không nên can thiệp sâu, vì đó là hoạt động chuyên môn, những người làm ở Uỷ ban khó mà theo sát hằng ngày để biết được rõ mọi hoạt động của họ.
Có ý kiến cho rằng vấn đề quan trọng nhất với các DNNN hiện nay và vai trò của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước được thành lập sắp tới là phải tích cực thoái vốn nhà nước khỏi những ngành mà nhà nước không cần nắm giữ. Ông nghĩ sao về quan điểm này?
TS. Nguyễn Đức Kiên: Vấn đề là chúng ta phải xác định thoái vốn thế nào để có hiệu quả cao nhất? Và những ngành nào, DN nào mà nhà nước cần có vai trò và ngành nào, DN nào thì không?
Vừa rồi việc thoái vốn tại Sabeco vẫn còn gây tranh cãi là đúng hay không đúng khi chưa ai trả lời được câu hỏi 10 năm nữa thị trường bia Việt Nam sẽ do ai nắm giữ? Cùng với đó là câu hỏi tại sao chúng ta lại phải bán cả 51% cổ phần cho một nhà đầu tư nước ngoài trong khi có thể chia nhỏ số cổ phần đó, bán công khai trên mạng cho các nhà đầu tư trong nước để huy động nguồn lực từ dân chúng? Thiết nghĩ đây là vấn đề đòi hỏi các cơ quản quản lý nhà nước phải giải quyết.
Hay câu chuyện thoái vốn tại Vinamilk. Câu hỏi liệu chúng ta có nên thoái vốn nhà nước tại Vinamilk cho đến nay vẫn tiếp tục gây tranh cãi. Bởi chúng ta đã không gắn Vinamilk với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, từ việc nuôi bò như thế nào, vắt sữa ra sao, rồi các sản phẩm thành phẩm sau đó.
Chúng ta cứ ra rả nói về nông nghiệp công nghệ cao nhưng không biết rằng đầu ra của nó là đâu. Đó chính là Vinamilk. Vì thế, cần phải giữ lại Vinamilk để nó trở thành bà đỡ cho nông nghiệp công nghệ cao, là đầu ra trực tiếp của người nông dân.
Tôi có cảm tưởng rằng, chúng ta đang nói theo phong trào, việc ai không nói tới thoái vốn DNNN ở thời điểm này là sẽ bị “chụp mũ” rằng không đổi mới. Tuy nhiên, hãy nhìn sâu hơn vào bản chất vấn đề, thoái vốn nhà nước không phải là thoái cho bằng được mà là thoái vốn làm sao có lợi nhất cho đất nước, cho người dân. Có lẽ chũng ta cũng nên hỏi và đáp một câu rằng “Bán Sabeco 5 tỷ USD người nông dân, 94 triệu người dân được gì?”.
Tôi muốn nhấn mạnh lại rằng, vấn đề Người đứng đầu Uỷ ban này cần là một người chính trị, lấy mục tiêu vì dân, vì nước lên hàng đầu chứ không phải vì lợi nhuận. Người đứng đầu cần có tầm nhìn xuyên suốt, chiến lược dài hơi trong ít nhất 30 năm, đặt vấn đề CPH DNNN trong tầm nhìn vài chục năm mà không chạy theo những mục tiêu kinh tế ngắn hạn.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
- Cùng chuyên mục
Cựu lãnh đạo Vingroup ứng cử vào HĐQT TCBS
Ứng cử viên thành viên HĐQT Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) là bà Nguyễn Thị Dịu-người từng giữ chức Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup trong 4 năm.
Tài chính - 03/12/2024 14:07
Vì sao khối ngoại liên tục bán ròng?
Bà Hồ Thúy Ái, Phó Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Phú Hưng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều yếu tố thuận lợi và triển vọng nâng hạng sẽ giúp thu hút dòng vốn ngoại sớm quay trở lại.
Tài chính - 03/12/2024 13:39
Lợi nhuận 4 nhà máy Samsung tại Việt Nam giảm còn 3 tỷ USD
Trong 9 tháng đầu năm nay, 4 nhà máy chính của Samsung tại Việt Nam giảm lợi nhuận 23,6% so với cùng kỳ năm trước còn 4.181 tỷ won, tương đương 3 tỷ USD.
Tài chính - 03/12/2024 11:18
Bidiphar sẽ bán 23,3 triệu cổ phiếu để xây thêm nhà máy
Bidiphar sẽ chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược dự kiến khoảng 23,3 triệu cổ phiếu, giá chào bán tối thiểu 50.000 VND/cổ phiếu, nhằm đầu tư đầu tư hai nhà máy mới.
Tài chính - 03/12/2024 10:25
ELC liên danh cùng công ty vài tháng tuổi mua dự án tại KĐT Tây Hồ Tây
Nghị quyết HĐQT ELC đã thông qua việc liên danh cùng một công ty mới thành lập trong năm 2024 để thực hiện thương vụ mua lô đất H1CC1 nằm tại dự án KĐT Tây Hồ Tây.
Tài chính - 03/12/2024 08:31
Lộc Trời có lãnh đạo mới trước thềm ĐHĐCĐ bất thường
Hai nhân sự cấp cao mới đều là những thành viên cấp cao tại các công ty thành viên mới của Tập đoàn Lộc Trời.
Tài chính - 02/12/2024 13:24
VinaCapital: Đồng USD tiếp tục tăng giá sẽ là rủi ro với chứng khoán Việt Nam
Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital, nhìn nhận rủi ro trước mắt lớn nhất đối với thị trường chứng khoán Việt Nam là khả năng đồng USD tiếp tục tăng giá.
Tài chính - 02/12/2024 11:39
Cổ phiếu AGG ‘rớt thảm’, nhóm Chủ tịch HĐQT cơ cấu tài khoản
Cổ phiếu AGG đang giao dịch ở vùng đáy 4 năm. Nhóm ông Nguyễn Bá Sáng thông báo tiến hành cơ cấu danh mục trong tháng cuối năm 2025.
Tài chính - 02/12/2024 06:30
Tiền lương toàn cầu tăng nhanh
Tiền lương trung bình thực tế toàn cầu đã bắt đầu tăng trở lại khi lạm phát giảm dần. Năm 2023, tiền lương thực tế toàn cầu tăng 1,8%, và dự báo sẽ tăng lên 2,7% trong năm 2024. Đây là mức tăng cao nhất trong hơn 15 năm qua.
Tài chính - 01/12/2024 18:04
Vợ chồng phó giám đốc ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt hơn 61 tỉ đồng
Ông Nguyễn Tuấn Cường, Phó giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) Quảng Ngãi, cùng vợ bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt hơn 61 tỉ đồng của người thân, bạn bè...
Tài chính - 01/12/2024 10:27
Tín dụng tiêu dùng tại TP.HCM tăng 6,3% trong 10 tháng đầu năm
Đến cuối tháng 10/2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ.
Tài chính - 01/12/2024 08:14
Cần nhiều nỗ lực hơn để vốn ngoại quay lại
Ông Park Won Sang, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng, để thị trường vốn phát triển, cần thêm nhiều chính sách so với hiện nay.
Tài chính - 30/11/2024 12:15
Eximbank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024
Ngày 28/11/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Khách sạn Melia Hà Nội.
Tài chính - 29/11/2024 15:55
Nhóm cổ phiếu bảo hiểm bất ngờ bứt phá
Nhóm cổ phiếu bảo hiểm là nhóm tăng giá mạnh nhất phiên 29/11 với mức tăng 5,11%, riêng BVH và MIG tăng hết biên độ 7%.
Tài chính - 29/11/2024 15:52
PV Drilling – cổ phiếu lướt sóng ưa thích của Dragon Capital có gì?
Nhóm quỹ Dragon Capital liên tục lướt sóng cổ phiếu PVD duy trì tỷ lệ sở hữu trong khoảng 4,9% đến 5,1%. Lợi nhuận PV Drilling cải thiện nhờ nhu cầu khoan tăng mạnh.
Tài chính - 29/11/2024 14:36
TTC Hospitality hút 500 tỷ đồng trái phiếu để đáo nợ
TTC Hospitality sở hữu 13 khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trong đó có 4 địa điểm đạt chuẩn 5 sao. Việc đưa các khách sạn 5 sao vào hoạt động khiến công ty lỗ nặng trong 9 tháng.
Tài chính - 29/11/2024 10:01
- Đọc nhiều
-
1
Công nghiệp bán dẫn, chip điện tử - 'mạch máu' của nền kinh tế hiện đại
-
2
Cổ phiếu AGG ‘rớt thảm’, nhóm Chủ tịch HĐQT cơ cấu tài khoản
-
3
Đứng Top thế giới về tài sản số nhưng Việt Nam chưa có quy định rõ ràng
-
4
Quốc hội quyết đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 1,7 triệu tỷ đồng
-
5
Vụ Đại Ninh: Cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính Mai Tiến Dũng đối diện mức án 10 - 15 năm tù
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 2 week ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 4 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 4 week ago