Đại biểu Hà Nội lo đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn, chậm tiến độ

BẢO LÂM
14:12 13/11/2024

Đại biểu Hà Nội lo ngại tình trạng đội vốn, chậm tiến độ xảy ra tại dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Sáng 13/11, thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội đoàn TP. Hà Nội đồng tình với sự cần thiết đầu tư xây dựng tuyến đường sắt này.

Cần làm chủ quá trình đầu tư

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, dự án đường sắt tốc độ cao sẽ tạo ra sự kết nối, lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội, tránh tình trạng như hiện nay chỉ tập trung vào một số tỉnh, thành phố lớn theo chiều dọc đất nước.

Bên cạnh đó, nút thắt về logistics sẽ được tháo gỡ khi dự án này hoàn thành. Đại biểu Hà Nội cũng đề nghị trong Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án này, cần nêu rõ dự án đường sắt này sẽ vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá.

Đại biểu Quốc hội lo dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường. Ảnh: Phạm Thắng.

Về phương thức đầu tư, ông Hoàng Văn Cường dẫn trường hợp các dự án đường sắt đô thị như Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội, Bến Thành - Suối Tiên chậm tiến độ nhiều năm, đội vốn để bày tỏ lo ngại.

Cũng theo đại biểu Hà Nội, điểm cốt lõi là cần chuyển giao công nghệ, chúng ta cần làm chủ quá trình đầu tư, tránh việc phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

"Chúng ta hợp tác với nước nào không quan trọng, nhưng cần chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Nếu như vậy thì mới đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ. Còn không thực hiện được việc này, từ đầu tư đến vận hành, sữa chữa, bảo hành về sau sẽ phải phụ thuộc, có thể trở thành "món nợ" về sau", đại biểu Cường nói.

Vị đại biểu Hà Nội cũng lưu ý dự án đường sắt tốc độ cao này cần tính toán đến nhu cầu thực tế của các địa phương hiện chưa có sân bay, bởi đây sẽ là phương thức bổ trợ cho hàng không.

Các dự án đường sắt đô thị đều đội vốn

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) nhìn nhận, đây là thời điểm chín muồi để thực hiện đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Theo ông, dự án với tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD, mỗi năm phân bổ hơn 6 tỷ USD, là con số rất lớn. Song đây được xác định là dự án mang tính biểu tượng, động lực phát triển cho đất nước trong giai đoạn mới.

"Nếu dự án triển khai tốt, sẽ phát huy vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nếu như triển khai có những rủi ro, thì hệ lụy là chúng ta sẽ phải xử lý trong tương lai", vị đại biểu bày tỏ.

Đại biểu Quốc hội lo dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường. Ảnh: Phạm Thắng.

Ông Nguyễn Phi Thường cũng đồng tình với đại biểu Hoàng Văn Cường về việc cần chuyển giao công nghệ và đề cập đến các dự án đường sắt đô thị hiện nay như Nhổn - Ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông, Bến Thành - Suối Tiên chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật chung, mỗi dự án là công nghệ của một nước.

Vấn đề chuyển giao ở các dự án này hiện chỉ dừng lại ở mức khai thác, vận hành tuyến. Trong trường hợp phải thay thế các hạng mục kỹ thuật phải phụ thuộc nhà sản xuất nước ngoài.

Về vấn đề đội vốn, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho biết ngay cả ở Mỹ, dự án đường sắt cũng đội vốn gấp 2,2 lần so với ban đầu. Ở trong nước, theo ông Thường, các dự án đường sắt đô thị đều đội vốn. Do đó, việc đưa ra tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD cần có nhiều giải pháp đi kèm.

Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, dự án rất cần thiết, lợi ích lan tỏa xã hội lớn. Tuy nhiên, ông cũng lo ngại về năng lực quản trị của dự án, nhân lực vận hành, chuyển giao công nghệ và làm chủ công nghệ ra sao, để Việt Nam có thể tự lực tự cường xây dựng nền công nghiệp đường sắt do người Việt Nam vận hành và tự xử lý các vấn đề.

Đại biểu Hùng nhấn mạnh dự án vô cùng lớn nên người dân rất lo lắng. Ông cũng dẫn chứng dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông khởi công chính thức năm 2011 dự kiến hoàn thành 2015, nhưng sau 12 lần lỡ hẹn mới chạy chính thức.

Dự kiến nguồn vốn ban đầu dự án là 553 triệu USD nhưng sau đó lên 868 triệu USD. Dự án Nhổn - ga Hà Nội cũng 14 lần lỡ hẹn, khởi công năm 2006 dự kiến hoàn thành 2010, nhưng tới nay chưa vận hành toàn tuyến.

"Cả hai dự án đường sắt đô thị nội đô dù không thể so với đường sắt tốc độ cao nhưng đều kéo dài thời gian và đội vốn. Do đó, cần sự chuẩn bị rất kỹ để hoàn thành dự án đường sắt tốc độ cao"- đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng băn khoăn.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận hồ sơ Bộ Giao thông vận tải trình và đánh giá rất lạc quan, màu hồng. Tuy nhiên, cần đánh giá những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình triển khai dự án về vốn, nhân lực, giải phóng mặt bằng, tái định cư, công nghệ.

Theo đề xuất của Chính phủ vừa trình Quốc hội, tuyến đường sắt này bắt đầu tại TP. Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến khoảng 1.541 km. Xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).

Về tiến độ, Chính phủ đề xuất hoàn thành công tác lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế vào năm 2025-2026; khởi công dự án năm 2027; phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2035.

  • Cùng chuyên mục
Sẽ có sàn giao dịch tiền điện tử tại Trung tâm tài chính Việt Nam?

Sẽ có sàn giao dịch tiền điện tử tại Trung tâm tài chính Việt Nam?

Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất thử nghiệm có kiểm soát hoạt động fintech, gồm sàn giao dịch tài sản điện tử, tiền điện tử tại các Trung tâm tài chính.

Sự kiện - 09/01/2025 18:02

Việt Nam, Lào ký hiệp định mua bán điện than, thúc đẩy dự án cao tốc Hà Nội - Vientiane

Việt Nam, Lào ký hiệp định mua bán điện than, thúc đẩy dự án cao tốc Hà Nội - Vientiane

Hai bên phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương năm 2025 tăng từ 10-15% so với năm 2024, hướng tới sớm đạt mục tiêu 5 tỷ USD.

Sự kiện - 09/01/2025 17:24

Đầu tư hơn 4.100 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Yên Bình 3

Đầu tư hơn 4.100 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Yên Bình 3

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên do Tập đoàn BMK làm chủ đầu tư, có quy mô 295,34 ha được đầu tư với tổng nguồn vốn là 4.139,39 tỷ đồng.

Sự kiện - 09/01/2025 17:21

Nghiên cứu phương án huy động vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Nghiên cứu phương án huy động vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT nghiên cứu phương án huy động vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Sự kiện - 09/01/2025 09:15

Doanh nghiệp FDI duy nhất liên tục nằm trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Doanh nghiệp FDI duy nhất liên tục nằm trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Từ khi có mặt tại Việt Nam, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên luôn là doanh nghiệp FDI duy nhất nằm trong Top 10 Bảng xếp hạng 500 doanh nghiêp lớn nhất Việt Nam (VNR500)

Sự kiện - 09/01/2025 07:55

Đề nghị Doosan Vina mở rộng sang lĩnh vực điện gió ngoài khơi ở Việt Nam

Đề nghị Doosan Vina mở rộng sang lĩnh vực điện gió ngoài khơi ở Việt Nam

Tổng Giám đốc Doosan Vina mong muốn Chính phủ tạo điều kiện để công ty thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư tại Việt Nam, trong đó lĩnh vực điện gió.

Sự kiện - 09/01/2025 05:53

Bổ nhiệm PGS.TS. Trần Thanh Giang giữ chức Phó Giám đốc Học viện Hành chính và Quản trị công

Bổ nhiệm PGS.TS. Trần Thanh Giang giữ chức Phó Giám đốc Học viện Hành chính và Quản trị công

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã công bố quyết định bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý của Học viện Hành chính và Quản trị công.

Sự kiện - 08/01/2025 21:39

Bộ Y tế: Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2025

Bộ Y tế: Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2025

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết , sẽ đưa hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 vào hoạt động trong năm 2025.

Sự kiện - 08/01/2025 17:28

Thủ tướng 'chốt' tăng trưởng GDP 2025 ít nhất 8%

Thủ tướng 'chốt' tăng trưởng GDP 2025 ít nhất 8%

Nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu tăng trưởng GDP ít nhất 8% hoặc cao hơn; tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống; xây dựng các chính sách tạo đột phá huy động các nguồn lực xã hội.

Sự kiện - 08/01/2025 14:24

TP.HCM còn hàng chục nghìn tỷ đồng chưa đưa được vào nền kinh tế

TP.HCM còn hàng chục nghìn tỷ đồng chưa đưa được vào nền kinh tế

Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giải quyết các tồn đọng, giúp giải phóng hàng chục nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế 2025.

Sự kiện - 08/01/2025 14:23

VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng BK Holdings

VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng BK Holdings

Ngày 8/1, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển công nghệ Bách khoa Hà Nội (BK Holdings) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên. Đồng thời, VAFIE cũng trao chứng nhận hội viên mới cho BK Holdings.

Sự kiện - 08/01/2025 14:14

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thống nhất nhận thức và hành động, tiếp tục công cuộc đổi mới về kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thống nhất nhận thức và hành động, tiếp tục công cuộc đổi mới về kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế... vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển.

Sự kiện - 08/01/2025 13:58

Bí thư Lê Trường Lưu: Huế đặt mục tiêu tăng trưởng 10% trong năm 2025

Bí thư Lê Trường Lưu: Huế đặt mục tiêu tăng trưởng 10% trong năm 2025

Lãnh đạo TP. Huế đặt ra nhiều nhóm giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu tốc độ tăng trưởng đạt hai con số ở mức 10% trong năm 2025.

Sự kiện - 08/01/2025 13:39

Ông Trần Sỹ Thanh: Hà Nội đang quyết liệt xử lý ô nhiễm môi trường

Ông Trần Sỹ Thanh: Hà Nội đang quyết liệt xử lý ô nhiễm môi trường

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, TP. Hà Nội đang quyết liệt thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường.

Sự kiện - 08/01/2025 13:26

Hà Nội đề xuất Thủ tướng duyệt dự án 'hồi sinh' sông Tô Lịch khoảng 550 tỷ đồng

Hà Nội đề xuất Thủ tướng duyệt dự án 'hồi sinh' sông Tô Lịch khoảng 550 tỷ đồng

Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho phép thành phố xây dựng công trình khẩn cấp cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 550 tỷ đồng.

Sự kiện - 08/01/2025 11:48

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hơn'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hơn'

Để khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, Việt Nam có thể tập trung vào việc nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, củng cố hơn nữa môi trường kinh doanh và đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Sự kiện - 08/01/2025 08:00