Nhà thầu Việt Nam tham gia đường sắt tốc độ cao: Không bây giờ thì bao giờ?
TS. Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam khẳng định, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là cơ hội rất lớn đối với nhà thầu trong nước, bởi không có công trình lớn nào như dự án này. Nếu chúng ta bỏ qua cơ hội này thì chúng ta cũng khó phát triển được.
Giữa tháng 9, hội nghị Trung ương 10 khóa 13 thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao (350 km/h) trên trục Bắc Nam và giao Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình kỳ họp thứ 8 khai mạc tháng 10.
Tại buổi gặp mặt để thảo luận và cung cấp thông tin về dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào đầu tháng 10, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy khẳng định rằng Việt Nam sẽ tự chủ hoàn toàn trong xây dựng hạ tầng như cầu, đường, hầm và trong vận hành, bảo trì, sửa chữa. Quá trình triển khai sẽ tiếp tục nghiên cứu các yếu tố khác nhằm phát huy tinh thần tự lực, tự cường, giúp đất nước bước vào một kỷ nguyên mới với sự tự tin.
Có thể thấy, trong những năm qua, một số doanh nghiệp lớn (tập đoàn, tổng công ty…) đã tham gia xây dựng tại các dự án, công trình giao thông lớn (như cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2017-2020, giai đoạn 2021-2025 ...).
Điều này đã giúp nhà thầu Việt Nam tích lũy thêm năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công trình, dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp; đội ngũ nhân sự đã được tăng cường, nâng cao kinh nghiệm quản lý, thi công xây dựng; nhiều máy móc, thiết bị đã được đầu tư, mua sắm.
Vậy để hiểu rõ hơn về cơ hội cũng như những thách thức đối với nhà thầu Việt Nam khi tham gia vào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Nhadautu.vn trao đổi với TS. Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam:
Ông đánh giá như thế nào khi Việt Nam triển khai đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam?
TS. Đặng Việt Dũng: Có thể thấy rõ rằng việc đưa dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào sử dụng sẽ mang đến hiệu quả phát triển kinh tế rất lớn cho Việt Nam, trong đó sẽ làm tăng năng lực vận chuyển cho ngành vận tải.
Trong các phương thức vận chuyển hiện nay thì vận tải đường sắt sẽ góp phần làm giảm tải cho vận chuyển đường bộ, hàng không. Và đối với người tiêu dùng, chúng ta có cơ hội lựa chọn phương tiện di chuyển thích hợp với mình.
Đặc biệt, việc đựa đường sắt tốc độ cao vào sử dụng sẽ mang lại lợi thế cho việc phát triển công nghệ, xây dựng về lĩnh vực đường sắt của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo ông, khả năng tham gia của nhà thầu Việt Nam trong dự án này như thế nào?
TS. Đặng Việt Dũng: Công tác đầu tư vào hệ thống đường sắt như đường sắt nội đô, đường sắt quốc gia hay đường sắt khu vực liên tỉnh vẫn chưa đầu tư nhiều. Do đó, các nhà thầu chuyên về đầu tư đường sắt ở Việt Nam là không có nhiều, chỉ có lẻ tẻ các đơn vị của ngành đường sắt. Điều này cho thấy, nhà thầu chuyên về đường sắt của chúng ta rất là mỏng.
Việc triển khai đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao được chia ra làm 2 nhóm, gồm: Nhóm đầu tư về hạ tầng đường sắt như đường ray, hệ thống cầu cống…; nhóm thứ hai là đầu tư về phương tiện như toa tàu, thông tin tín hiệu…
Đối với nhà thầu Việt Nam, chúng ta có lợi thế là đã từng thực hiện các công trình giao thông lớn, đơn cử như hệ thống cao tốc Bắc - Nam. Do đó, riêng các về hệ thống nền đường, cầu cống… thì rất phù hợp, nhà thầu Việt Nam có thể tham gia được.
Còn các nhà thầu đầu tư về các phương tiện như đầu máy, toa tàu thì mình gặp rất nhiều khó khăn. Nên đòi hỏi chúng ta phải có kế hoạch, chiến lược ngay từ bây giờ, xây dựng đội ngũ nhà thầu đáp ứng được yêu cầu nội địa hoá phát triển đường sắt cao tốc của Việt Nam.
Vậy nhà thầu Việt Nam cần chuẩn bị gì để tham gia vào dự án đường sắt tốc độ cao, thưa ông?
TS. Đặng Việt Dũng: Phải khẳng định lại một lần nữa là để thi công đường sắt tốc độ cao thì ngay từ bây giờ nhà thầu Việt Nam phải có kế hoạch rõ ràng và chiến lược cụ thể thì mới có thể tham gia và đầu tư được.
Trong đó, bản thân nhà thầu phải đầu tư, đổi mới về công nghệ, ngay cả những nhà thầu hiện đang thi công đường cao tốc cũng cần phải đầu tư công nghệ thi công của đường sắt.
Bởi việc thi công đường sắt cũng có những sự khác biệt so với đường bộ, như những yêu cầu về kết cấu nền đường, đặc biệt đường sắt thì yêu cầu thẳng tuyến rất cao như xuyên hầm, xuyên núi nên đòi hỏi công nghệ thi công rất hiện đại… Như vậy có thể thấy rằng, riêng đối với phần hạ tầng cũng phải nghiên cứu đầu tư công nghệ thi công.
Bên cạnh đó, các nhà thầu cần phải đào tạo lực lượng kỹ thuật, chuyên môn để phục vụ cho dự án đường sắt cao tốc này. Vì chúng ta chưa có kinh nghiệm nên phải đào tạo chuyên môn, thậm chí sang nước ngoài để đào tạo, học tập kinh nghiệm của họ. Khi chúng ta triển khai trên diện rộng, lớn thì đòi hỏi nguồn lực lao động rất đông.
Ngoài ra, nhà thầu cũng cần có sự chuẩn bị về nguồn vốn lớn để đầu tư vào trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được việc triển khai thi công dự án đường sắt cao tốc.
Chúng ta nên cân nhắc về những cơ chế, chính sách như thế nào để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia dự án này?
TS. Đặng Việt Dũng: Trước hết, doanh nghiệp phải tự thân vận động. Doanh nghiệp tự làm mới mình để phù hợp với nhiệm vụ mới. Tiếp theo, phía Nhà nước cũng cần có cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, đặcbiệt là tạo cơ hội để các nhà thầu Việt Nam tham gia sâu vào quá trình thi công dự án.
Mặc dù phía trước vẫn còn rất nhiều khó khăn, tuy nhiên chúng ta cần xác định được khó khăn nằm ở đâu để đầu tư, thực hiện và vượt qua. Đây là cơ hội rất lớn đối với nhà thầu trong nước, bởi không có công trình lớn nào như dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Nếu chúng ta bỏ qua cơ hội này thì chúng ta cũng khó phát triển được.
Xin cảm ơn ông!
Nhà thầu Việt dần lớn mạnh
Theo Bộ GTVT, đến cuối năm 2022, số lượng nhà thầu tham gia thi công dự án có giá trị hợp đồng từ 1.000 tỷ đồng trở lên không nhiều (khoảng 14 nhà thầu). Một số doanh nghiệp lớn đã tham gia các dự án, công trình giao thông lớn như cao tốc Bắc Nam, tích lũy thêm kinh nghiệm, năng lực, tăng cường nhân sự.
Như tại dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia thi công. Giá trị đảm nhận của mỗi doanh nghiệp tại mỗi gói thầu trung bình khoảng 500 tỷ đồng. Trong đó giá trị nhà thầu đảm nhận lớn nhất tại một gói thầu khoảng 2.300 tỷ đồng.
Bộ GTVT đánh giá các nhà thầu trong nước dần lớn mạnh, đã cơ bản làm chủ công nghệ. Gồm khảo sát, thiết kế đến thi công xây dựng hầu hết các công trình giao thông lớn, có tính chất, yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Đơn cử như công trình cầu dây văng, dây võng, cầu bê tông cốt thép nhịp đúc hẫng cân bằng, công trình hầm qua núi, vượt sông…
- Cùng chuyên mục
Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 ở mức 6,7%
Xuất nhập khẩu tăng, thu hút FDI tiếp tục cải thiện cùng chính sách tiền tệ phù hợp là những yếu tố để Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 ở mức 6,7%
Đầu tư - 13/12/2024 06:05
Bình Định mạnh tay với các dự án chây ì, chậm tiến độ
Tại kỳ họp HĐND tỉnh Bình Định, các bất cập về việc triển khai các dự án lớn, các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn được đại biểu quan tâm và chỉ ra nhiều bất cập.
Đầu tư - 13/12/2024 06:00
Hà Nội phê duyệt phương án xây dựng cầu Thượng Cát
Cầu Thượng Cát (Hà Nội) là công trình cấp đặc biệt đường hai đầu cầu là đường trục chính đô thị với tổng chiều dài tuyến khoảng 5,2km.
Đầu tư - 12/12/2024 17:48
Liên kết khu công nghiệp trục cao tốc phía Đông
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động và yêu cầu phát triển nhanh chóng của chuỗi cung ứng thông minh, các tỉnh, thành phố nằm dọc trục cao tốc phía Đông, gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên, đã hợp tác chặt chẽ để tạo ra một không gian kinh tế liên kết, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực Đồng bằng sông Hồng.
Đầu tư - 12/12/2024 16:21
Có 1-3 tỷ đồng nên đầu tư vào kênh nào?
Theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh các kênh truyền thống như cổ phiếu, vàng, bất động sản... thì chứng chỉ quỹ hay tiền số cũng đang nổi lên như một kênh đầu tư ưa thích của giới trẻ.
Đầu tư - 12/12/2024 16:14
Sân bay Long Thành: Nhiều công trình lớn khởi công đầu năm 2025
Công trình xử lý nước thải, nhà ga hàng hóa số 1, nhà để xe... là những công trình lớn của sân bay Long Thành, dự kiến sẽ khởi công ngay trong quý đầu năm 2025.
Đầu tư - 12/12/2024 12:58
Công ty con của Foxconn sẽ 'rót' 65 triệu USD xây nhà máy ở Việt Nam
Mục đích của khoản đầu tư là "mở rộng năng lực sản xuất trung và dài hạn, và đa dạng hóa các cơ sở sản xuất".
Đầu tư - 12/12/2024 12:08
Việt Nam là thị trường chiến lược của ông lớn bất động sản công nghiệp Thái Lan WHA
Tại Việt Nam, danh mục bất động sản công nghiệp của Tập đoàn WHA có 3.650 ha đã đi vào hoạt động hoặc đang trong giai đoạn xây dựng.
Đầu tư - 12/12/2024 10:46
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư
Chiều 11/12, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
Đầu tư - 12/12/2024 08:08
Những hướng đi mới trong phát triển bất động sản công nghiệp
Chuyên gia cho rằng, giá thuê đất tương đối cao có thể là yếu tố khiến việc thu hút đầu tư vào khu công nghiệp kém hấp dẫn. Bù lại, kho bãi và nhà xưởng xây sẵn có thể xem là giải pháp thu hút đầu tư.
Đầu tư - 12/12/2024 06:30
TP. Huế hoàn tất việc bàn giao mặt bằng dự án chung cư 1.300 tỷ
UBND TP. Huế vừa hoàn tất việc bàn giao mặt bằng để CTCP Đầu tư và Phát triển Đống Đa thực hiện dự án cải tạo chung cư Đống Đa với mức đầu tư 1.300 tỷ đồng.
Đầu tư - 11/12/2024 15:23
Thừa Thiên Huế thu được gì từ các cơ chế cho tàu container?
Sau khi triển khai các nghị quyết hỗ trợ cho tàu container cập cảng Chân Mây lượng hàng hóa thông qua cảng này đang có dấu hiệu tăng nhiệt, nguồn thu ngân sách từ đó tăng theo.
Đầu tư - 11/12/2024 14:12
Vì sao nhiều doanh nghiệp Đức muốn tăng đầu tư ở Việt Nam?
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn đầy thách thức và bất định, các doanh nghiệp Đức vẫn lạc quan về thị trường Việt Nam.
Đầu tư - 11/12/2024 14:03
Đà Nẵng chi hơn 235 tỷ đồng đầu tư Cụm công nghiệp Hòa Liên
TP. Đà Nẵng thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng khoảng 58ha, với tổng mức đầu tư hơn 235 tỷ đồng.
Đầu tư - 11/12/2024 14:01
TP.HCM muốn làm 355 km metro trong 10 năm, vượt kế hoạch Bộ Chính trị giao
Từ nay đến năm 2035, TP.HCM đặt mục tiêu thực hiện 355 km đường sắt đô thị, với tổng vốn đầu tư khoảng 40 tỷ USD. Như vậy, so với Kết luận 49 của Bộ Chính trị, TP.HCM đã nâng số km hoàn thành thêm 155 km.
Đầu tư - 11/12/2024 11:31
Số phận 3 dự án treo hàng chục năm giữa trung tâm Đà Nẵng?
TP. Đà Nẵng đang tập trung tháo gỡ, đề xuất phương án xử lý đối với 3 dự án lớn bỏ hoang nhiều năm nằm giữa trung tâm thành phố.
Đầu tư - 11/12/2024 11:30
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 5 day ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 week ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 3 week ago