Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chính thức trình Quốc hội

ĐÌNH NGUYÊN
10:54 13/11/2024

Sáng 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng, trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Theo đó, dự án có chiều dài tuyến khoảng 1.541km, xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435mm với tốc độ thiết kế 350 km/h. Đường sắt tốc độ cao, theo phương án Chính phủ trình, sẽ vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh và có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Dự kiến, tuyến bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (TP. Hà Nội) và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố. Theo phương án thiết kế sơ bộ, hướng tuyến được nghiên cứu và lựa chọn "ngắn nhất có thể".

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: QH.

Dự án sẽ bố trí 23 ga hành khách, mỗi vị trí ga quy hoạch không gian phát triển từ 200 đến 500ha. 5 ga hàng hóa có quy mô mỗi ga khoảng 24,5ha.

Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 10.827ha; số dân tái định cư khoảng 120.836 người.

Dự án này sẽ được thực hiện theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 1,7 triệu tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).

Dự kiến nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn (ĐTCTH) để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035, bố trí vốn trong khoảng 12 năm (từ năm 2025-2037), bình quân mỗi năm khoảng 5,6 tỷ USD - tương đương khoảng 1,3% GDP năm 2023 và khoảng 1% GDP năm 2027 (thời điểm khởi công dự án). Quá trình triển khai sẽ huy động đa dạng các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư.

Về tiến độ, Chính phủ tính toán hoàn thành công tác lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế vào năm 2025-2026; khởi công dự án năm 2027; phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2035.

Về hiệu quả kinh tế - xã hội, dự án sẽ góp phần tăng cường kết nối các cực tăng trưởng, mở ra không gian phát triển kinh tế mới; Tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; Tạo tiền đề quan trọng để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao; Tạo động lực phát triển công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ; Góp phần phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, làm giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Báo cáo rõ hơn về phương án bố trí vốn

Trình bày báo cáo thẩm tra, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (UBKT) cho biết, về hiệu quả kinh tế - xã hội, đề nghị làm rõ các cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của dự án, khi thực tế thời gian qua việc dự báo nhu cầu vận tải của nhiều dự án giao thông BOT có sự chênh lệch lớn so với thực tế, dẫn đến thiếu hiệu quả về phương án tài chính phải điều chỉnh hợp đồng dự án.

Bên cạnh đó, báo cáo của Hội đồng thẩm định Nhà nước cho rằng, doanh thu và tăng trưởng doanh thu đang dự báo cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, đề nghị rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính của dự án và khả năng NSNN phải bù lỗ trong tương lai cho hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến đường sắt tốc độ cao.

Chủ nhiệm UBKT Vũ Hồng Thanh. Ảnh: QH

Về nguồn vốn, UBKT đánh giá, so với tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách Trung ương, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án vượt quá (bằng 114%) tổng vốn ĐTCTH ngân sách Trung ương (NSTW) giai đoạn 2021-2025 và tương đương 59,7% tổng mức vốn ĐTCTH nguồn NSNN giai đoạn 2021-2025. Do đó, cần nghiên cứu, xem xét thận trọng một số nội dung.

Cụ thể, UBKT lưu ý, về hạn mức 20% tổng số vốn kế hoạch ĐTCTH giai đoạn trước, tờ trình không nêu rõ dự kiến mức vốn trong từng giai đoạn, tuy nhiên, theo phụ lục kèm theo, tổng chi phí các năm từ 2026-2030 khoảng 733.000 tỷ đồng, bằng 25,5% tổng vốn ĐTCTH nguồn NSNN giai đoạn 2021-2025 và bằng 49% tổng vốn ĐTCTH nguồn NSTW giai đoạn 2021 - 2025.

UBKT cho rằng, không bảo đảm quy định của Luật ĐTC và cần báo cáo Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng về việc áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù; bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý sử dụng tài chính, tài sản công.

Tiếp theo, về khả năng đáp ứng của nguồn lực NSNN, tờ trình của Chính phủ và các tài liệu kèm theo chưa thể hiện rõ về phân kỳ đầu tư, dự kiến số vốn cụ thể trong các giai đoạn. Đây là nội dung quan trọng cần có sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan liên quan để xây dựng phương án bố trí vốn bảo đảm tính khả thi.

Ngoài ra, UBKT nêu rõ, phục lục kèm theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho thấy, sau thời gian dự kiến hoàn thành của dự án (năm 2035), từ năm 2036-2066, chi phí vận hành và bảo trì dự án hằng năm đều ở mức trên 25.000 tỷ đồng và chưa rõ phương án chi trả.

Vì vậy, để có cơ sở Quốc hội xem xét, quyết định, đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn về phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn NSNN sử dụng cho dự án. Đồng thời, đề nghị rà soát danh mục, số vốn cho các dự án ưu tiên đầu tư trong các giai đoạn tới và phương án ưu tiên bố trí vốn đối với các dự án, báo cáo Quốc hội quyết định đối với từng giai đoạn cho phù hợp.

Một vấn đề nữa, về an toàn nợ công, UBKT nhận thấy, tờ trình và các tài liệu kèm theo khẳng định 3 tiêu chí về mức dư nợ công, dư nợ Chính phủ và dư nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép.

Tuy nhiên, 2 tiêu chí quan trọng là bội chi NSNN bình quân và chi trả nợ trực tiếp dự kiến sẽ tăng ở mức khá cao. Bội Chi NSNN bình quân là 4,1% GDP, tăng trên 30% so với mức mục tiêu là 3%; chi trả nợ trực tiếp khoảng 33 - 34%, vượt mức giới hạn 25% tổng thu NSNN.

Nhiều ý kiến cho rằng, NSNN trong thời gian qua và những năm tới vẫn là bội chi, nguồn vốn đầu tư công chủ yếu từ vay nợ. Do vậy, đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể về tác động của việc đầu tư dự án đến bội chi NSNN, nợ công, khả năng trả nợ của NSNN trong trung hạn và dài hạn, tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc về hạn mức chỉ tiêu an toàn nợ công để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, không gây áp lực trả nợ lên các giai đoạn sau.

Thay đổi dưới 10% tổng mức đầu tư sẽ tác động lớn đến NSNN

Về các cơ chế, chính sách đặc thù, Chính phủ đề xuất 19 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt khác quy định pháp luật hiện hành. UBKT có một số ý kiến cần lưu ý.

Cụ thể, về chính sách 2, việc xây dựng kế hoạch ĐTCTH mỗi giai đoạn được thực hiện theo quy định của Luật ĐTC, việc xác định mức vốn bố trí mỗi kỳ trung hạn của dự án cần được tính toán, xác định rõ và nằm trong tổng thể kế hoạch ĐTCTH cũng như trong kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và kế hoạch vay, trả nợ công của từng giai đoạn.

Một số ý kiến cho rằng, việc bố trí vốn trung hạn của dự án và điều chỉnh kế hoạch ĐTCTH cần trình Quốc hội xem xét, quyết định. Đối với việc điều chỉnh kế hoạch ĐTC hằng năm, UBKT cho rằng, cần có chính sách đặc thù giao Thủ tướng quyết định điều chỉnh kế hoạch vốn NSTW hằng năm giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương để bố trí vốn cho dự án.

Về chính sách 3, theo quy định của Luật ĐTC, việc xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là một trong những điều kiện quan trọng trong quá trình thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư một dự án ĐTC. Dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn rất lớn, do đó cần được xem xét kỹ lưỡng và thận trọng để bảo đảm cân đối nguồn lực chung của cả đất nước cũng như bảo đảm tính khả thi về nguồn vốn triển khai thực hiện dự án.

Một số ý kiến đề nghị thực hiện theo quy định của Luật ĐTC về nội dung thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Trường hợp, Chính phủ báo cáo giải trình rõ hơn, cụ thể hơn, có tính khả thi cao những vấn đề được đề cập nêu trên và được cấp có thẩm quyền cho phép thì có thể cân nhắc xem xét, quyết định khi có sự đồng thuận của Quốc hội.

Về chính sách 10, dự án có tổng mức đầu tư rất lớn nên việc thay đổi dưới 10% tổng mức đầu tư (khoảng 171.000 tỷ đồng) là số tiền rất lớn, tác động đến cân đối NSNN, bội chi và nợ công trong trung hạn và hằng năm. Do đó, cần được Quốc hội xem xét, quyết định để bảo đảm cân đối, tổng thể chung.

Về chính sách 19, UBKT nhận định, việc bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, về bản chất là việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Dự án có quy mô, tính chất phức tạp, việc điều chỉnh chủ trương đầu tư, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt có thể có ảnh hưởng tác động lớn, do đó cần phải được Quốc hội xem xét, quyết định.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính cấp bách của dự án, đề nghị Quốc hội xem xét ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

  • Cùng chuyên mục
Phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo nguồn lực cho kinh tế - xã hội

Phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo nguồn lực cho kinh tế - xã hội

Đề án Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được kỳ vọng sẽ giải quyết những điểm nghẽn về nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Sự kiện - 13/11/2024 08:33

Phó Thủ tướng: Tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Phó Thủ tướng: Tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, để báo chí phát triển trong thời gian tới, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí.

Sự kiện - 12/11/2024 18:24

Hạn chế tình trạng 'con sâu làm rầu nồi canh' trong báo chí

Hạn chế tình trạng 'con sâu làm rầu nồi canh' trong báo chí

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, để hạn chế tình trạng "con sâu làm rầu nồi canh" trong báo chí, Bộ TT&TT đã có quy định mới, sẽ xử lý trực tiếp tổng biên tập và phóng viên nếu có vi phạm.

Sự kiện - 12/11/2024 18:23

Thủ tướng: Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Thủ tướng: Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã và đang đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi.

Sự kiện - 12/11/2024 18:21

Tin giả gây thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán

Tin giả gây thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, có những thông tin gây thiệt hại vốn hóa nhiều nghìn tỷ đồng ở trên thị trường chứng khoán.

Sự kiện - 12/11/2024 15:14

Người dùng các mạng xã hội Việt Nam cao hơn Facebook, Youtube, Tiktok

Người dùng các mạng xã hội Việt Nam cao hơn Facebook, Youtube, Tiktok

Bộ trưởng TT&TT cho biết, hiện nay, tổng số người dùng của các mạng xã hội Việt Nam cộng lại thì tương đương, thậm chí cao hơn so với các mạng xã hội lớn như Facebook, Youtube, Tiktok.

Sự kiện - 12/11/2024 15:10

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Mạng xã hội ra đời 'lấy mất nghề' của báo chí

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Mạng xã hội ra đời 'lấy mất nghề' của báo chí

Bộ trưởng TT&TT cho rằng, khi mạng xã hội ra đời đã "lấy mất nghề" của báo chí vì báo chí tập trung vào đưa tin nhưng mạng xã hội lại đưa tin nhanh hơn.

Sự kiện - 12/11/2024 12:38

Quản lý mạng xã hội, chống tin giả là vấn đề mang tính toàn cầu

Quản lý mạng xã hội, chống tin giả là vấn đề mang tính toàn cầu

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, vấn đề quản lý mạng xã hội, chống tin giả, tin sai sự thật không chỉ ở Việt Nam mà mang tính toàn cầu.

Sự kiện - 12/11/2024 11:45

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 11/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump.

Sự kiện - 12/11/2024 08:24

Chân dung tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung

Chân dung tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung

Ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Sự kiện - 11/11/2024 17:23

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giải ngân thấp không phải 'lỗi' của ngân hàng

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giải ngân thấp không phải 'lỗi' của ngân hàng

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng thấp là do phụ thuộc vào các địa phương phải công bố các dự án đủ điều kiện tham gia chương trình theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Đồng thời, khách hàng phải đủ điều kiện vay vốn.

Sự kiện - 11/11/2024 14:51

Nợ xấu của các dự án giao thông, cao tốc chiếm tỷ lệ rất cao

Nợ xấu của các dự án giao thông, cao tốc chiếm tỷ lệ rất cao

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, nợ xấu và nợ nhóm 2 của các dự án giao thông, cao tốc đang chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 20%. Trong đó, một phần nguyên nhân do tiền trả nợ làm đường cao tốc, thường đến từ nguồn thu phí.

Sự kiện - 11/11/2024 13:19

'Ngân hàng không cấm cho vay bất động sản'

'Ngân hàng không cấm cho vay bất động sản'

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm cho vay bất động sản. Nhưng, việc cho vay tiếp tục của thị trường bất động sản phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động, đảm bảo an toàn.

Sự kiện - 11/11/2024 11:37

Thống đốc Ngân hàng nêu lý do chỉ bán mà không mua vàng miếng

Thống đốc Ngân hàng nêu lý do chỉ bán mà không mua vàng miếng

Trả lời việc chỉ bán mà không mua vàng miếng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, đặt mục tiêu tăng cung vàng miếng nên mới chỉ đặt vấn đề bán cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC, chưa đặt vấn đề mua lại.

Sự kiện - 11/11/2024 10:16

Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và 2 Bộ trưởng

Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và 2 Bộ trưởng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và 2 Bộ trưởng Y tế và Thông tin – Truyền thông sẽ là những thành viên Chính phủ trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Sự kiện - 11/11/2024 06:43

Từ Nghị quyết của Đảng, đột phá chiến lược về hạ tầng đạt kết quả ấn tượng

Từ Nghị quyết của Đảng, đột phá chiến lược về hạ tầng đạt kết quả ấn tượng

TS. Trần Du Lịch cho rằng, từ khi có Nghị quyết Đại hội Đảng thì việc giải quyết đột phá chiến lược về hạ tầng và đạt những kết quả rất ấn tượng. Đó là cơ sở để chúng ta phát triển đất nước theo mục tiêu đề ra.

Sự kiện - 10/11/2024 17:09