Vĩnh Phúc tìm giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp, thu hút đầu tư bền vững
Định hướng đầu tư phát triển khu công nghiệp (KCN) đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững (PTBV) là một trong những yêu cầu mang tính cấp bách để Vĩnh Phúc thu hút đầu tư bền vững…
Phát triển số lượng và chất lượng khu công nghiệp
Chiều 9/12, Liên chi hội Tài chính KCN Việt Nam (VIPFA) phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Diễn đàn Giải pháp xanh toàn diện KCN và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc’.
Sự kiện nhằm tham vấn các giải pháp phát triển toàn diện KCN theo hướng KCN xanh, KCN sinh thái thu hút đầu tư chất lượng cao vào tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo luật sư Nguyễn Hồng Chung, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký VIPFA, sau chặng đường hơn 35 năm thu hút FDI, Việt Nam cũng đang thay đổi trong chiến lược thu hút FDI, tập trung thu hút FDI thế hệ mới để nâng cao sức cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới .
Trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra là Việt Nam trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc cần có những giải pháp gì để có thể bắt kịp xu thế chung của toàn cầu và làm sao để tận dụng được luồng vốn FDI thế hệ mới khi ngày càng nhiều các tập đoàn lớn chuyển dịch đầu tư vào khu vực?
“Việc chuyển đổi các KCN thông thường sang KCN xanh, KCN sinh thái là hướng phát triển tất yếu…”, luật sư Nguyễn Hồng Chung nhấn mạnh. Đồng thời cho biết, các KCN tại Việt Nam đang đứng trước xu hướng chuyển đổi toàn diện để giữ chân khách hàng và thu hút các dự án đầu tư mới, nhất là những dự án công nghệ cao, quy mô lớn.
Nằm ngay cửa ngõ Thủ đô, Vĩnh Phúc được biết đến là địa phương thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn như: Honda, Toyota (Nhật Bản), Piaggio (Italia), HonHai và Compal (Đài Loan), Daewoo (Hàn Quốc)…, theo Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Duy Đông, việc hình thành các KCN được địa phương đặc biệt quan tâm.
Bám sát quan điểm phát triển KCN để thu hút đầu tư phát triển, ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1998, Vĩnh Phúc đã nhanh chóng thành lập KCN Kim Hoa và đến nay sau gần 30 năm xây dựng, phát triển, Vĩnh Phúc đã thành lập 19 KCN.
Theo phương án phát triển hệ thống KCN trong Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì đến năm 2030 Vĩnh Phúc có 28 KCN với diện tích khoảng 4.800 ha và đến năm 2050 có 29 KCN với diện tích trên 5.500 ha. Trong đó ưu tiên phát triển các KCN mới dọc theo các trục đường giao thông huyết mạch như cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường vành đai 4, vành đai 5.
Tính đến hết tháng 11/2024 Vĩnh Phúc, đã thu hút được 1.326 dự án, trong đó: 481 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 8,4 tỷ USD; 845 dự án DDI với tổng vốn đầu tư với trên 145 nghìn tỷ đồng. Trong đó riêng các KCN Vĩnh Phúc, số dự án và số vốn đầu tư vào KCN chiếm tỷ lệ 75-80% trong toàn tỉnh tạo ra trên 120.000 việc làm cho người lao động.
“Trước xu hướng PTBV và tăng trưởng xanh là xu thế bao trùm trên thế giới và xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, việc định hướng đầu tư phát triển KCN đạt hiệu quả cao và hướng tới PTBV là một trong những yêu cầu mang tính cấp bách hiện nay của Vĩnh Phúc”, ông Trần Huy Đông nhấn mạnh.
Đồng thời bày tỏ, Diễn đàn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tỉnh Vĩnh Phúc. Diễn đàn giúp địa phương nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phát triển KCN bền vững, KCN xanh, KCN sinh thái gắn với tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Diễn đàn cũng là dịp quảng bá tiềm năng, xúc tiến đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc tạo cơ hội kết nối hệ sinh thái phát triển công nghiệp và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Trước đòi hỏi cấp bách của việc cần thực hiện đầu tư phát triển xanh trong giai đoạn tới, nhất là đối với các KCN hiện có và cấp mới, Chính phủ cũng đã đồng ý với kiến nghị của Bộ KH&ĐT về mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 40-50% địa phương chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới để từng bước lập kế hoạch xây dựng và định hướng ngành, nghề thu hút đầu tư.
Cần có giải pháp đột phá
Chia sẻ tại Diễn đàn, TS. Phan Hữu Thắng, Chủ tịch VIPFA, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) (Bộ KH&ĐT) cho rằng ,Vĩnh Phúc có lợi thế về vị trí địa lý, về cơ sở hạ tầng, lại nằm sát trung tâm kinh tế lớn nhất trong cả nước là Thủ đô Hà Nội.
“Nhưng không phải vì có các lợi thế đó mà Vĩnh Phúc không tính đến các giải pháp đột phá để thu hút ĐTNN và sử dụng nguồn ngoại lực này hiệu quả nhất trong giai đoạn Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” như Vĩnh Phúc đã rất thành công trong giai đoạn đầu tiên Việt Nam mở cửa gọi vốn ĐTNN cách đây trên 30 năm với các dự án quan trọng ban đầu của Honda, Toyota từ Nhật Bản...)…”, TS. Phan Hữu Thắng lưu ý.
Dự báo về sự xuất hiện của làn sóng ĐTNN vào Việt Nam đang kéo theo nhu cầu lớn về thuê mặt bằng trong các KCN, TS Phan Hữu Thắng cho biết, từ cuối năm 2023, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương rà soát các KCN để chuẩn bị quỹ đất sạch sẵn đàng đón sóng ĐTNN mới.
“Đây là cơ hội lớn của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế phức tạp như đã nêu trên. Các địa phương, trong đó có Vĩnh Phúc,cần chuẩn bị quỹ đất sạch, đẩy mạnh nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ, tinh giảm biên chế giảm thiểu các thủ tục hành chính trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện, đồng bộ hệ thống luật pháp của Việt Nam về đầu tư, kinh doanh... nhằm tạo ưu thế cạnh tranh thu hút đầu tư trong dài hạn…”- Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.
Khẳng định Vĩnh Phúc đang đi đúng hướng khi địa phương này lồng ghép định hướng phát triển bền vững các KCN (trong đó có mô hình KCN sinh thái), phát triển hạ tầng xanh vào các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển của các địa phương, TS. Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ KH&ĐT) lưu ý Vĩnh Phúc cần định hướng các nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN thực hiện việc chuyển đổi KCN theo mô hình KCN sinh thái, xây dựng các KCN sinh thái mới đối với các KCN trong Danh mục các KCN thuộc quy hoạch tỉnh;
Đông thời đẩy mạnh việc hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào KCN; thực hiện chuyển đổi số, xây dựng nhà máy thông minh, chuẩn bị hạ tầng xanh tại các KCN;
TS. Vương Thị Minh Hiếu cũng lưu ý Vĩnh Phúc cần thu hút đầu tư có chọn lọc, chủ động tiếp xúc, bám sát các Tập đoàn hàng đầu thế giới trong các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên, đặc biệt các dự án công nghệ hiện đại, có cam kết chuyển giao công nghệ, tác động lan tỏa tới các ngành, lĩnh vực, mở rộng thị trường, phát triển chuỗi cung ứng, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu; tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp công nghệ, start-up, dành quỹ đất và nguồn lực cho các dự án R&D, nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, tiết kiệm năng lượng...
Ký Biên bản ghi nhớ và trao Giấy chứng nhận đầu tư, Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư
Trong khuôn khổ diễn đàn đã diễn ra lễ ký biên bản ghi nhớ (MOU) và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư.
Cụ thể, ký MOU về việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu đầu tư dự án hạ tầng KCN tại tỉnh Vĩnh Phúc, giữa UBND tỉnh Vĩnh Phúc và: Công ty TNHH KCN Thăng Long Vĩnh Phúc; MOU về việc đầu tư mở rộng Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử bản mạch FBCP/PCB, SMT tại tỉnh Vĩnh Phúc; Công ty TNHH BH Flex Vina; MOU về việc đầu tư mở rộng Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử bản mạch FBCP/PCB, SMT tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Tại diễn dàn, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng đã trao 5 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà ĐTNN và 1 giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong nước.
Cụ thể, 5 nhà ĐTNN là: Tập đoàn UTI Inc đến từ Hàn Quốc với Dự án Nhà máy Uti Vina tại Vĩnh Phúc với tổng vốn đầu tư 35 triệu USD; Công ty TNHNN Chính xác M&K đến từ Vương Quốc Anh với Dự án Nhà máy Chính xác M&K Việt Nam với tổng vốn đầu tư 18 triệu USD; Công ty TNHH DKT Vina đến từ Hàn Quốc với Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử với tổng vốn đầu tư 24,9 triệu USD; Công ty CP Prime- Tiền Phong đến từ Thái Lan với Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch ốp lát với tổng vốn đầu tư hơn 32,5 triệu USD; Công ty TNHH DST Vina 2 đến từ Thái Lan với Dự án Nhà máy DST Vina 2 với tổng vốn đầu tư gần 27,5 triệu USD;
1 nhà đầu tư trong nước là: Công ty CP Nhôm Việt Dũng với dự án Nhà máy sản xuất vật liệu hoàn thiện nhâm Việt Dũng với tổng vốn đầu tư 830 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp nhà đầu tư nhận thỏa thuận hợp tác gồm: Công ty TNHH IMARKET Việt Nam nhận thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu, khảo sát địa điểm đầu tư dự án hạ tầng KCN và đầu tư sân golf tại tỉnh Vĩnh Phúc vào năm 2025; Công ty CP KINDERWORLD Việt Nam nhận thỏa thuận hợp tác về Bản ghi nhớ về nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu đầu tư dự án khu đô thị phức hợp giáo dục quốc tế tại Vĩnh Phúc.
- Cùng chuyên mục
Kêu gọi đầu tư từ Saudi Arabia vào cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên khuyến khích các quỹ đầu tư, tập đoàn của Saudi Arabia nghiên cứu, đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng về năng lượng và truyền tải điện, công nghiệp hỗ trợ, hóa chất, sản xuất vật liệu, xây dựng khu công nghiệp…
Sự kiện - 14/01/2025 17:23
Thủ tướng yêu cầu cấp bách 'hồi sinh' các dòng sông chết ở Hà Nội
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội và các địa phương xây dựng và triển khai ngay các đề án, dự án để huy động nguồn lực làm sống lại các dòng sông chết.
Sự kiện - 14/01/2025 14:31
Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 - 15/1/2025, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Sự kiện - 14/01/2025 07:38
Rosatom sẵn sàng giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Điều này được Tổng Giám đốc Rosatom Alexey Likhachev khẳng định trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hà Nội.
Sự kiện - 14/01/2025 06:30
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học
Nhadautu.vn xin giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, sáng 13/1.
Sự kiện - 13/01/2025 13:42
'Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường duy nhất để bứt phá'
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là con đường duy nhất để bứt phá, vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, vững mạnh, xã hội văn minh, hiện đại, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.
Sự kiện - 13/01/2025 13:31
'Đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh phát triển khoa học, công nghệ'
"Xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyến đối số", Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị nêu rõ.
Sự kiện - 13/01/2025 11:00
Phải cập nhật hằng ngày kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
Chiều 12/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì họp Phiên thứ hai của Ban Chỉ đạo
Sự kiện - 13/01/2025 06:52
Kết quả sản xuất kinh doanh của Samsung Việt Nam giảm 10% năm 2024
Dự báo năm 2025, doanh số đạt 34,7 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2024, trong đó có sự kỳ vọng vào dự án mở rộng sản xuất của Samsung Display với tổng số vốn đầu tư 1,8 tỷ USD.
Sự kiện - 13/01/2025 06:30
Dragon Capital: 2 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025
Ở kịch bản cao, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng cao 7,5-9%. Chuyên gia Dragon Capital cũng cho rằng cần mức tăng trưởng tiêu dùng bình quân 10-12%, kết hợp với đà tăng từ đầu tư, nền kinh tế hoàn toàn có thể đạt tốc độ tăng trưởng GDP hai con số.
Sự kiện - 12/01/2025 18:31
Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo
Tại Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương ngày 8/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó đưa ra những chỉ đạo đáng chú ý cho năm 2025 và những năm tiếp theo.
Sự kiện - 12/01/2025 06:58
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Năm 2025, tăng trưởng GDP phải đạt thấp nhất 8%
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, để chuẩn bị nền tảng cho 5 năm tới, xây dựng đất nước giàu mạnh, trong năm 2025, tăng trưởng GDP phải đạt thấp nhất 8%.
Sự kiện - 11/01/2025 20:12
Thủ tướng: Trình cấp thẩm quyền phương án giảm 8 bộ, cơ quan
Sau sắp xếp, Chính phủ dự kiến có 22 bộ, cơ quan, gồm 17 bộ, cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ, cơ quan) và 5 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 3 cơ quan).
Sự kiện - 11/01/2025 20:06
Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, người đứng đầu Chính phủ trực tiếp làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Sự kiện - 11/01/2025 16:53
Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức cao nhất kể từ năm 2009
Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu kinh tế Halle (IWH) vừa công bố cho biết, trong quý IV/2024, Đức ghi nhận số vụ phá sản doanh nghiệp cao nhất kể từ năm 2009 do lãi suất và chi phí tăng.
Sự kiện - 11/01/2025 16:07
Bí thư tỉnh Lào Cai làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong được Bộ Chính trị điều động, chỉ định làm bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Sự kiện - 11/01/2025 11:09
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago