Xuất khẩu gặp khó khăn, doanh nghiệp Đà Nẵng cần làm gì?

Nhàđầutư
Kinh tế thế giới đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực, lạm phát ở các quốc gia có dấu hiệu giảm nhiệt, song các doanh nghiệp xuất khẩu ở Đà Nẵng vẫn gặp không ít khó khăn.
THÀNH VÂN
15, Tháng 10, 2023 | 15:48

Nhàđầutư
Kinh tế thế giới đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực, lạm phát ở các quốc gia có dấu hiệu giảm nhiệt, song các doanh nghiệp xuất khẩu ở Đà Nẵng vẫn gặp không ít khó khăn.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm sâu

Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, trong 9 tháng năm 2023, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trên thế giới (nhất là các thị trường lớn) chưa có dấu hiệu phục hồi, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. 

Cụ thể, ước tính 9 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa hai chiều đạt 2.253 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 1.401 triệu USD, giảm 11,1%; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 853 triệu USD, giảm 23,0%. 

Đáng chú ý, trong 9 tháng, kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giảm sâu như: Hàng dệt may ước đạt 387 triệu USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ 2022; thủy sản ước đạt 165,5 triệu USD, giảm 12,4%; thủ công mỹ nghệ và sản phẩm gỗ ước đạt 16,8 triệu USD, giảm 9,4%; đồ chơi trẻ em ước đạt 75 triệu USD, giảm 7,7%; động cơ, thiết bị điện và sản phẩm điện tử ước đạt 486 triệu USD, giảm 10,1%...

Theo nhận định, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn tiếp tục gặp khó khăn về đơn hàng, sản xuất cầm chừng theo các đơn hàng truyền thống; một số doanh nghiệp cố gắng tìm kiếm các đơn hàng mới với khối lượng nhỏ, có tính chất tạm thời.

may-mac

9 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa hai chiều TP. Đà Nẵng đạt 2.253 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh: T.V.

Ông Nguyễn Thành Minh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Minh Thịnh Lợi (quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty quý III/2023 và dự kiến quý IV/2023 sẽ có nhiều khó khăn, đơn hàng giảm, doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng.

"Mọi năm cứ đến quý III, quý IV sẽ có những mẫu hàng mới cho năm 2024, nhưng năm nay công ty vẫn sản xuất với đơn hàng mẫu cũ và sản xuất cầm chừng. Với tình hình như hiện tại dự kiến chúng tôi khó có thể về đích mục tiêu kinh doanh của năm 2023 và khả năng còn thấp hơn nhiều so với kết quả kinh doanh của năm 2022", ông Minh nói.

Tương tự, ông Phạm Văn Bình, Đại diện Công ty TNHH Khả Tâm (Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) cho biết, trong bối cảnh hiện tại việc tìm kiếm đơn hàng mới là khá khó khăn đối với doanh nghiệp.

Vì vậy doanh nghiệp phải cố gắng để tối ưu hóa chi phí sản xuất thấp nhất (nhưng đảm bảo chất lượng sản phẩm) ở tất cả các công đoạn như vật tư đầu vào, sản xuất với công nghệ cao hơn để giảm sai sót trong sản xuất, giảm hao hụt nguyên liệu, có như vậy giá cả mới cạnh tranh và duy trì được sản xuất.

xuat-khau

Các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn về đơn hàng hoặc việc duy trì đơn hàng để đảm bảo hoạt động sản xuất xuất khẩu đến cuối năm. Ảnh: T.V.

Hiến kế gỡ khó cho doanh nghiệp

Ông Bùi Xuân Lịch, Đại diện Cục Xúc tiến thương mại tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên cho biết, trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh hàng hóa giữa các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác ở thị trường xuất khẩu ngày một gay gắt.

"Doanh nghiệp lúc này không chỉ hoàn thiện chất lượng sản phẩm mà còn phải có các kỹ năng, kiến thức trong phân phối hàng hóa và tiếp thị xuất khẩu; các tổ chức xúc tiến thương mại, hiệp hội ngành hàng cần phải có những kỹ năng chuyên sâu về phân phối hàng hóa, tiếp cận thị trường xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi hơn trong xuất khẩu hàng hóa", ông Lịch nói.

Trong khi đó, ông Trần Văn Vũ, Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng cho rằng, các doanh nghiệp cần đổi mới mô hình tăng trưởng xuất khẩu để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, cần phải nhanh chóng thay đổi mô hình tăng trưởng xuất khẩu. Bởi, trong những năm qua, tăng trưởng xuất khẩu của chúng ta chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh sẵn có về tài nguyên và lao động rẻ. 

"Trong thời gian đến, những lợi thế nói trên sẽ dần mất phát huy tác dụng. Song, dễ dàng nhận thấy rằng nguồn lực tự nhiên ngày càng cạn kiệt. đặc biệt, lợi thế lao động rẻ cũng ngày càng giảm dần, bởi chênh lệch tiền lương lao động nước ta với các nước giảm dần và nhu cầu trên thị trường thế giới về những hàng hóa có hàm lượng khoa học, công nghệ cao ngày càng lớn", ông Vũ cho hay.

Cũng theo ông Vũ, doanh nghiệp cũng cần nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu chất lượng sản phẩm là lợi thế cạnh tranh. Tầm quan trọng của chất lượng hàng hóa là giúp giữ thị trường cũ, thâm nhập thị trường mới. Trong điều kiện Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào các thị trường các châu lục khác nhau, chất lượng hàng hóa phải đạt chuẩn mực quốc tế đối với từng ngành hàng/mặt hàng cụ thể. 

"Mở rộng thị trường xuất khẩu tận dụng cơ hội thuận lợi của hội nhập quốc tế để thúc đẩy mạnh xuất khẩu bền vững, đặc biệt là tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để tạo lợi thế cạnh tranh mới đối với hàng xuất khẩu. Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, thuế quan các nước giảm mạnh là cơ hội cho hàng Việt Nam tiếp cận các thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu…", ông Vũ gợi ý.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ