Vốn ngoại ngày càng 'lép vế' trên thị trường chứng khoán Việt
Áp lực bán ròng liên tục 22 tháng qua của dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần bị quên lãng, thậm chí là lạc lõng trong xu thế tăng trưởng cực mạnh của thị trường chung cũng như quy mô thanh khoản gia tăng chóng mặt.

Kết thúc tháng 10 vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục xác lập kỷ lục mới về chuỗi tháng bán ròng liên tiếp cũng như quy mô bán ròng lũy kế. Tính chung 10 tháng, toàn bộ 3 sàn giao dịch, giá trị bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài lên tới trên 48 ngàn tỷ đồng. Để so sánh thì 10 tháng của năm 2020, mức bán ròng là hơn 13 ngàn tỷ đồng.

Nếu chỉ tính riêng với cổ phiếu trên sàn HoSE – sàn tập trung phần lớn các giao dịch chính và các blue-chips đạt chuẩn giao dịch của các quỹ - thì trong 10 tháng đầu năm, giá trị rút vốn ròng đối với cổ phiếu tới trên 49,5 ngàn tỷ đồng. Con số tương ứng trong 10 tháng của năm 2020 là xấp xỉ 10 ngàn tỷ đồng. Chưa hết, trong nửa đầu tháng 11 này, cổ phiếu trên HoSE lại tiếp tục “chảy máu” thêm hơn 3,6 ngàn tỷ đồng ròng nữa.
Hiện tượng rút vốn mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam xuất phát từ cả quỹ dạng ETF lẫn quỹ đầu tư chủ động. Tuy nhiên xu hướng rút vốn từ các quỹ chủ động nổi bật hơn cả. Theo thống kê của SSI Research thì các quỹ chủ động đã rút vốn ròng 5 tháng liên tiếp và trong 10 tháng đầu năm 2021 thì cũng chỉ có tháng 5 là dòng vốn này ghi nhận mức vào ròng. Tháng 10 vừa qua các quỹ chủ động bị rút đi 672 tỷ đồng ròng và lũy kế 10 tháng là -6,9 ngàn tỷ đồng. Quy mô rút vốn ròng này được đánh giá là cao chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan trong khu vực.
Với dạng quỹ thụ động, có sự lệch nhịp giữa các quỹ ETF ngoại và quỹ ETF nội. Trong tháng 9/2021 nhóm quỹ ETF nói chung bị rút ròng khoảng 2,3 ngàn tỷ đồng. Đáng chú ý là tất cả 5 quỹ ETF lớn nhất thị trường đều bị rút vốn, mạnh nhất là ở các quỹ ngoại: FTSE bị rút ròng 1.275 tỷ đồng, Fubon bị rút 153 tỷ đồng, V.N.M ETF bị rút 22 tỷ đồng. Trong nhóm quỹ nội cũng có VNDiamond ETF bị rút đi 990 tỷ đồng. Sang tháng 10 các quỹ ETF nội đã hút vốn trở lại: VFM VN30 ETF hút ròng 565 tỷ đồng, SSIAM VNFIN Lead có thêm 194 tỷ đồng, VFM VNDiamond tăng nhẹ 20 tỷ. Tuy nhiên các quỹ ETF ngoại phần lớn vẫn tiếp tục bị rút vốn đi. Fubon ETF bị rút ròng 626 tỷ đồng, FTSE Vietnam ETF -75 tỷ, VanEck ETF -45 tỷ đồng.

Xu hướng dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam chảy ngược đã xuất hiện từ quý 1/2020 và cường độ tăng dần sang năm 2021. Bất chấp các bước tiến lớn trong việc kiểm soát dịch Covid-19 tại Việt Nam, các quỹ chủ động vẫn thay đổi chiến lược phân bổ vốn. Điều này không hàm ý Việt Nam có những rủi ro gia tăng, mà đơn giản là sự cạnh tranh mức độ hấp dẫn giữa các thị trường. Rõ ràng với chính sách nới lỏng tiền tệ, các thị trường phát triển đang hấp dẫn hơn.
Chẳng hạn số liệu thống kê quốc tế của SSI Research cho thấy dòng vốn cổ phiếu toàn cầu cải thiện trong tháng 10 khi mua ròng 75,1 tỷ USD, tăng 54,1% so với tháng 9. Một số lượng lớn dòng vốn quay trở lại thị trường phát triển, mua ròng trong tháng 10 lên tới 69 tỷ USD, tăng 77% so với tháng 9. Ngược lại, dòng vốn tới thị trường mới nổi chỉ đạt 5,4 tỷ USD, giảm 42,1% so với tháng 9.

Có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng rút vốn, bán ròng của khối nhà đầu tư nước ngoài tăng cường độ trong năm 2021 nhưng thị trường chứng khoán càng tăng trưởng mạnh hơn. Về mặt cảm tính, dường như giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài không còn có ảnh hưởng chi phối thị trường, cả về sức nặng lẫn tâm lý như thời điểm trước 2020.
Có hai yếu tố xác thực vai trò của dòng vốn ngoại ngày càng “lép vế” trên thị trường chứng khoán.
Thứ nhất, quy mô của dòng tiền trong nước ngày càng mạnh, tỷ lệ thuận với số lượng tài khoản đầu tư mở mới đang gia tăng chóng mặt.
Thứ hai, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh cùng với quá trình tăng vốn của doanh nghiệp niêm yết trong khi dòng vốn nước ngoài không gia tăng, dẫn đến tỷ trọng quy mô của dòng vốn này ngày càng giảm, và từ đó ít chi phối được biến động thị trường.
Áp lực rút vốn của dòng vốn ngoại không chỉ được cân bằng từ dòng vốn trong nước mà còn bị “nhấn chìm” trong tổng thể quy mô thanh khoản gia tăng chóng mặt. Thanh khoản thị trường bắt đầu bùng phát từ cuối năm 2020 dẫn tới hiện tượng quá tải hệ thống giao dịch trên Sở Giao dịch TP.HCM nhưng sau đó hệ thống mới được vận hành, đã “cởi trói” điểm nghẽn này. Nếu như quý 4/2020 thanh khoản bùng nổ cũng chỉ đạt trung bình 213.108 tỷ đồng mỗi tháng trên hai sàn niêm yết, thì trong 10 tháng đầu năm 2021, trung bình đã lên tới 430.597 tỷ đồng mỗi tháng, tức là tăng gấp đôi.
Do thanh khoản chung gia tăng quá mạnh trong khi giao dịch của dòng vốn ngoại ngay cả khi không sụt giảm thì tỷ trọng cũng co hẹp lại. Giai đoạn 2017-2019, giá trị giải ngân hàng ngày của dòng vốn ngoại chiếm trung bình trên 10% giá trị khớp lệnh thị trường. Giai đoạn 2019 tỷ trọng khá lớn, trung bình trên 13%. Tuy nhiên từ quý 3/2020 tỷ trọng đã tụt giảm xuống dưới 10%. Đặc biệt từ đầu tháng 10/2021 đến giữa tháng 11/2021, tỷ trọng chỉ còn 5%.

Yếu tố làm giảm tỷ trọng giao dịch hàng ngày của dòng vốn ngoại đến từ sự gia tăng thị phần của dòng vốn nội. Mặt bằng lãi suất tiết kiệm quá thấp và duy trì suốt từ quý 2/2020 đến nay và còn triển vọng kéo dài thêm, đã khuyến khích lượng tiền tiết kiệm khổng lồ tìm đến kênh đầu tư chứng khoán. Năm 2020 đã chứng kiến làn sóng nhà đầu tư cá nhân trong nước tham gia thị trường chứng khoán qua số lượng tài khoản mở mới khoảng 393 ngàn tài khoản, gấp đôi năm 2019. Trong 10 tháng đầu năm 2021, số tài khoản cá nhân trong nước lên tới 1,09 triệu, cao hơn cả lũy kế 4 năm liên tiếp từ 2017-2020 (gần 1,03 triệu tài khoản).
Có thể thấy rất rõ sự phù hợp giữa việc gia tăng thanh khoản trên thị trường với mức độ tham gia của nhà đầu tư cá nhân trong nước thông qua số lượng tài khoản mở hàng tháng. Đây là điều khác biệt lớn so với các giai đoạn bùng nổ thanh khoản trước đây vốn dựa nhiều trên nguồn vốn vay. Margin quá lớn là một mối lo vì khi thị trường điều chỉnh giảm, áp lực trả nợ sẽ gây hại đến xu hướng. Khi số lượng nhà đầu tư mới tham gia sẽ có thêm một lượng tiền mới được bổ sung vào thị trường.
Xu hướng bùng nổ nhà đầu tư cá nhân mới dự kiến sẽ vẫn tiếp tục khi bối cảnh đang ủng hộ kênh đầu tư chứng khoán. Mặt bằng lãi suất thấp cộng với tầng lớp trung lưu trẻ gia tăng thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm kênh đầu tư, kênh tích trữ tài sản mới ngoài kênh tiết kiệm.
(Theo VnEconomy)
- Cùng chuyên mục
Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?
Nhóm VNMidcap có nhiều cơ hội thu hút chú ý của nhà đầu tư trong tháng 5 nhờ phục hồi thấp hơn so với nhóm vốn hóa lớn trong tháng 4.
Tài chính - 08/05/2025 08:35
Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ
Mặc dù chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng doanh thu đi lùi ở mảng chuyển nhượng bất động sản và casino đã khiến Du lịch Phú Quốc lỗ lớn năm 2024.
Tài chính - 07/05/2025 17:22
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.
Tài chính - 07/05/2025 11:39
Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX
Trong hai ngày vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán chưa ghi nhận diễn biến bùng nổ, thanh khoản cũng kém sôi động. Song về dài hạn, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành sẽ mở ra các sản phẩm mới, giúp thị trường chứng khoán vận hành tích cực hơn và có thể được nâng hạng trong thời gian gần.
Tài chính - 07/05/2025 09:02
Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với TTCK Việt Nam và tăng cường sự ủng hộ của NĐTNN đối với việc nâng hạng.
Tài chính - 07/05/2025 08:58
Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành loạt quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Tài chính - 07/05/2025 08:51
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
Cổ phiếu PGI giảm gần 6% trong bối cảnh nhóm bảo hiểm phiên 6/5 diễn biến tích cực khi toàn ngành tăng 1,77%, với nhiều mã tăng tốt như BVH, PVI…
Tài chính - 07/05/2025 07:55
Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới
Tháng 4/2025, giá vàng thế giới tăng hơn 7% nhưng giá vàng trong nước tăng tới 10%. Trong khi đó, giá USD trong nước tăng gần 1% dù trên thị trường quốc tế giảm hơn 3%
Tài chính - 07/05/2025 07:00
Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp
Bất động sản An Gia không có kế hoạch chia cổ tức trong 2024 và 2025. Doanh nghiệp dự kiến lãi 340 tỷ đồng năm nay nhờ kinh doanh dự án The Gió Riverside.
Tài chính - 07/05/2025 07:00
Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán rơi vào vùng trống thông tin sau mùa BCTC quý I/2025 và ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, các thông tin mới đây từ việc niêm yết lên HoSE của Vinpearl hay SCIC thoái vốn… được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác tốt với VN-Index.
Tài chính - 06/05/2025 15:41
Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng
TS. Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng hệ thống KRX chính thức vận hành được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề giải quyết các nút thắt, tiến tới được nâng hạng và gia tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài chính - 06/05/2025 11:11
Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới
Quý I lượng trái phiếu đáo hạn không lớn nhưng sẽ tăng dần trong các quý còn lại của năm, đặc biệt là quý III và IV. Trong đó, bất động sản chiếm phân nửa với hơn 100.000 tỷ đồng.
Tài chính - 05/05/2025 16:33
Cần sự 'khác biệt' để định vị thương hiệu ngân hàng Việt
GS. John A. Quelch, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard cho biết, đa số thương hiệu ngân hàng Việt đều khá giống nhau. Cần có sự khác biệt để định vị thương hiệu ngân hàng tốt hơn.
Tài chính - 05/05/2025 16:10
'Miễn nhiễm' thông tin thuế quan, cổ phiếu TTC AgriS vượt đỉnh 3 năm
Cổ phiếu TTC AgriS đã tăng hơn gấp rưỡi tính từ đầu năm và lên vùng giá cao nhất trong 3 năm qua. Doanh nghiệp đang triển khai phương án huy động gần 500 tỷ đồng từ cổ đông.
Tài chính - 05/05/2025 06:45
Hệ thống KRX đã sẵn sàng để go-live
Chiều muộn ngày 4/5, hàng loạt công ty chứng khoán thông báo chuyển đổi hệ thống thành công, sẵn sàng cho hệ thống giao dịch mới bắt đầu từ hôm nay, 5/5.
Tài chính - 05/05/2025 05:45
Chủ tịch SSI: Hệ thống KRX go-live là bước ngoặt then chốt để nâng hạng thị trường
Hệ thống KRX sẽ go-live từ ngày 5/5 sau hơn 10 năm chờ đợi. HoSE và các công ty chứng khoán đã làm việc xuyên lễ để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài chính - 04/05/2025 12:45
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago