VN-Index tăng mạnh, song HNX-Index còn ấn tượng hơn

Nhàđầutư
Xét từ đáy dịch đến nay, VN-Index đã tăng gấp đôi, là một trong những chỉ số tăng mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, ít nhà đầu tư để ý rằng cũng trong thời gian đó, HNX-Index đã tăng gấp 3 lần, vượt trội chỉ số chính của chứng khoán Việt. Tuy nhiên, đà tăng này liệu có được duy trì trong thời gian tới?
HỮU BẬT
13, Tháng 06, 2021 | 07:00

Nhàđầutư
Xét từ đáy dịch đến nay, VN-Index đã tăng gấp đôi, là một trong những chỉ số tăng mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, ít nhà đầu tư để ý rằng cũng trong thời gian đó, HNX-Index đã tăng gấp 3 lần, vượt trội chỉ số chính của chứng khoán Việt. Tuy nhiên, đà tăng này liệu có được duy trì trong thời gian tới?

5637_hn

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Ảnh: Internet.

Nhắc đến thị trường chứng khoán Việt Nam, nhiều nhà đầu tư đề cập ngay đến sàn TP.HCM (HOSE) - nơi tập trung các doanh nghiệp hàng đầu cả nước với chỉ số chính VN-Index. Nhờ động lực lớn từ lớp nhà đầu tư mới (F0), VN-Index đã tăng tới 17,8% so với đầu năm. Còn nếu tính từ đáy dịch COVID-19 (23/3/2020), VN-Index đã tăng gấp đôi, và là một trong những chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới.

Tuy nhiên, ít người để ý rằng, cũng trong thời gian đó, HNX-Index đã tăng 228% so với đáy dịch năm ngoái và 53,52% so với đầu năm, vượt trội so với VN-Index. 

Đi cùng với mức tăng điểm số, sự tăng trưởng của thanh khoản HNX-Index cũng gây ấn tượng. Tính riêng tháng 5/2021, thanh khoản bình quân mỗi phiên của HNX đạt gần 2.903 tỷ đồng/phiên, gấp 9 lần so với đầu năm 2020. 

Xét cả giai đoạn từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2021, thanh khoản của HNX tăng bình quân 20,7%/tháng. Không chỉ được thúc đẩy từ làn sóng đầu tư của nhà đầu tư F0, các cổ phiếu trên sàn HNX còn được hưởng lợi lớn từ việc sàn HOSE liên tục trục trặc đơ, nghẽn lệnh từ cuối năm ngoái, kéo theo không chỉ dòng tiền, mà còn nhiều cổ phiếu chất lượng sang như VND, các cổ phiếu họ PAN...

Hiện nay, trên sàn HNX có một số mã có vốn hoá lớn, chủ yếu nằm trong nhóm HNX-30 (chiếm khoảng 70% thanh khoản HNX), như THD của CTCP Thaiholdings (vốn hóa 68.215 tỷ đồng, tương đương gần 2,96 tỷ USD), SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (vốn hóa 57.381 tỷ đồng, gần 2,5 tỷ USD) BAB của Ngân hàng TMCP Bắc Á (vốn hóa 19.129 tỷ đồng), VCS của CTCP Vicostone (16.653 tỷ đồng), PVS của Tổng CTCP Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí Việt Nam (13.478 tỷ đồng), VND của CTCP Chứng khoán VnDirect (vốn hóa 8.538 tỷ đồng), NVB của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (7.851 tỷ đồng)…

Đà tăng mạnh của HNX-Index một phần không nhỏ nhờ các mã trên. Đặc biệt nhất, THD từ khi chào sàn HNX (phiên 15/6/2020) đến nay đã tăng tới 27 lần; SHB một năm qua cũng đã tăng 100,5%; hay VND đã tăng gần gấp đôi kể từ khi chuyển giao dịch từ HOSE sang HNX. 

Với biên độ giao dịch trong ngày lên đến 10%, không ngạc nhiên khi HNX có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với VN-Index trong giai đoạn “uptrend” vừa qua, đặc biệt khi tiêu chuẩn niêm yết của HNX thấp hơn đáng kể HOSE, giúp các cổ phiếu dễ dàng lên sàn và các "game" lái, đánh cổ phiếu dễ hơn. 

Điều này đồng nghĩa, khi thị trường suy giảm, HNX-Index cũng có mức giảm lớn hơn VN-Index rất nhiều. Cụ thể, trong tuần giao dịch vừa qua (7-11/6), trong khi VN-Index giảm 1,6% thì HNX-Index giảm đến 3,96%.

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Huỳnh Minh Tuấn - Giám đốc môi giới hội sở Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam đánh giá, HNX-Index hay UpCOM-Index dù tăng trưởng tốt trong thời gian qua, nhưng chỉ hút tiền ở một vài mã cổ phiếu. Do đó, dẫn đến tình trạng một nhóm cổ phiếu có thể gây ảnh hưởng đến cả chỉ số HNX-Index. Ông dẫn giải, tổng giá trị giao dịch của riêng bộ đôi SHB – SHS trong phiên 11/6 đã chiếm đến gần 31% toàn sàn. Mặt khác, việc cổ phiếu THD tăng liên tục từ tháng 6/2020 cũng tác động lớn tới HNX-Index.

Cùng với đó, ông Tuấn cũng cho rằng, “HNX-Index và UpCOM-Index đang được hưởng lợi không nhỏ từ dòng tiền của HOSE do vấn đề hệ thống. Khi HOSE gặp trục trặc, nhà đầu tư sẽ hình thành tâm lý chuyển sang sàn HNX và UpCOM. Dù vậy, dòng tiền cũng chỉ tập trung khoảng 10 mã và cũng chỉ mang tính nhất thời”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ