Di dời các trường đại học, cao đẳng ra ngoại thành: Dẫm chân tại chỗ

Nhàđầutư
Đã được quy hoạch phê duyệt quỹ đất và công bố thời gian di dời một loạt các trường đại học, cao đẳng trong nội thành ra ngoại thành để giảm áp lực hạ tầng xã hội cũng như thúc đẩy phát triển vùng cho Thủ đô. Vậy nhưng, sau hơn 10 năm triển khai mọi thứ vẫn dẫm chân tại chỗ.
PHAN CHÍNH
23, Tháng 09, 2017 | 09:27

Nhàđầutư
Đã được quy hoạch phê duyệt quỹ đất và công bố thời gian di dời một loạt các trường đại học, cao đẳng trong nội thành ra ngoại thành để giảm áp lực hạ tầng xã hội cũng như thúc đẩy phát triển vùng cho Thủ đô. Vậy nhưng, sau hơn 10 năm triển khai mọi thứ vẫn dẫm chân tại chỗ.

_MG_8411 (2)

ĐH Quốc gia Hà Nôi với 1000ha tại Hòa Lạc cũng đang bỏ không vì chưa xây dựng xong cơ sở vật chất để phụ vụ giảng dạy. Ảnh Phan Chính

12 trường di dời sau hơn 10 năm vẫn dậm chân tại chỗ

Như thông báo trước đó, bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8/2011, 12 trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội phải phối hợp với các địa phương để đăng ký kế hoạch di dời đến địa điểm mới theo quy hoạch với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cụ thể, 12 cơ sở giáo dục phải di dời là Đại học Công đoàn, Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Răng Hàm Mặt, Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Xây dựng, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế công cộng, Viện Đại học Mở Hà Nội, Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Cao đẳng Y tế Hà Nội.

Ngoài ra, 11 cơ sở giáo dục phải cải tạo là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Đại học Thủy lợi, Học viện Âm nhạc Quốc gia, Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Ngân hàng, Học viện Ngoại giao và Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.

Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng hồi năm 2011, với các trường phải di dời được bố trí ở các khu đô thị vệ tinh như Gia Lâm (đào tạo khối nông nghiệp, kỹ thuật và công nghệ), Sóc Sơn (đào tạo là kỹ thuật, công nghệ thông tin), Sơn Tây (đào tạo ngành văn hóa xã hội, sư phạm, du lịch, kết hợp với hệ thống trường quân đội hiện có), Hòa Lạc (chủ yếu cho Đại học Quốc gia Hà Nội, đào tạo ngành khoa học cơ bản, công nghệ, kỹ thuật, y dược và các nghiên cứu chuyên sâu).

Trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 1/3 số trường đại học, cao đẳng (96 trường) và tới 40% tổng số sinh viên cả nước theo học (khoảng 66 vạn sinh viên). Riêng 4 quận nội thành có 26 cơ sở. Bộ Xây dựng đã đề xuất 23 cơ sở giáo dục cần cải tạo và di dời. Sau khi di dời, các trường này sẽ được bố trí tại 7 khu đô thị vệ tinh, như Gia Lâm (khoảng 250ha), Sóc Sơn (khoảng 600ha), Sơn Tây (khoảng 300ha), Hòa Lạc (khoảng 1.200ha), Phú Xuyên (khoảng 100ha)…

Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, hiện bình quân diện tích đất cho một sinh viên đại học, cao đẳng trong các trường công lập vào khoảng 35,7 m2, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn mà Việt Nam đề ra từ năm 1985 (khoảng 55 - 85 m2 đất/1 sinh viên). 

Theo khảo sát của PV Nhadautu.vn, thì đến thời điểm năm 2017, chưa có một trường nào di dời ra cơ sở đào tạo mới, mặc dù nhiều trường đã được cấp đất để triển khai xây dựng từ nhiều năm trước, nhưng vẫn ì ạch “dẫm chân tại chỗ”.

Gây sức ép lên hạ tầng xã hội như điện, nước, nhà ở, đường xá

Ngoài khu vực Hà Nội, Chính phủ cũng đã chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng ở TP.HCM khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương để di dời những cơ sở nằm trong kế hoạch, chậm nhất là đến tháng 8/2011 phải báo cáo Thủ tướng.

Thế nhưng, một thực tế là đến thời điểm hiện nay sau hơn 10 năm triển khai, chưa có một trường nào di dời ra khỏi nội đô, mặc dù quỹ đất đã được cấp cho các trường này, điển hình trong đó là 1000ha đất ở Hòa Lạc cấp cho trường ĐH Quốc gia Hà Nội sau nhiều năm triển khai vẫn chưa thể đưa vào hoạt đông giảng dạy như dự kiến.

DH Tai chinh ngan hang

Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội đang thuê lại trụ sở Công ty CP Cầu 11 Thăng Long để làm cơ sở đào tạo 

Bên cạnh đó, nhiều trường đại học có cơ sở vật chất khang trang ở ngoại thành và một số tỉnh lân cận lại bỏ hoang và thuê cơ sở vật chất ở nội thành Hà Nội để tổ chức đào tạo, lấy danh là cơ sở đạo tạo.

Một ví dụ điển hình là Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội, được cấp đất ở xã Tiên Phong (Mê Linh – Hà Nôi), dự kiến hoàn thành vào năm 2014, thế nhưng đến nay trường này lại thuê lại 2 trụ sở của Công ty cổ phần Cầu Thăng Long để làm cơ sở đào tạo trong nội thành, còn cơ sở chính của họ lại bỏ hoang không xây dựng.

Rồi trường ĐH Đông Đô, có cơ sở tại Chúc Sơn được đã được xây dựng, thế nhưng trường này đang thuê khoảng 5 địa điểm đào tạo rải rác trong nội thành Hà Nội. Một ví dụ khác là Học viện Chính sách và Phát triển, đã giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng trường tại Bắc Ninh, nhưng đến nay Học viện này vẫn đang được sử dụng tòa nhà của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tôn Thân Thuyết để giảng dạy.

Tuy nhiên, trong một cuộc họp gần đây, đại diện nhiều trường chưa đồng thuận với nhiều lý do. Có trường như ĐH Dân lập Nguyễn Trãi cho biết đã có 30 ha đất riêng để thực hiện chiến lược phát triển hợp tác đào tạo với nước ngoài nên không cần di chuyển.

dh-luat-ha-noi-1034-1139

 ĐH Luật Hà Nội, một trong những trường nằm trong diện di dời ra khỏi nội thành  vừa xây dựng lại giảng đường mới khang trang tại  đường Nguyễn Chí Thanh mà không thực hiện di dời

Đại diện Học viện Hành chính cho biết, kinh phí đào tạo hiện còn khó khăn nên khó có thể huy động vốn để xây trường ở địa điểm mới. Một số trường đang có quỹ đất rộng rãi cũng ngại chuyển.

Ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cho biết: “Trường sẽ giữ nguyên địa điểm truyền thống 100 năm của mình trên phố Tôn Thất Tùng (Hà Nội) và có thêm một cơ sở 2, tọa lạc tại khu đất rộng 60 ha ở Quốc Oai (Hà Nội) với một bệnh viện đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên, nếu không di chuyển ngay, sau 20- 30 năm nữa khi các thành phố vệ tinh lân cận mọc lên sẽ không còn chỗ đứng cho các trường ĐH”.

Theo nhận định, giao thông ở Hà Nội cũng như TPHCM sẽ ngày càng tắc bởi việc chậm di dời các trường ĐH ra khỏi nội đô, trong khi nhu cầu mua nhà ở thành phố cho con học đại học của các gia đình lại ngày càng tăng.

Không khó để nhận ra rằng việc tắc nghẽn giao thông tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM là do dân số cơ học tăng nhanh, trong đó có nguyên nhân chính là do quy mô sinh viên (SV) trong các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tăng mạnh.

Tình trạng này gây sức ép lên hạ tầng xã hội như điện, nước, nhà ở, đường xá… vốn đã quá tải lại càng trầm trọng hơn. Đấy là chưa nói đến các dịch vụ ăn theo các trường ĐH, CĐ cũng làm tăng dân số ở các khu vực này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ