Xử lý tài sản công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy như thế nào?
Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất nhiều giải pháp để việc xử lý tài sản công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy tiếp tục được sử dụng, khai thác hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.
Ngày 14/3, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục quản lý công sản (QLCS) (Bộ Tài chính) cho biết, việc xử lý tài sản công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy là vấn đề rất lớn. Theo đó khi tổ chức sắp xếp lại bộ máy, hệ thống chức danh chức vụ, danh mục cơ quan đơn vị có sự thay đổi, dẫn tới thay đổi trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Về phía Bộ Tài chính, thời gian qua đã chủ động báo cáo, tham mưu trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề nêu trên. Chính phủ đã ban hành các Nghị định114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Mới đây nhất là Nghị định 50/2025/NĐ-CP ngày 28/2/2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Các văn bản này đã hướng dẫn cụ thể việc xử lý đối với tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại hệ thống tổ chức bộ máy. Quy định rõ các trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chấm dứt hoạt động…. thì tài sản sẽ thực hiện thế nào.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã có 2 văn bản, 1 văn bản ban hành cuối năm 2024 hướng dẫn về sắp xếp, xử lý tài sản công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Mới đây nhất, căn cứ Nghị quyết190/2025/QH15 ngày 19/02/2025 của Quốc hội và Công điện 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 28/2/2025, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn xử lý tài sản khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nghĩa vụ của các đơn vị trước đây. Đồng thời có trách nhiệm sắp xếp, bố trí tài sản được kế thừa để sử dụng phù hợp, đúng quy định.
Ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết, với các tài sản có thể di chuyển, tiếp tục sử dụng sẽ thực hiện di chuyển tài sản đến chỗ mới. Có những tài sản không thể di chuyển như trụ sở làm việc phải chấp nhận thực trạng khi các đơn vị hợp nhất, gộp lại thành khu vực như vậy thì có những nơi trụ sở bị thiếu, cơ sở vật chất khác có thể thiếu.

Hiện pháp luật cũng có quy định cụ thể về xử lý cơ sở nhà đất ở nơi cũ mà không còn nhu cầu sử dụng thì có thể thu hồi, điều chuyển cho đơn vị khác chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý, có thể chuyển cho tổ chức có chức năng kinh doanh nhà của địa phương để quản lý, khai thác đối với quỹ nhà đất đó.
"Đợt này chúng tôi đề nghị trong phương án tổ chức lại các cơ quan, đơn vị, phải có phương án về xử lý tài sản. Ví dụ bây giờ 1 huyện không còn nữa thì tài sản của huyện đó chuyển giao cho xã nào, ai quản lý thì trong phương án về sắp xếp bộ máy phải có phương án về xử lý tài sản, để chúng ta chủ động hơn trong xử lý tài sản", Cục trưởng Cục QLCS cho biết thêm.
Song song đó, Bộ Tài chính cũng đang chuẩn bị điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về tài sản công cho phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy mới và hệ thống chức danh chức vụ mới như về hệ thống tiêu chuẩn định mức về quản lý, sử dụng tài sản công.
"Bộ Tài chính đang theo dõi sát tình hình, tiến độ sắp xếp lại các cơ quan đơn vị, để chuẩn bị các văn bản và sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền ban hành ngay sau khi chính thức các phương án về tổ chức bộ máy được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Qua đó làm căn cứ cho các bộ ngành địa phương, các cơ quan đơn vị thực hiện việc bố trí, sử dụng tài sản, sắp xếp xử lý tài sản dôi dư", ông Nguyễn Tân Thịnh thông tin.
Đẩy mạnh xử lý nhà đất dôi dư
Liên quan đến chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công, trên cơ sở tổng hợp từ các địa phương, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát, các tài sản công không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích, trong đó tập trung vào khối nhà đất, trụ sở của các cơ quan, đơn vị.
Theo thống kê đến cuối năm 2024, có 11.034 cơ sở nhà đất không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích. Trong đó có 3.780 cơ sở nhà đất có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, còn lại 7.249 cơ sở nhà, đất chưa có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
Mới đây, ngày 11/3/2025, Bộ Tài chính tiếp tục có Văn bản 2950/BTC-QLCS về đẩy mạnh việc rà soát, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích, trong đó đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp quyết liệt.
Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương có nhà đất dôi dư phải xây dựng và ban hành Kế hoạch xử lý tài sản dôi dư. Mặt khác, trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải cập nhật thường xuyên các cơ sở nhà đất phát sinh mới vào Kế hoạch. Trong Kế hoạch đó đề nghị các Bộ ngành, địa phương xác định rõ nội dung công việc, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong từng khâu. Bên cạnh đó ấn định tiến độ thực hiện.
Tại văn bản 2950/BTC-QLCS, Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, đánh giá xác định nguyên nhân trong việc để các cơ sở nhà đất không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích. Xác định cụ thể nguyên nhân của từng cơ sở chưa thể xử lý được do cơ chế chính sách hay do khâu tổ chức thực hiện, công tác quy hoạch… từ nguyên nhân đó để kiến nghị, tìm ra giải pháp cụ thể.
"Các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đối với trường hợp chậm, không thực hiện theo đúng kế hoạch và đề nghị các bộ, ngành địa phương trước ngày 5/4/2025 có báo cáo về Bộ Tài chính bước 1. Sau này sẽ báo cáo định kỳ hàng quý để có giải pháp hướng dẫn Bộ ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, để giải quyết dứt điểm các vấn đề về nhà đất dôi dư…" Cục trưởng Nguyễn Tân Thịnh lưu ý.

Báo cáo của Cục QLCS cho hay, tính đến 22h ngày 13/3 vẫn có 21 bộ, cơ quan Trung ương và địa phương vẫn chưa đăng ký đối tượng kiểm kê trong khi yêu cầu của Bộ Tài chính là chậm nhất ngày 20/2. (9 bộ, ngành cơ quan Trung ương gồm: Văn phòng Quốc hội, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải (đã hợp nhất với Bộ Xây dựng), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ( đã hợp nhất với Bộ Nội vụ và chuyển nhiệm vụ sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Công an); Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Cơ quan Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các Tổ chức Hữu Nghị Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
12 địa phương gồm: Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Điện Biên, Hà Nam, Hậu Giang, Kiên Giang, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thanh Hóa.
Ngoài ra, nhiều bộ ngành, địa phương thực hiện việc gửi và duyệt báo cáo kết quả kiểm kê chậm so với tiến độ chung của cả nước.
Theo Cục QLCS, tình trạng chậm trễ này gây áp lực lớn lên tiến độ chung của cả nước, khi thời gian hoàn thành tổng kiểm kê còn nửa tháng (ngày 31/3). Hiện, Bộ Tài chính đang đốc thúc các đơn vị này khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ đồng thời xem xét trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan nếu không đảm bảo tiến độ.
- Cùng chuyên mục
Vụ án Phúc Sơn: Bán 1.317 lô đất, để ngoài sổ sách hơn 2.000 tỷ đồng
Giám định tư pháp xác định, trong vụ án xảy ra ở Tập đoàn Phúc Sơn, số tiền để ngoài sổ sách khi bán 1.317 lô đất lên đến 2.072 tỷ đồng, không khai báo, không hạch toán thuế, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước số tiền 504,5 tỷ đồng.
Pháp luật - 16/04/2025 08:48
Tập đoàn Hoa Sen xem xét khởi kiện nghệ sỹ Quyền Linh
Tập đoàn Hoa Sen cho biết Quyền Linh không phải đại sứ thương hiệu của tập đoàn và vì nghệ sỹ này "bội tín" nên phía Hoa Sen đang tập hợp hồ sơ pháp lý để khởi kiện.
Pháp luật - 14/04/2025 22:33
Cài đặt phần mềm làm visa online, thanh niên ở Hà Nội mất gần 200 triệu
Làm theo hướng dẫn của 1 tài khoản facebook nhắn tin hướng dẫn anh Q. ở Hà Nội sử dụng điện thoại hệ điều hành Androi truy cập đường link tải phần mềm Visa Korean...
Pháp luật - 14/04/2025 09:00
Cựu TGĐ Tổng Công ty Chè Việt Nam hầu tòa vì gây thiệt hại hơn 38 tỷ đồng
Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam Nguyễn Thiện Toàn bị cáo buộc đã có hành vi sai phạm trong việc quản lý "đất vàng", gây thiệt hại hơn 38 tỷ đồng.
Pháp luật - 14/04/2025 07:32
Ngành xây dựng ở Việt Nam 'tốn' hơn 28.700 tỷ đồng vì tranh chấp pháp lý
Theo các chuyên gia, tổng giá trị tranh chấp xây dựng tại Việt Nam khoảng 28.708 tỷ đồng. Trong khi đó, trị giá trung bình hơn 65 tỷ đồng. Trong tổng số 424 vụ tranh chấp, có 111 vụ liên quan đến lĩnh vực bất động sản, chiếm 26%.
Pháp luật - 12/04/2025 06:45
Đề xuất xử lý hình sự hành vi tham ô, nhận hối lộ từ 5 triệu đồng trở lên thay vì 2 triệu đồng
Bộ Công an vừa công bố dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự, trong đó đề xuất điều chỉnh tăng mức định lượng tiền để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một loạt tội danh, bao gồm: Tham ô tài sản, Nhận hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đánh bạc. Đây được xem là sự điều chỉnh quan trọng nhằm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, cũng như đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và chính sách hình sự khoan hồng, nhân đạo.
Pháp luật - 11/04/2025 08:09
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng sắp ra hầu tòa
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, làm trái công vụ của bị cáo Hoàng Quốc Vượng dẫn đến thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam hơn 1.043 tỷ đồng.
Pháp luật - 10/04/2025 16:55
Vợ chồng giám đốc Vàng Phú Cường chuyển trái phép hàng nghìn tỷ đồng
Trong tháng 4, VKSND TP. Hà Nội sẽ xét xử 13 bị can trong vụ vận chuyển hơn 214 triệu USD (tương đương hơn 4.719 tỷ đồng) ra nước ngoài.
Pháp luật - 10/04/2025 11:08
Lỗ nặng, 'đại gia' gạo An Giang bị huỷ niêm yết và phong tỏa tài khoản
Tài khoản ngân hàng của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) bị phong tỏa, sau khi công ty này bị HoSE huỷ niêm yết bắt buộc do khoản lỗ vượt xa vốn điều lệ.
Pháp luật - 09/04/2025 09:55
Khởi tố cựu lãnh đạo Chi cục Thuế ở Cà Mau
Chung Hoàng Vũ (58 tuổi) - cựu Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) bị khởi tố, vì có dấu hiệu "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Pháp luật - 09/04/2025 09:17
Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2: Nhà thầu mang tiền tạm ứng đi gửi tiết kiệm
Ban Y tế trọng điểm đã tạm ứng cho Công ty CP Hồng Hà (gói thầu XDVĐ-01) số tiền hơn 185 tỷ đồng. Nhưng sau đó công ty này mang 145 tỷ đồng gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
Pháp luật - 09/04/2025 07:51
Đấu giá đất tại Bắc Giang, chênh gần 118 tỷ đồng so với giá khởi điểm
Phiên đấu giá quyền sử dụng đất tại thị trấn Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã thu hút các nhà đầu tư, giá trúng chênh lệch gần 118 tỷ đồng so với giá khởi điểm.
Pháp luật - 08/04/2025 09:18
Gần 300 cảnh sát đột kích đường dây cát lậu 'khủng' Thiên An Phát
Gần 300 cán bộ, chiến sĩ đồng loạt khám xét mỏ cát, bãi tập kết cát, trụ sở làm việc của các nghi phạm liên quan đến vụ án Công ty Thiên An Phát
Pháp luật - 07/04/2025 09:10
Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến xác định đơn vị tư vấn khi chưa tổ chức chọn nhà thầu
Cựu Bộ trưởng Y tế đã xác định Công ty VK là đơn vị tư vấn lập dự án bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, trong khi chưa tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Pháp luật - 07/04/2025 09:09
Sẽ tăng mức xử phạt người nổi tiếng vi phạm quảng cáo
Theo Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL, sẽ bổ sung những chế tài tăng thêm mức xử phạt hoặc hạn chế hoạt động nghệ thuật đối với người nổi tiếng, nghệ sĩ vi phạm.
Pháp luật - 06/04/2025 18:31
Tổng giám đốc Công ty bất động sản Phát An Gia lừa bán dự án, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng
Hoàng Mạnh Cường - Tổng giám đốc Công ty bất động sản Phát An Gia đã lập dự án không có thật để lừa bán cho 115 khách hàng, chiếm đoạt hơn 134 tỷ đồng.
Pháp luật - 06/04/2025 10:24
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 3 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 4 week ago