Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ di dời trụ sở các bộ ngành về Tây Hồ Tây và Mễ Trì

Nhàđầutư
Theo thông báo số 491/TB-VPCP về Kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về việc Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030.
NHÂN HÀ
22, Tháng 10, 2017 | 08:01

Nhàđầutư
Theo thông báo số 491/TB-VPCP về Kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về việc Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030.

tru-so-ha-noi_UFBX

Các Bộ ngành chuẩn bị di dời về vị trí mới 

Thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các quy định của pháp luật về đất đai và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về việc sắp xếp lại cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu của Nhà nước, việc di dời trụ sở của một số Bộ, ngành, cơ quan trung ương hiện nay là rất cần thiết. Đến nay, Bộ Xây dựng đã bố trí sắp xếp được các vị trí và đề xuất danh mục trụ sở của các cơ quan cần di dời.

Việc quy hoạch, đầu tư, sắp xếp cũng như di dời trụ sở của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn Thủ đô từ lâu đã được Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo thực hiện. Công tác quy hoạch, đầu tư, sắp xếp… không chỉ đáp ứng, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan, góp phần phục vụ công tác cải cách hành chính được hiệu quả hơn, mà còn là yêu cầu xây dựng, quản lý đô thị hiện đại, văn minh, phù hợp với định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đã tổ chức nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch 2 khu vực để di dời trụ sở của một số Bộ, ngành, cơ quan trung ương. Đồ án quy hoạch của Bộ Xây dựng đã nêu rõ sự cần thiết và yêu cầu khi thực hiện di dời trụ sở các cơ quan; vị trí di dời, mô hình bố trí công trình, các giải pháp đầu tư. Phương án đề xuất nêu trên là cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đồ án.

Để tiếp tục hoàn thiện Đồ án quy hoạch trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, các bộ, ngành, cơ quan trung ương các đoàn thể tổ chức rà soát hiện trạng việc sử dụng trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội của các cơ quan (bao gồm trụ sở làm việc chính và trụ sở của các cơ quan, đơn vị trực thuộc) làm căn cứ xem xét, tính toán tổng thể về nhu cầu đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, đề xuất phương án chung về sử dụng các cơ sở nhà, đất do các cơ quan đang quản lý, sử dụng.

tay ho tay

Bản đồ quy hoạch khu vực Tây Hồ Tây 

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng xây dựng khu vực quy hoạch trụ sở mới phải được kết nối thuận lợi với khu trung tâm và các cơ quan của Đảng, nhà nước để đảm bảo sự phù hợp trọng hoạt động, sử dụng và giao dịch, kết nối hạ tầng, tạo bộ mặt kiến trúc đô thị văn minh, hiện đại, có quy mô phù hợp và tiết kiệm. Nghiên cứu bố trí quỹ đất dự trữ phát triển, thiết kế công trình theo tiêu chí kiến trúc xanh, đáp ứng điều kiện môi trường.

Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện các bước lập, thẩm định và trình phê duyệt Đồ án quy hoạch theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30-10-2017.

Được biết, theo quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Hà Nội (đã được điều chỉnh) đến năm 2030, khu trụ sở bộ, ngành Trung ương sẽ tập trung tại khu trung tâm Tây Hồ Tây và khu Mễ Trì.

Được biết, đã có 7 bộ ngành đã và đang thực hiện xây dựng ở vị trí mới gồm Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Khoa học và công nghệ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban dân tộc, Trung ương Hội nông dân Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an.

Bên cạnh đó, có 16 cơ quan sẽ giữ nguyên vị trí hiện tại là Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, VTV, VOV, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam...

Vào đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Hà Nội đến năm 2030.

Theo đó, sẽ lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu trụ sở bộ, ngành Trung ương tập trung tại khu trung tâm Tây Hồ Tây với quy mô khoảng 20 ha và khu Mễ Trì với quy mô khoảng 55 ha; lựa chọn mô hình quy hoạch, đề xuất giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan, sử dụng đất đai, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và lập hồ sơ quy hoạch theo quy định pháp luật, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trước đó, tại một buổi tiếp xúc cư trị ở quận Hoàn Kiếm hồi 24/7 vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, việc di dời các cơ quan ra khỏi các quận nội thành được thực hiện theo quyết định của Chính phủ có từ năm 1997. Tuy nhiên, đến nay TP chưa thu được một khu đất nào để xây dựng công viên hay bãi đỗ xe.

Khu trụ sở Bộ ngành tại Tây Hồ Tây 20 ha, gồm 5 Bộ ngành thuộc khối kinh tế là Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ NN-PTNT; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ GTVT và Bộ Xây dựng với bình quân 2-3,5 ha/cơ quan. Tổng nhu cầu vốn dự kiến là hơn 8.500 tỷ.

Khu trụ sở bộ ngành tại Mễ Trì quy mô 55 ha gồm có 6 cơ quan thuộc khối văn xã là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (4,1 ha), Bộ Thông tin và Truyền thông (2,87 ha), Bộ Giáo dục và Đào tạo (3,52 ha), Bộ Y tế (2,36 ha), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (3,32 ha), Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2,53 ha). Tổng nhu cầu vốn dự kiến là trên 9.400 tỷ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ