VN-Index mất mốc 1.500 điểm, tâm điểm họ FLC Group

Nhàđầutư
Nhóm cổ phiếu đầu cơ tăng nóng thiếu bền vững, trong khi các nhóm trụ bluechip, ngân hàng, chứng khoán, thép tiếp tục điều chỉnh khiến thị trường mất đi động lực tăng và giảm khá phiên thứ 3 liên tiếp, mất mốc 1.500 điểm.
NHẬT HUỲNH
11, Tháng 01, 2022 | 16:06

Nhàđầutư
Nhóm cổ phiếu đầu cơ tăng nóng thiếu bền vững, trong khi các nhóm trụ bluechip, ngân hàng, chứng khoán, thép tiếp tục điều chỉnh khiến thị trường mất đi động lực tăng và giảm khá phiên thứ 3 liên tiếp, mất mốc 1.500 điểm.

received_2234299300043161

Ảnh Trọng Hiếu

Thị trường chứng khoán trong nước giảm khá phiên thứ 3 liên tiếp, với biên độ rung lắc mạnh.

Chỉ số chính VN-Index có lúc tăng tới gần 9 điểm trong phiên sáng, trước khi điều chỉnh mạnh trong phiên chiều, chạm đáy 1.488,4 điểm, giảm 15 điểm.

Phiên hôm nay chứng kiến áp lực bán mạnh ở nhóm Bluechip. Một loạt mã giảm sâu, kéo mạnh chỉ số như MSN (-5,3%), FPT (-2,7%), SSI (-2,9%), VHM (-2,1%), VIC (-1,3%)...

3 nhóm trụ cột là ngân hàng, chứng khoán và thép cũng giao dịch kém khả quan khiến thị trường thiếu vắng các trụ đỡ.

Đáng chú ý, dòng bất động sản tăng nóng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, với L14, CEO, DIG tăng kịch trần, nhiều mã bất động sản, xây dựng, khu công nghiệp cũng có mức tăng rất tốt như AGG (7%), NHA (4%), SCR (3,1%), TIP (7%), BCM (7%), FCN (6,6%), CII (5%)...

Nhóm bất động sản/ xây dựng nhìn chung vẫn là động lực tăng điểm của thị trường. Tuy nhiên với đặc tính đầu cơ cao, các cổ phiếu nhóm này biến động rất mạnh trong phiên, khi nhà đầu tư luôn sẵn sàng bán MP để bảo vệ thành quả. Có mã từ dư mua trần về tham chiếu chỉ trong 1-2 phút. 

Diễn biến này càng khiến chỉ số thêm phần mong manh.

Tâm điểm trong phiên giao dịch hôm nay đến từ nhóm FLC Group. Sau tin Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bán 75 triệu cổ phiếu FLC không báo cáo, và đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu FLC từ 10-17/1, cổ phiếu FLC đã sàn cứng từ đầu phiên với hàng chục triệu đơn vị dư bán sàn. Tương tự là các mã khác thuộc hệ sinh thái này là ROS, AMD, KLF, ART, HAI.

Tuy nhiên, FLC đã có phiên giao dịch đầy biến động khi từ sàn lên xanh gần 3%, rồi lại về dư bán sàn, và kết phiên giảm 6% về 19.900 đồng, đi kèm với khối lượng giao dịch khổng lồ 155 triệu đơn vị, chiếm 22% vốn cổ phần doanh nghiệp và 12,4% tổng khối lượng giao dịch trên HoSE.

ROS cũng có khối lượng 98,7 triệu đơn vị, với AMD, KLF, ART và HAI lần lượt là 26,8 triệu, 25 triệu, 12,6 triệu và 18,4 triệu đơn vị. Tổng khối lượng giao dịch của nhóm FLC là hơn 336 triệu đơn vị, chiếm 1/4 toàn sàn HoSE và HNX. 

Ngoại trừ FLC, 5 mã còn lại trong hệ sinh thái của ông Trịnh Văn Quyết đều kết phiên giảm kịch sàn.

Về toàn cảnh thị trường, VN-Index chốt phiên giảm 11,4 điểm (0,76%) về 1.492,31 điểm, với 346 mã giảm, trong đó có 15 mã giảm sàn, áp đảo so với 122 mã tăng, dù vậy vẫn có tới 21 mã tăng trần với nhiều mã đáng chú ý như AGG, NBB, TIP, BCM, LCG,...HNX-Index giảm 1,28 điểm về 481,61 điểm, UpCOM-Index tăng nhẹ 0,24 điểm lên 114,54 điểm. Thanh khoản 3 sàn đạt hơn 42.293 tỷ đồng, trong đó HoSE là 35.944 tỷ đồng, HNX là 4.004 tỷ đồng, UpCOM là 2.345 tỷ đồng.

Chỉ số VNSmallcap chốt phiên giảm 16,96 điểm còn VNMidcap giảm 12,93 điểm, còn VN30-Index cũng giảm mạnh 14,96 điểm với 22/30 mã giảm.

Khối ngoại quay lại mua ròng với giá trị 92 tỷ đồng trên HoSE, qua đó kết thúc chuỗi 4 phiên liên tiếp bán ròng. Trong đó, tập trung mua các mã VIC (+67 tỷ đồng), DXG (+64 tỷ đồng), VCB (+30 tỷ đồng)…

Trên thị trường phái sinh, các chỉ số đều giảm mạnh, trong đó VN30F2201 giảm 0,6% về 1.503,6 điểm, với basis dương 3,86 điểm. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ