Xử lý 12 dự án kém hiệu quả - Bộ trưởng Công Thương: 'Khó khăn đến mấy, chúng ta vẫn phải làm'

Nhàđầutư
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, xử lý các dự án kém hiệu quả của ngành Công Thương rất phức tạp, nhưng "dù khó khăn đến mấy, chúng ta vẫn phải làm".
HỒNG NGUYỄN
22, Tháng 09, 2017 | 21:49

Nhàđầutư
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, xử lý các dự án kém hiệu quả của ngành Công Thương rất phức tạp, nhưng "dù khó khăn đến mấy, chúng ta vẫn phải làm".

bt-bct

 Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, xử lý các Dự án kém hiệu quả của ngành rất phức tạp nhưng "dù có khó khăn đến mấy, chúng ta vẫn phải làm". Ảnh: moit.gov.vn

Tại cuộc họp triển khai xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương diễn ra chiều 22/9, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Dương Duy Hưng trình bày ngắn gọn tình hình của 12 Dự án, được chia thành 4 nhóm như sau:

4 Dự án đầu tư sản xuất phân bón của Tập đoàn Hóa chất: Đến thời điểm hiện nay, về cơ bản, 4 dự án nhà máy hoạt động ổn định, thời gian chạy máy đạt từ 19-24 ngày (trừ nhà máy Đạm Ninh Bình đang dừng sản xuất để tiến hành sửa chữa lớn theo kế hoạch từ ngày 25/8/2017 đến ngày 10/10/2017), 3 Nhà máy còn lại đang vận hành với phụ tải trên 80%.

Tính đến 15/9/2017, kết quả sản xuất kinh doanh của 4 đơn vị đã có những cải thiện đáng kể cả về doanh thu, sản lượng và mức độ thua lỗ.

Tình hình các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như sau: Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi: Theo báo cáo của PVN, BSR, BSR-BF và PVOil, Nhà máy vẫn chưa vận hành sản xuất lại được.

Ngày 29/6/2017, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với đại diện PVN, BSR, PVOil, BSR-BF và một số đơn vị liên quan xem xét tình hình thực tế tại Nhà máy và đã có Công văn chỉ đạo PVN khẩn trương xem xét, xây dựng phương án tái khởi Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất và Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước để có thể cung cấp sản phẩm ethanol (E100) ra thị trường từ ngày 1 tháng 1 năm 2018.

Đến nay đã có 4 nhà đầu tư đăng ký tham gia và 1 nhà đầu tư đã nộp Hồ sơ đề xuất hợp tác kinh doanh. Theo kế hoạch, thời hạn các nhà đầu tư nộp hồ sơ đề xuất là đến 2/10/2017, sau đó BSR-BF sẽ tổ chức đánh giá lựa chọn nhà đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có 2 đối tác mong muốn tham gia hợp tác vận hành lại Nhà máy là Công ty Tùng Lâm và Công ty TNHH Điện hơi công nghiệp Tín Thành (Công ty Tín Thành). PVN đang chỉ đạo các cổ đông (BSR, PVOil) và BSR-BF lập đầu bài mời nhà đầu tư tham gia hợp tác sản xuất kinh doanh.

Dự án Nhà máy sản xuất sơ xợi polyester Đình Vũ: Tình trạng hiện tại của dự án PVTex là hết sức khó khăn và nhà máy vẫn chưa khởi động lại.

Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS): Trong 8 tháng đầu năm 2017, ngoài việc tiếp tục thi công đóng mới 2 tàu dịch vụ (chủ tàu Vietsovpetro), tàu Gas 1.200 m3 (chủ tàu Việt Xuân Mới), hoàn thiện sửa chữa tàu Côn Sơn, Chí Linh (phần thi công súc rửa tại Vũng Tàu), DQS đã nỗ lực tìm kiếm và bổ sung các đơn hàng từ các đơn vị trong và ngoài ngành như tàu Epic 8, Epic 9, Petrolimex 18, Petrolimex 14... tuy nhiên giá các đơn hàng này không lớn (bình quân một đơn hàng chỉ đạt khoản 3 tỷ đồng) nên không thể bù đắp được phần doanh thu bị thiếu so với kế hoạch đã được PVN phê duyệt.

nha-may-xo-soi-dinh-vu

 Dự án Nhà máy sản xuất sơ xợi polyester Đình Vũ: Tình trạng hiện tại của dự án PVTex là hết sức khó khăn và nhà máy vẫn chưa khởi động lại.

Đối với 2 dự án đầu tư sản xuất thép:

Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên (TISCO)

Trong 9 tháng đầu năm 2017, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Gang thép thái nguyên vẫn ổn định với giai đoạn 1 đã hoàn thành trước đó đưa vào sử dụng.

Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai (Dự án nhà máy thép Việt – Trung (VTM)):

Từ tháng 3 năm 2017, hoạt động sản xuất kinh doanh của VTM bắt đầu có lãi, ước tính lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm là 163 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty đã nộp tổng cộng 502 tỷ đồng tiền thuế các loại vào ngân sách nhà nước, trong đó tiền cấp quyền khai thác đã nộp đến ngày 21/9/2017 là 164 tỷ đồng, còn lại 38 tỷ đồng phải nộp tiếp sẽ hoàn thành trong Quý IV năm 2017.Tuy nhiên, hoạt động SXKD của VTM vẫn còn nhiều khó khăn (nguyên liệu, nhiên liệu tăng mạnh, chi phí tài chính, khấu hao lớn, cân đối trả nợ, khả năng thanh toán còn thấp..).

Dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, đến nay Tổng công ty Giấy Việt Nam đã thực hiện xong khâu định giá, tổ chức phương án và tiến hành tổ chức bán đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho của nhà máy. Đến nay, đã qua 2 lần tổ chức bán đấu giá, nhưng đều không thành công.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ, việc bán đấu giá tiếp tục tập trung triển khai thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

Không nên trông chờ Chính phủ có cho phép hay không

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng gợi ý, về khó khăn liên quan đến vốn vay của các Dự án, các Tập đoàn, Tổng công ty cần xem lại các khoản vay để giãn nợ. Tương tự, về vấn đề khấu hao, Tập đoàn, Tổng công ty tiếp tục làm việc với Bộ Tài chính để Dự án được giãn khấu hao.

Về việc có hay không việc bỏ thêm tiền để "cứu" các Dự án, Thứ trưởng đề nghị, lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty phải tự chịu trách nhiệm về việc này chứ không nên trông chờ Chính phủ có cho phép hay không.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cần có nỗ lực cụ thể giải quyết các vướng mắc của 12 Dự án tồn đọng lâu nay. Theo Bộ trưởng, xử lý các Dự án này rất phức tạp nhưng "dù có khó khăn đến mấy, chúng ta vẫn phải làm".

Kết luận tại cuộc họp, Bộ trưởng đề nghị thời gian tới, có những công việc phải thực hiện theo lộ trình đề ra.

Cuộc họp đã thống nhất những nội dung công việc chủ yếu Bộ Công Thương tập trung xử lý trong thời gian tới như sau:

Trong năm 2017: Hoàn thành xây dựng phương án xử lý đối với từng dự án, doanh nghiệp và kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện, trong đó cần tập trung vào các nhiệm vụ sau: Xây dựng Dự thảo Báo cáo Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí Thư, Quốc hội về tình hình xử lý các tồn tại, yếu kém đối với 12 dự án, doanh nghiệp thuộc ngành công thương thời gian qua trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/2017.

Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện kèm theo cam kết và lộ trình xử lý cụ thể đối với từng dự án, doanh nghiệp đối với xử lý các khó khăn, tranh chấp của các Hợp đồng EPC; trường hợp phức tạp, còn nhiều vướng mắc thì xem xét cho gia hạn đến hết Quý I năm 2018; Triển khai thực hiện và thông tin đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đối với các kiến nghị đề xuất của các dự án, doanh nghiệp, trong đó:

Về kinh phí khởi động lại Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi: do các cổ đông của các doanh nghiệp này xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

Đối với việc xử lý tàu 104.000 DWT của Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Dung Quất: Tập đoàn Dầu khí Việt nam khẩn trương chỉ đạo thuê tư vấn xác định giá trị để làm cơ sở kiểm toán, quyết toán bàn giao tàu.

Đối với Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam: tiếp tục thực hiện bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, làm việc với các Bộ ngành để xem xét các đề xuất hỗ trợ các cơ chế, chính sách đối với xử lý các khó khăn, vướng mắc của các dự án, doanh nghiệp. Đến hết năm 2018: Phấn đấu xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp và hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp năm 2020

Cả giai đoạn 2017-2020: Xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án, doanh nghiệp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ