Bộ trưởng GTVT nói gì về những lo ngại làm đường sắt tốc độ cao?

ĐÌNH NGUYÊN
16:13 13/11/2024

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, trước đây, làm đường sắt đô thị chưa hình dung được hạng mục đầu tư đoàn tàu ra sao thì đến nay, để làm đường sắt tốc độ cao mọi yếu tố đã rõ ràng từ kỹ thuật, hướng tuyến đến công nghệ.

Ngày 13/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư đự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Đa số các đại biểu đồng tình với sự cần thiết đầu tư xây dựng tuyến đường sắt này.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng băn khoăn về việc chuyển giao công nghệ, lo ngại đội vốn, chậm tiến độ... của dự án.

Làm rõ thêm các vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, trước đây một số tuyến đường sắt đô thị gặp phải tình trạng chậm tiến độ, đội vốn. Qua nghiên cứu có 3 nguyên nhân chính cần quan tâm khi triển khai các dự án đường sắt.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng giải trình một số vấn đề đại biểu quan tâm. Ảnh: QH

Thứ nhất là công tác chuẩn bị đầu tư, đây là yếu tố rất quan trọng mang tính quyết định việc có đội vốn hay không, do đó cần phải làm thật kỹ. Trước đây, khi triển khai đường sắt đô thị, chúng ta còn chưa hình dung được một hạng mục trong đoàn tàu như thế nào, khi đàm phán có thể chỉ ghi tên. Còn từ nay trở đi, toàn bộ dự án đường sắt được triển khai, mọi yếu tố phải rõ ràng từ kỹ thuật, hướng tuyến đến công nghệ.

Thứ hai là giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng cho rằng, đây là cũng nguyên nhân gây mất rất nhiều thời gian, tốn công sức, kinh phí. Đối với dự án đường sắt tốc độ cao, đây là dự án quan trọng, đặc biệt và Quốc hội cũng đang thảo luận để tách giải phóng mặt bằng thành dự án riêng. Từ đó, tạo thuận lợi khi thực hiện dự án và nhiều dự án khác trong thời gian tới.

Thứ ba là việc lựa chọn đối tác. Từ trước đến nay, khi triển khai các tuyến đường sắt, vốn rất lớn khoảng vài tỷ USD trở lên nên chủ yếu vay vốn ODA. Do đó, chúng ta bị ràng buộc, không được quyền lựa chọn đối tác. Đây là bất lợi rất lớn và cũng là nguyên nhân dẫn đến đội giá.

Đối với dự án đường sắt tốc độ cao, Bộ trưởng nêu rõ, việc lựa chọn đối tác phải theo hướng chọn nhà thầu xây dựng có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và buộc phải chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà thầu không phụ thuộc tới vay vốn nước ngoài.

Phương án được ưu tiên hơn là vay trong nước qua phát hành trái phiếu. Còn nếu vay, dự án chỉ vay không quá 30% tổng mức đầu tư, chia theo năm chỉ khoảng 46.000 tỷ đồng (1,86 tỷ USD/năm), với điều kiện lãi suất thấp và không ràng buộc để đảm bảo khi triển khai thi công.

Doanh nghiệp Việt sẽ làm chủ công nghệ

Về những lo ngại về năng lực quản trị dự án, Bộ trưởng GTVT chia sẻ, dự kiến, khi triển khai dự án đường sắt tốc độ cao sẽ có 2 doanh nghiệp tương đối độc lập tách ra từ Tổng Công ty Đường sắt, bao gồm một doanh nghiệp phụ trách hạ tầng, một doanh nghiệp phụ trách việc khai thác.

Do đó, với kinh nghiệm vận hành hiện nay thì không phải trở ngại lớn. Đồng thời, công tác đào tạo cũng đang được chuẩn bị công phu nên năng lực vận hành không quá đáng lo ngại.

Về chuyển giao công nghệ, Tư lệnh ngành GTVT nhấn mạnh, Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ GTVT đã triển khai chủ động, lựa chọn một số doanh nghiệp lớn để chỉ định hợp tác và nhận chuyển giao.

Bộ GTVT cũng đã tiếp xúc làm việc với một số doanh nghiệp tư nhân lớn, một số doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng để sau này khi triển khai sẽ chỉ định đây là các doanh nghiệp quốc gia, được tham gia chuyển giao công nghệ.

Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ thi công xây dựng, sản xuất đầu máy toa xe và đặc biệt là bảo trì, sửa chữa, nâng cấp… cũng phải do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ.

  • Cùng chuyên mục
Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Nguyễn Văn Thể, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT.

Sự kiện - 13/11/2024 20:58

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của Hà Nội.

Sự kiện - 13/11/2024 17:32

Hà Nội dự kiến chi gần 10.000 tỷ đồng mỗi năm tăng thu nhập cho công chức

Hà Nội dự kiến chi gần 10.000 tỷ đồng mỗi năm tăng thu nhập cho công chức

Nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội dự kiến chi hơn 9.900 tỷ đồng/năm để tăng thêm thu nhập cho nhóm đối tượng này.

Sự kiện - 13/11/2024 16:47

Chưa tăng tiền lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025

Chưa tăng tiền lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025

Quốc hội quyết định chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công năm 2025.

Sự kiện - 13/11/2024 13:01

Hà Nội tổ chức vòng chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính

Hà Nội tổ chức vòng chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính

TP. Hà Nội sẽ tổ chức vòng chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính TP. Hà Nội năm 2024 vào ngày 16/11.

Sự kiện - 13/11/2024 11:28

Phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo nguồn lực cho kinh tế - xã hội

Phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo nguồn lực cho kinh tế - xã hội

Đề án Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được kỳ vọng sẽ giải quyết những điểm nghẽn về nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Sự kiện - 13/11/2024 08:33

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh: Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh: Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị phát huy các giá trị văn hóa truyền thống xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh.

Sự kiện - 13/11/2024 07:04

Phó Thủ tướng: Tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Phó Thủ tướng: Tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, để báo chí phát triển trong thời gian tới, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí.

Sự kiện - 12/11/2024 18:24

Hạn chế tình trạng 'con sâu làm rầu nồi canh' trong báo chí

Hạn chế tình trạng 'con sâu làm rầu nồi canh' trong báo chí

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, để hạn chế tình trạng "con sâu làm rầu nồi canh" trong báo chí, Bộ TT&TT đã có quy định mới, sẽ xử lý trực tiếp tổng biên tập và phóng viên nếu có vi phạm.

Sự kiện - 12/11/2024 18:23

Thủ tướng: Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Thủ tướng: Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã và đang đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi.

Sự kiện - 12/11/2024 18:21

Tin giả gây thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán

Tin giả gây thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, có những thông tin gây thiệt hại vốn hóa nhiều nghìn tỷ đồng ở trên thị trường chứng khoán.

Sự kiện - 12/11/2024 15:14

Người dùng các mạng xã hội Việt Nam cao hơn Facebook, Youtube, Tiktok

Người dùng các mạng xã hội Việt Nam cao hơn Facebook, Youtube, Tiktok

Bộ trưởng TT&TT cho biết, hiện nay, tổng số người dùng của các mạng xã hội Việt Nam cộng lại thì tương đương, thậm chí cao hơn so với các mạng xã hội lớn như Facebook, Youtube, Tiktok.

Sự kiện - 12/11/2024 15:10

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Mạng xã hội ra đời 'lấy mất nghề' của báo chí

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Mạng xã hội ra đời 'lấy mất nghề' của báo chí

Bộ trưởng TT&TT cho rằng, khi mạng xã hội ra đời đã "lấy mất nghề" của báo chí vì báo chí tập trung vào đưa tin nhưng mạng xã hội lại đưa tin nhanh hơn.

Sự kiện - 12/11/2024 12:38

Quản lý mạng xã hội, chống tin giả là vấn đề mang tính toàn cầu

Quản lý mạng xã hội, chống tin giả là vấn đề mang tính toàn cầu

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, vấn đề quản lý mạng xã hội, chống tin giả, tin sai sự thật không chỉ ở Việt Nam mà mang tính toàn cầu.

Sự kiện - 12/11/2024 11:45