Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho kinh doanh nền tảng

THANH THANH
17:29 19/02/2025

Đóng góp khoảng 10% trong GDP, kinh doanh nền tảng số tại Việt Nam được nhận định có nhiều tiềm năng để phát triển và chính sách pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp được xem là động lực để phát triển ngành kinh doanh mới mẻ này…

Kinh doanh nền tảng - Tác động theo cấp số nhân

Tại hội thảo "Phát triển kinh doanh nền tảng: Động lực cho tăng trưởng kinh tế số (KTS) Việt Nam" do Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế TW (CIEM) tổ chức sáng 19/2, TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) nhấn mạnh, chuyển đổi số và ứng dụng số đang trở thành xu hướng trong phát triển kinh tế. Trong đó, kinh doanh nền tảng (Platform) là một mô hình kinh doanh mới, phát triển dựa trên công nghệ số, dữ liệu và hỗ trợ nền tảng, qua đó nâng cao hiệu quả và giảm chi phí.

"Vì thế, kinh tế nền tảng đang là ưu tiên của các Chính phủ trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Đây là xu thế không thể đảo ngược…", TS. Thảo khẳng định.

Theo bà, thực tế cho thấy, hơn một thập kỷ qua, mô hình kinh doanh nền tảng phát triển mạnh mẽ và thâm nhập sâu rộng vào Việt Nam trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, nhất là từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, tại Việt Nam đã chứng kiến sự nổi lên mạnh mẽ của rất nhiều ứng dụng nền tảng số, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải, bán lẻ, y tế, giáo dục, ngân hàng, tài chính,…

Báo cáo nghiên cứu nhận diện các tác động kinh tế của hoạt động kinh doanh nền tảng của CIEM công bố tại Hội thảo cho thấy Việt Nam có tiềm năng thị trường lớn cho phát triển KTS). Tỷ lệ sử dụng internet cao và tăng nhanh, cùng tỷ trọng lớn của nhóm dân số ưa chuộng sử dụng các dịch vụ nền tảng dự kiến sẽ thúc đẩy xu hướng hoạt động kinh doanh này ở Việt Nam.

Đóng góp của kinh tế nền tảng từ trường hợp Grab Việt Nam. Ảnh: Thanh Thanh.

Đặc biệt, hai năm gần đây, Việt Nam liên tục được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia có tốc độ phát triển KTS nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Đơn cử, doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới; quy mô thị trường gọi xe mở rộng nhanh chóng; thị trường giao đồ ăn trực tuyến xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (năm 2023);...

Đồng thời, Việt Nam cũng được ghi nhận là thị trường tiềm năng nuôi dưỡng và phát triển DN công nghệ số. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện có 50.350 DN công nghệ số đang hoạt động, cao hơn mục tiêu 48.000 DN của Chính phủ. Sự tăng trưởng nhanh về DN công nghệ số tạo nền tảng mở rộng và phát triển các dịch vụ kinh doanh số, trong đó có các dịch vụ nền tảng.

Số liệu của Tổng cục thống kê, KTS ở Việt Nam liên tục tăng trưởng nhanh trong thời gian qua khi tỷ trọng giá trị tăng thêm của KTS trong GDP các năm từ 2020-2023 lần lượt là 12,66%, 12,88% 12,63% và 12,33%. Sang tới nửa đầu năm 2024, tỷ trọng giá trị tăng thêm của KTS đạt 18,3%, vượt cao hơn tỷ lệ trung bình giai đoạn 2020-2023.

"Đây sẽ là động lực để Việt Nam thực hiện mục tiêu về tăng trưởng cao và phát triển bền vững trong thời gian tới…", đại diện Nhóm nghiên cứu nhận định.

Top 10 nền tảng số tại Viêt Nam. Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông

Cũng theo báo cáo của CIEM, trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện nhiều hoạt động kinh doanh nền tảng. Ngành này đóng góp khoảng 10% trong GDP. Riêng kinh doanh nền tảng trong lĩnh vực vận tải chiếm 16,8% giá trị tăng thêm của ngành nền tảng, tương đương 1,7% GDP của nền kinh tế (năm 2022). Đặc biệt, đối với hai vùng trọng điểm phát triển của Việt Nam là vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, dịch vụ kinh doanh nền tảng trong lĩnh vực giao thông vận tải đã đóng góp tương ứng lần lượt là 2,7% và 2,3% GRDP của hai vùng này.

Không dừng ở đó, kinh doanh nền tảng phát triển sẽ kéo theo tăng trưởng của các ngành cung ứng (với Hệ số lan tỏa đo lường liên kết ngược là 1,009[1], cao hơn mức trung bình của nền kinh tế); Đồng thời cũng là ngành có mức độ quan trọng khi là nguồn cung sản phẩm dịch vụ cho nền kinh tế (Mức độ cần thiết - hệ số độ nhạy đo lường liên kết xuôi của ngành Nền tảng là 1,628, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung[2]). Sản phẩm cuối cùng ngành Nền tảng lan tỏa đến giá trị tăng thêm và thu nhập của nền kinh tế lần lượt ở mức 1,230 và 1,294. Cả hai hệ số lan tỏa này đều cao hơn mức trung bình của nền kinh tế (là 1).

"Với 1 tỷ USD tăng thêm về sản phẩm cuối cùng của ngành Nền tảng sẽ tác động tới nền kinh tế theo cấp số nhân. Cụ thể là: Làm tăng sản lượng của toàn nền kinh tế lên 2,754 tỷ USD; Kích thích giá trị tăng thêm của nền kinh tế là 1,1918 tỷ USD; Tạo ra 93.734 cơ hội việc làm; Tăng thu nhập của người lao động trong nền kinh tế thêm 0,7326 tỷ USD…", TS. Nguyễn Minh Thảo thông tin.

Riêng về cơ hội việc làm, trong khu vực DN, trung bình giai đoạn trước COVID-19 (2016-2019), ngành nền tảng ghi nhận tăng trưởng việc làm là 6,5%, cao hơn đáng kể (hơn 1,53 lần) tăng trưởng việc làm chung của nền kinh tế (4,3%). Trong giai đoạn COVID-19 (2020-2021), tăng trưởng việc làm ngành Nền tảng giảm ở mức -0,8%, ít hơn mức giảm tăng trưởng việc làm trung bình của nền kinh tế (-1,6%). Từ năm 2022, cơ hội việc làm trong nền kinh tế phục hồi; việc làm trong ngành Nền tảng tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức (9,4%), cao hơn đáng kể tốc độ tăng trưởng việc làm trung bình của nền kinh tế (ở mức 3,7%). Kết quả này cho thấy khi ngành Nền tảng phát triển sẽ tạo cơ hội việc làm đáng kể cho người lao động.

Chưa thống nhất khái niệm

Nghiên cứu của CIEM cũng chỉ ra rằng mặc dù khái niệm "kinh tế nền tảng" đã được chính thức thừa nhận về pháp lý ở Việt Nam (Luật Quản lý thuế 2019, Nghị định 126/2020/NĐ-CP ), sau đó Thông tư 80/2021/TT-BTC, Quyết định 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022, Luật Giao dịch điện tử 2023 cũng đưa ra các khái niệm về "kinh doanh nền tảng" nhưng hiện vẫn chưa có khái niệm thống nhất.

"Một khi chưa có khái niệm thống nhất thì khó xây dựng được khung pháp lý để quản lý nó...", ông Trần Quốc Khánh, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Theo nguyên Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Temu sử dụng tiếng Việt trong khi Alibaba, Taobao sử dụng tiếng Anh nên sàn TMĐT này đang phải có giấy phép mới được kinh doanh tại Việt Nam. Ảnh: ITN

Ông Khánh dẫn chứng, Facebook không phải nền tảng kinh doanh nhưng rõ ràng người dùng không phải không kinh doanh trên Facebook. Hay câu chuyện chưa có hồi kết về người lao động của Grab không được mua bảo hiểm xã hội do hãng công nghệ này nói họ chỉ là đối tác; Shoppee thay vì thuê bên thứ ba vận chuyển thì đã thành lập bộ phận vận chuyển riêng, với 60% thị phần, sàn TMĐT này có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh vì chiếm vị trí thống lĩnh. Tương tự với Grab phải thực hiện yêu cầu quản lý của cơ quan chức năng trong khi các nước khác không yêu cầu…

Dẫn câu chuyện sàn TMĐT Temu phải dừng hoạt động vì chờ cấp phép, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, cũng là kinh doanh TMĐT nhưng Alibala, Taobao không phải xin phép tại thị trường Việt Nam. Điểm khác biết là 2 sàn TMĐT này không dùng tiếng Việt như Temu(!?)

"Dường như trước sức ép dư luận cơ quan quản lý giật mình đưa ra các quy định quản lý quá mức. Nhiều quy định vẫn còn bất hợp lý lắm. Chúng ta không thể bắt họ mang máy chủ về đặt ở Việt Nam thì mới được phép kinh doanh, hay yêu cầu họ phải thực hiện các biện pháp quản lý trong khi các nước khác không yêu cầu…", nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nói.

Cũng theo ông, việc quan trọng nhất là phải có khái niệm thống nhất về kinh doanh nền tảng. "Đừng bắt người ta lôi "đám mây" về Việt Nam. Cần đưa khung pháp lý tổng quát, sau đó phân về các ngành. Có thể một Bộ trung gian như Bộ Tư pháp đưa ra khung pháp lý chung, trên cơ sở các Bộ ngành khác có liên quan hướng dẫn trên cơ sở khung thống nhất đó…", ông Khánh đề nghị.

Sandbox: Không thể ban hành theo quy trình thông thường

Chia sẻ khó khăn khi xây dựng khung thể chế thử nghiệm (sandbox), TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) cho biết, sandbox thường được ban hành dưới dạng Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong khi nhiều nội dung liên quan vướng mắc trong luật (cấp văn bản cao hơn do Quốc hội ban hành) bởi văn bản Luật chưa cho phép. Vì thế, việc ban hành các sandbox rất chậm hoặc hạn chế. Trong khi đó, các cơ quan liên quan trong quá trình hoạch định chính sách lo ngại về những rủi ro của sandboxes, bởi vậy dường như chưa ủng hộ những chính sách này.

Việc thiết lập sandbox cần thoát ra khỏi tư duy quản lý cũ, và cần được ban hành kịp thời để tận dụng các cơ hội về công nghệ.

TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM)

"Tư duy làm chính sách vẫn theo hướng siết chặt quản lý với các điều kiện ràng buộc ngặt nghèo, áp dụng công cụ quản lý cũ cho các mô hình kinh doanh mới, chính sách thiếu linh hoạt và thiếu tính khuyến khích sáng tạo. Nếu quy trình xây dựng sandbox như ban hành một văn bản quy phạm pháp luật thông thường với rất nhiều bước, tốn nhiều thời gian thì chả bao giờ xây dựng được...", bà Thảo thẳng thắn.

Nhóm nghiên cứu CIEM đề xuất, Chính phủ cần có quan điểm nhất quán và rõ ràng về phát triển mô hình kinh tế nền tảng; Cần có tầm nhìn bao quát, toàn diện cũng như thiết lập cơ chế phối hợp liên ngành thực chất hơn, hiệu quả hơn trong quá trình soạn thảo chính sách liên quan đến kinh tế nền tảng.

"Cơ quan soạn thảo chính sách cần phải hiểu rõ tính mới của mô hình kinh doanh nền tảng để có tư duy mới trong quản lý, tránh khiên cưỡng áp quy định cũ, cách thức quản lý cũ đối với các mô hình mới. Đồng thời phải dự liệu những tác động không mong muốn, những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế nền tảng để dự phòng các phương án quản lý. Cần đưa ra các cảnh báo và những lưu ý đối với người dùng để tránh những rủi ro khi thực hiện giao dịch trên nền tảng số…", TS. Nguyễn Minh Thảo bày tỏ.

Nhóm nghiên cứu CIEM cũng đề xuất sớm nghiên cứu, đề xuất thành lập Quỹ phát triển DN công nghệ số Việt Nam với nguồn vốn huy động từ xã hội; Tạo nguồn lực cần thiết, kịp thời cho phát triển DN công nghệ số, trong đó có DN trong nước hoạt động về kinh doanh nền tảng.

  • Cùng chuyên mục
Xem xét trách nhiệm người 'biến' 4,56 ha đất biệt thự nghỉ dưỡng thành đất ở biệt thự tại Cồn Ấu- Cần Thơ

Xem xét trách nhiệm người 'biến' 4,56 ha đất biệt thự nghỉ dưỡng thành đất ở biệt thự tại Cồn Ấu- Cần Thơ

UBND TP. Cần Thơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị du lịch sinh thái Cồn Ấu, với nội dung điều chỉnh 4,56 ha từ chức năng Bungalow - biệt thự nghỉ dưỡng sang chức năng đất ở biệt thự. Song, Thanh tra Chính phủ nêu rõ, việc điều chỉnh này làm thay đổi chức năng sử dụng đất, không đảm bảo căn cứ lập quy hoạch, vi phạm quy định Luật Quy hoạch đô thị 2009.

Pháp luật - 07/05/2025 13:22

Đà Nẵng hủy 27 cuộc thanh tra tại nhiều đơn vị trong năm 2025

Đà Nẵng hủy 27 cuộc thanh tra tại nhiều đơn vị trong năm 2025

TP. Đà Nẵng đã hủy 27 cuộc thanh tra tại các sở, ngành, địa phương do chủ trương về sắp xếp bộ máy, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã, phường và tránh chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, giám sát...

Pháp luật - 07/05/2025 07:30

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Nhadatu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Pháp luật - 06/05/2025 10:28

Cựu Chủ tịch Quảng Ngãi Cao Khoa bị cáo buộc nhận hối lộ 6 tỷ đồng và 20.000 USD

Cựu Chủ tịch Quảng Ngãi Cao Khoa bị cáo buộc nhận hối lộ 6 tỷ đồng và 20.000 USD

Cáo trạng xác định, để được trúng thầu gói thầu số 12 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bờ Nam sông Trà Khúc (tỉnh Quảng Ngãi), Nguyễn Văn Hậu đã đưa cho cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa 6 tỷ đồng và 20.000 USD. Qua đó, Hậu hưởng lợi bất chính 93,7 tỷ đồng từ nguồn tiền chủ đầu tư thanh toán.

Pháp luật - 06/05/2025 06:49

Quốc hội thông qua 2 Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Quốc hội thông qua 2 Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội thông qua 2 Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Pháp luật - 05/05/2025 19:06

Trình Quốc hội sửa, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Trình Quốc hội sửa, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Pháp luật - 05/05/2025 12:57

Triệt phá băng nhóm tội phạm quốc tế chuyên tống tiền doanh nhân

Triệt phá băng nhóm tội phạm quốc tế chuyên tống tiền doanh nhân

Bằng thủ đoạn cắt ghép hình ảnh nhạy cảm, nhóm tội phạm đe doạ tống tiền cán bộ, doanh nhân. Ước tính số tiền bị băng nhóm tội phạm này chiếm đoạt lên đến 200 tỷ đồng.

Pháp luật - 04/05/2025 18:13

Bộ Công an cảnh báo, 'bóc trần' thủ đoạn thao túng tâm lý của tội phạm công nghệ

Bộ Công an cảnh báo, 'bóc trần' thủ đoạn thao túng tâm lý của tội phạm công nghệ

Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo người dân cần nâng cao cảnh giác khi giao tiếp với người lạ trên mạng xã hội, tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, làm theo hướng dẫn khi chưa xác định chính xác nhân thân, lai lịch của người đó.

Pháp luật - 03/05/2025 08:37

Bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ

Bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ

Bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ (AISVN) bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "Gây rối trật tự công cộng".

Pháp luật - 02/05/2025 07:58

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5

Từ đầu tháng 5/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Chính phủ sửa đổi quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tổ chức tín dụng Việt Nam; Quy định mới về chế độ công tác phí, chi hội nghị; Chính sách mới đối với thí sinh thi đại học...

Pháp luật - 01/05/2025 06:00

741 phạm nhân kinh tế được đặc xá

741 phạm nhân kinh tế được đặc xá

Có 8.055 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 1 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, có đủ điều kiện được hưởng đặc xá năm 2025.

Pháp luật - 29/04/2025 16:45

Cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhận án 6 năm tù

Cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhận án 6 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) mức án 6 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Pháp luật - 29/04/2025 11:05

Buộc Công ty LDG phải trả hơn 500 tỷ cho khách hàng

Buộc Công ty LDG phải trả hơn 500 tỷ cho khách hàng

Trong vụ án xảy ra tại Khu dân cư Tân Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, bị cáo Nguyễn Khánh Hưng, nguyên Chủ tịch HĐQT LDG bị tuyên án 16 tháng tù; Nguyễn Quốc Vy Liêm, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối kinh doanh - tiếp thị LDG tuyên án 12 tháng tù về tội "Lừa dối khách hàng".

Pháp luật - 28/04/2025 15:13

Khởi tố 2 bị can mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng

Khởi tố 2 bị can mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng

Công an tỉnh Lâm Đồng vừa khởi tố hai bị can về hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng. Các đối tượng đã móc nối, bán khoảng 50 tài khoản cho người Trung Quốc, thu lợi bất chính hơn 79 triệu đồng.

Pháp luật - 28/04/2025 13:47

Không nên áp dụng án tử hình đối với các tội phạm về kinh tế

Không nên áp dụng án tử hình đối với các tội phạm về kinh tế

Bà Ung Thị Xuân Hương, Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho rằng, án tử hình chỉ nên áp dụng đối với một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc nhóm phạm tội an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người. Không nên áp dụng án tử hình đối với các tội phạm về kinh tế.

Pháp luật - 27/04/2025 08:36

Famimoto Việt Nam 'tuồn' nghìn tấn dầu ăn, mì chính giả ra thị trường

Famimoto Việt Nam 'tuồn' nghìn tấn dầu ăn, mì chính giả ra thị trường

Sau khi mua nguyên liệu từ Hà Nội, Công ty TNHH Famimoto Việt Nam đóng gói mì chính thành 2 loại "Bột ngọt Boat Brand " và "Bột ngọt Famimoto - Công nghệ Nhật Bản".

Pháp luật - 27/04/2025 08:26