Vượt mốc 2 triệu tỷ đồng, thu ngân sách tăng hơn 19% so với dự toán
Năm 2024, trong bối cảnh vẫn phải duy trì các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, các cơ quan thu thuế vẫn quyết liệt các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ với số thu vượt mốc 2 triệu tỷ đồng, tăng hơn 19% so với dự toán…
Cân đối ngân sách được bảo đảm
Chiều 31/12, báo cáo của Bộ Tài chính tại hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 cho biết, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã chỉ đạo quyết liệt triển khai nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN); rà soát các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, chống thất thu, phấn đấu tăng thu ở các lĩnh vực, địa bàn có điều kiện.
Bộ cũng tham mưu, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội ban hành các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong năm 2024 với tổng quy mô khi ban hành các chính sách dự kiến là khoảng 191 nghìn tỷ đồng. Kết quả thực hiện (bao gồm các chính sách thi hành từ năm 2023, tiếp tục tác động làm giảm thu NSNN năm 2024) ước đạt khoảng 197,3 nghìn tỷ đồng, trong đó, miễn, giảm khoảng 99 nghìn tỷ đồng; gia hạn khoảng 98,3 nghìn tỷ đồng.
Trong bối cảnh vẫn phải duy trì các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, các cơ quan thu thuế vẫn quyết liệt các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ thu.
Thu NSNN cả năm 2024 ước đạt khoảng 2.025,4 nghìn tỷ đồng, bằng 119,1% (tăng 324,4 nghìn tỷ đồng) so dự toán, tăng 15,5% so thực hiện năm 2023. Trong đó, thu ngân sách trung ương (NSTW) ước đạt 123,7% dự toán, thu ngân sách địa phương (NSĐP) ước đạt 114,4% dự toán); Tỷ lệ động viên vào NSNN đạt 17,8%GDP, riêng thuế, phí đạt 14,2%GDP.
Chi NSNN ước đến ngày 31/12/2024 đạt khoảng 1.830,8 nghìn tỷ đồng, bằng 86,4% dự toán; trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 78,1% dự toán Quốc hội quyết định; tỷ lệ giải ngân ước đạt 77,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2023 đạt khoảng 81,9%); chi thường xuyên ước đạt 94,5% dự toán.
Cân đối NSTW, NSĐP các cấp được đảm bảo. Đã thực hiện phát hành được 330,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, bằng 82,59% kế hoạch, kỳ hạn bình quân 11,12 năm, lãi suất bình quân 2,52%/năm, đảm bảo nguồn chi trả kịp thời nợ gốc các khoản vay đến hạn của NSTW và góp phần định hướng lãi suất thị trường.
Nợ công thấp hơn ngưỡng cho phép
Trong năm 2024, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 260/QĐ-TTg ngày 31/3/2024 phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2024-2026; trên cơ sở đó đã giao kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện. Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại năm 2025.
Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quốc hội và của Chính phủ; tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tiếp tục cơ cấu lại nợ công; phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài, góp phần kéo dài danh mục nợ công theo Nghị quyết của Quốc hội; thực hiện trả đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ theo cam kết; không cấp mới bảo lãnh cho các dự án vay trong nước và nước ngoài.
Nhờ đó, nợ công được quản lý chặt chẽ, thấp hơn ngưỡng cho phép. Đến cuối năm 2024, các chỉ tiêu dư nợ công khoảng 36-37% GDP, nợ Chính phủ khoảng 33-34% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so thu NSNN khoảng 20-21%. Hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam tiếp tục được củng cố nhờ thành công trong điều hành phát triển kinh tế, tăng trưởng mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, nợ công được kiểm soát ở mức thấp. Cả 3 Tổ chức S&P, Fitch, Moody’s và S&P đều tiếp tục duy trì xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức tích cực, bền vững trong đó, S&P, Fitch đánh giá đều ở mức BB+, Moody’s đánh giá ở mức Ba2, triển vọng Ổn định.
9 giải pháp, nhiệm vụ năm 2025
Dự báo trong thời gian tới tình hình còn nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2025, ngành Tài chính quyết tâm, chủ động, linh hoạt, thực hiện có hiệu quả 9 giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu chỉ đạo, điều hành đã đề ra.
Một là, giữ vững nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tăng cường năng lực dự báo đúng, kịp thời những biến động tình hình kinh tế thế giới và trong nước để đề xuất các giải pháp điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, nhịp nhàng với chính sách tiền tệ và các chính sách khác nhằm xử lý tốt các vấn đề phát sinh.
Hai là, thực hiện nghiêm pháp luật về thu, quản lý thu NSNN, tập trung thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý thu NSNN, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất đảm bảo nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Ba là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN, tài sản công, gắn với các mục tiêu về tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững.
Bốn là, kiểm soát hiệu quả bội chi NSNN, nợ công, các nghĩa vụ nợ dự phòng.
Năm là, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.
Sáu là, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, xây dựng cơ cấu sở hữu hợp lý, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, nòng cốt cho kinh tế nhà nước.
Bảy là, tăng cường công tác quản lý giá cả, thị trường; đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Tám là, tích cực, chủ động hội nhập tài chính quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.
Chín là, chú trọng điều hành các nhiệm vụ tài chính - NSNN trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10,11/2024), Quốc hội đã thông qua: Nghị quyết số 158/2024/QH15 ngày 12/11/2024 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%; kiểm soát lạm phát trong phạm vi 4,5%,...; Nghị quyết số 159/2024/QH15 ngày 13/11/2024 về dự toán NSNN năm 2025 với các chỉ tiêu dự toán chi NSNN là 2,5 triệu tỷ đồng; trong đó: Chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 31%; dự toán chi thường xuyên chiếm khoảng 60,9%. Bội chi NSNN là 471,5 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 3,8% GDP. Vay trả nợ gốc là 363,6 nghìn tỷ đồng.
- Cùng chuyên mục
Hà Nội sẽ xây thêm đường sắt đô thị, làm sân bay thứ 2
Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội vừa được Thủ tướng phê duyệt đưa ra định hướng và lộ trình phát triển của thành phố trong 40 năm tới.
Sự kiện - 31/12/2024 16:06
Lào quan tâm mô hình VSIP, hướng tới thành lập Khu công nghiệp Lào - Việt
Phó Thủ tướng Lào bày tỏ quan tâm và tìm hiểu sâu hơn về mô hình hợp tác Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP).
Sự kiện - 31/12/2024 06:46
'Kiểm toán nhà nước cần có sự thay đổi để đáp ứng các yêu cầu phát triển'
Trước tình hình đất nước đang có nhiều thay đổi, đột phá, mang tính cách mạng trên nhiều lĩnh vực, Kiểm toán nhà nước cần có sự thay đổi để đáp ứng các yêu cầu phát triển
Sự kiện - 30/12/2024 22:17
Xu hướng Văn hóa doanh nghiệp 2025: Tái thiết văn hóa sau tinh gọn bộ máy là ưu tiên lớn của các doanh nghiệp Việt
Hỗ trợ người lao động thích nghi với sự thay đổi; Xây dựng văn hóa số thúc đẩy chuyển đổi số; Tái thiết văn hóa, duy trì động lực làm việc trong và sau tinh gọn bộ máy… sẽ là những xu hướng nổi bật dẫn dắt văn hóa của các doanh nghiệp Việt trong năm 2025.
Sự kiện - 30/12/2024 16:53
Doanh nghiệp ở Bình Định thưởng Tết cao nhất gần 123 triệu đồng
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định vừa có báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng; trong đó, mức thưởng Tết cao nhất thuộc về một doanh nghiệp ở khu vực dân doanh với gần 123 triệu đồng.
Sự kiện - 30/12/2024 11:50
Công bố Nghị quyết thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương
Tối 29/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập TP. Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến dự và chỉ đạo buổi lễ.
Sự kiện - 30/12/2024 09:38
Dứt khoát bỏ tư duy 'không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm'
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản", quán triệt tư duy "ai quản lý tốt nhất thì giao", người dân và doanh nghiệp được làm những gì luật không cấm, cái gì cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì phải tạo không gian cho sáng tạo, cái gì doanh nghiệp và người dân làm được, làm tốt hơn thì Nhà nước dứt khoát không làm.
Sự kiện - 30/12/2024 07:25
Những sự kiện nổi bật của Đà Nẵng năm 2024
Năm 2024, TP. Đà Nẵng đã đạt được nhiều dấu ấn nổi bật về kinh tế, như: Quốc hội cho phép thành lập Khu thương mại tự do, Bộ Chính trị đồng ý xây dựng Trung tâm Tài chính khu vực, thu hút đầu tư khởi sắc…
Sự kiện - 29/12/2024 13:27
Bộ Xây dựng thoái hết vốn Nhà nước tại 5 doanh nghiệp
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Xây dựng đã chuyển giao 5 doanh nghiệp về SCIC và thoái hết vốn Nhà nước tại 5 doanh nghiệp này.
Sự kiện - 29/12/2024 08:45
Đại tá Nguyễn Tiến Trung giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn
Trong quá trình công tác, Đại tá Nguyễn Tiến Trung từng nắm các chức danh như Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng thuộc Cục An ninh kinh tế; từ tháng 6/2022 đến nay ông là Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế.
Sự kiện - 29/12/2024 07:41
10 sự kiện nổi bật của ngành xây dựng năm 2024
Quốc hội thông qua luật quan trọng về đất đai, nhà ở và bất động sản; tăng trưởng ngành vượt chỉ tiêu; đẩy mạnh triển khai nhà ở xã hội; thị trường bất động sản vượt qua giai đoạn khó khăn nhất; tinh gọn bộ máy để mạnh hơn... là những sự kiện nổi bật của ngành xây dựng trong năm 2024.
Sự kiện - 28/12/2024 17:01
Thủ tướng yêu cầu ngành KH&ĐT 'nghĩ sâu làm lớn, nhìn xa trông rộng'
Khẳng định vai trò quan trọng của kế hoạch trong phát triển kinh tế- xã hội, Thủ tướng yêu cầu ngành KH&ĐT "đổi mới tư duy, nghĩ sâu làm lớn, nhìn xa trông rộng", làm tốt hơn nữa công tác điều hành kế hoạch và điều phối kinh tế vĩ mô…
Sự kiện - 28/12/2024 17:01
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Biến 'điểm nghẽn của điểm nghẽn' thành 'đột phá của đột phá' cho phát triển
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng ngành KH&ĐT đã quyết tâm tháo gỡ mọi rào cản thể chế, biến "điểm nghẽn của điểm nghẽn" thành "đột phá của đột phá" cho phát triển, khơi thông, giải phóng mọi nguồn lực của nền kinh tế.
Sự kiện - 28/12/2024 12:52
'Úc muốn thành đối tác số 1 của Việt Nam về công nghệ, khoáng sản quý hiếm'
Úc chọn Việt Nam là một trong những nước ưu tiên triển khai Chiến lược Kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040, với trọng tâm là xúc tiến đầu tư.
Sự kiện - 28/12/2024 06:11
Tạp chí Nhà đầu tư tổng kết công tác năm 2024
Sáng ngày 27/12, Tạp chí Nhà đầu tư đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Sự kiện - 27/12/2024 20:09
- Đọc nhiều
-
1
Những dự án bất động sản nổi bật năm 2024
-
2
Thu giữ thêm ô tô cùng hàng loạt bất động sản vụ Mr.Pips và Mr.Hunter lừa đảo
-
3
62% nguồn cung nhà ở mới đến từ các 'ông lớn' địa ốc
-
4
Khởi tố thêm loạt cựu lãnh đạo Phú Thọ, Vĩnh Phúc trong vụ án Phúc Sơn
-
5
Bộ GTVT: Khởi công hàng loạt dự án lớn, hoàn thành 50 dự án trong năm 2025
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 3 week ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 3 week ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago