Quốc hội quyết đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 1,7 triệu tỷ đồng
Quốc hội khóa XV vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tổng mức đầu tư hơn 1,7 triệu đồng.
Chiều 30/11, với 443/454 tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Hơn 1,7 triệu tỷ làm dự án làm đường sắt tốc độ 350 km/h
Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.
Về quy mô, nghị quyết xác định đầu tư mới toàn tuyến đường đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; phương tiện, thiết bị; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết;
Hình thức đầu tư được xác định là đầu tư công. Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 10.827 ha, số dân tái định cư khoảng 120.836 người. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 1.713.548 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguồn vốn hợp pháp khác.
Về tiến độ thực hiện, nghị quyết yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành dự án năm 2035. Để triển khai dự án, Quốc hội đồng ý dự án được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt.
Trong quá trình thực hiện dự án, Thủ tướng Chính phủ được quyết định phát hành trái phiếu Chính phủ để bổ sung dự toán và kế hoạch đầu tư hằng năm cho Dự án trong trường hợp dự toán ngân sách nhà nước bố trí hằng năm không đáp ứng tiến độ;
Chính phủ cũng được huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài để thực hiện dự án và không phải lập Đề xuất dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài; áp dụng theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng khác với quy định của nhà tài trợ nước ngoài;
Cùng với đó sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hằng năm (nếu có) và các nguồn vốn hợp pháp khác cho Dự án trong trường hợp dự toán ngân sách nhà nước bố trí hàng năm không đáp ứng tiến độ. Việc sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi không phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Dự án được bố trí vốn qua các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn, mức vốn bố trí mỗi kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn phù hợp với tiến độ thực hiện dự án và không giới hạn phần vốn chuyển tiếp của dự án sang kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn tiếp theo. Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để bố trí vốn cho dự án.
Dự án không phải thực hiện việc thẩm định khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công.
Trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, trừ trường hợp điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của dự án; xem xét, quyết định bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho dự án.
Về cơ chế, chính sách bảo đảm phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khi lựa chọn nhà thầu các gói thầu EPC, gói thầu tư vấn sử dụng nhà thầu nước ngoài, thành phần tổ thẩm định theo quy định của pháp luật về đấu thầu và bổ sung đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước.
Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ tổng mức đầu tư đã được hoàn thiện theo báo cáo thẩm định của cấp quyết định đầu tư cho Kiểm toán nhà nước để thực hiện kiểm toán làm cơ sở phê duyệt dự án.
Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm gửi kết quả kiểm toán cho cấp quyết định đầu tư trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị kiểm toán.
Phấn đấu khởi công năm 2027
Báo cáo tóm tắt tiếp thu, chỉnh lý và giải trình về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết có ý kiến đề nghị bổ sung phạm vi dự án kéo dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau và phân kỳ thực hiện theo từng giai đoạn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định phát triển các tuyến đường sắt mới từ Lạng Sơn đến Cần Thơ, gồm 3 đoạn tuyến: Lạng Sơn (Đồng Đăng) - Hà Nội, Hà Nội - TPHCM, TPHCM - Cần Thơ để kết nối các vùng động lực, các đô thị, trung tâm kinh tế lớn và bảo đảm quốc phòng - an ninh trên hành lang kinh tế Bắc - Nam.
Do các đoạn tuyến đường sắt từ Lạng Sơn đến Cần Thơ có nhu cầu vận tải khác nhau nên tiêu chuẩn kỹ thuật, loại hình đường sắt cũng khác nhau và được nghiên cứu đầu tư theo các dự án độc lập, phù hợp với nhu cầu vận tải của từng đoạn tuyến và khả năng huy động nguồn lực.
Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đoạn Lạng Sơn - Hà Nội có chiều dài 156 km là đường sắt tiêu chuẩn, đang nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết, dự kiến đầu tư trước năm 2030.
Đoạn Hà Nội - TPHCM có chiều dài 1.541 km, là đường sắt tốc độ cao, phấn đấu khởi công năm 2027; và đoạn TP.HCM - Cần Thơ có chiều dài 174 km, là đường sắt tiêu chuẩn, đang chuẩn bị đầu tư, dự kiến triển khai đầu tư trước năm 2030.
Về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của dự án, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng các dự án đường sắt mang lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế, tuy nhiên doanh thu tính toán hoàn vốn cho dự án chủ yếu từ nguồn thu vận tải, khai thác thương mại để cân đối cho chi phí vận hành, bảo dưỡng phương tiện, bảo trì kết cấu hạ tầng và trả phí hạ tầng cho Nhà nước.
Theo đó, trong 4 năm đầu khai thác, doanh thu chỉ bù đắp được chi phí vận hành, bảo trì phương tiện, do đó Nhà nước cần hỗ trợ một phần từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế bố trí cho hệ thống đường sắt như hiện nay, để bảo trì kết cấu hạ tầng.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được xây dựng nhằm đáp ứng như cầu vận tải, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, bảo đảm kết nối hiệu quả các hành lang Đông - Tây và các nước trong khu vực.
- Cùng chuyên mục
Chủ tịch TP. Hải Phòng được bổ nhiệm, kỷ luật Chủ tịch, Phó Chủ tịch quận
Với mô hình chính quyền đô thị TP. Hải Phòng đã được Quốc hội thông qua, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng được bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, tạm đình chỉ công tác Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận.
Sự kiện - 30/11/2024 12:54
Hà Nội ấn định ngày hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn phải xong trước ngày 25/12/2024.
Sự kiện - 30/11/2024 12:16
[Café Cuối tuần] Luật Đặt cược thể thao, xổ số và casino: Tại sao không?
Sau 7 năm "thí điểm" với Nghị định 06, đã đến lúc Việt Nam cần một đạo luật chính thức để quản lý các hoạt động đặt cược thể thao và xổ số.
Sự kiện - 30/11/2024 11:29
Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia, quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức hoạt động đặc sắc tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật.
Sự kiện - 30/11/2024 11:04
Quốc hội 'chốt' thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương với đa số đại biểu tán thành.
Sự kiện - 30/11/2024 10:21
Tăng trưởng xanh: Nhiều doanh nghiệp còn chưa rõ cơ chế ưu đãi
Trong tiến trình tăng trưởng xanh, nhiều doanh nghiệp chưa rõ mình sẽ được hưởng cơ chế ưu đãi nào. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư mà còn làm giảm động lực của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi mô hình kinh doanh sang bền vững và xanh.
Sự kiện - 29/11/2024 19:14
Hà Tĩnh sắp có thêm TP. Kỳ Anh và nhà máy sản xuất ô tô điện 7.300 tỷ
Việc đưa thị xã Kỳ Anh lên thành phố trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh đã được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh thông qua. Cùng đó, Tập đoàn Vingroup sẽ xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện 7.300 tỷ đồng.
Sự kiện - 29/11/2024 16:01
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đối thoại với nông dân
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh với nông dân Thủ đô năm 2024, chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững".
Sự kiện - 29/11/2024 10:00
Tết Ất Tỵ, vé số miền Nam tăng doanh số 150 tỉ đồng/kỳ
Vé số miền Nam tăng 4 kỳ dịp Tết Ất Tỵ với 15 triệu vé/kỳ xổ số, tương đương doanh số 150 tỉ đồng/kỳ.
Sự kiện - 29/11/2024 09:59
Những vướng mắc pháp lý trong cá cược bóng đá và một số đề xuất
Sau 7 năm, Nghị định 06 về kinh doanh dịch vụ đặt cược đua ngựa, đua chó và thí điểm kinh doanh dịch vụ đặt cược bóng đá quốc tế vẫn chưa đi vào cuộc sống.
Sự kiện - 29/11/2024 06:15
Bình Định điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định vừa công bố quyết định điều động, luân chuyển, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Sự kiện - 28/11/2024 21:45
Bí thư Quảng Trị Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký Quốc hội
Ông Lê Quang Tùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị được bầu làm Tổng Thư ký Quốc hội khóa XV, với 453/454 đại biểu Quốc hội tán thành.
Sự kiện - 28/11/2024 19:43
‘Nga sẵn sàng tham gia dự án điện hạt nhân nếu Việt Nam đề nghị’
Đại diện Đại sứ quán Nga khẳng định Nga đủ năng lực để thực hiện dự án điện hạt nhân tại Việt Nam.
Sự kiện - 28/11/2024 15:04
Đề xuất xây dựng nghị định hoặc đạo luật mới cho đặt cược thể thao
Chiều 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài/ Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".
Sự kiện - 28/11/2024 13:47
'Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ mà bắt Nhà nước bù trừ là không hợp lý'
Về khoản đầu tư rủi ro của doanh nghiệp được đề nghị khấu trừ thuế, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, doanh nghiệp đầu tư vì nguyên nhân nào đó bị thua lỗ mà bắt Nhà nước bỏ tiền ra để bù cho doanh nghiệp là không hợp lý. Các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về hành vi kinh doanh và kết quả cuối cùng.
Sự kiện - 28/11/2024 13:06
Thành ủy Hà Nội sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý cán bộ
Thành ủy Hà Nội ban sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về quản lý cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm cán bộ, giới thiệu cán bộ ứng cử.
Sự kiện - 28/11/2024 12:49
- Đọc nhiều
-
1
Tập đoàn Nhà nước cùng Vingroup làm trạm sạc xe điện có thể lãi đậm năm 2024
-
2
Bà Trương Mỹ Lan xin cơ chế đặc biệt về xử lý tài sản
-
3
Chiều nay (28/11),VAFIE tổ chức hội thảo 'Góp ý sửa nghị định về đặt cược thể thao'
-
4
Nhiều thương hiệu quốc tế bị phạt nặng vì lập lờ với khách hàng
-
5
Đề nghị giảm sâu hoặc miễn thuế cho cơ quan báo chí
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 week ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 3 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 3 week ago