Vinachem muốn bán dự án lỗ 'lấy tiền trả nợ'

Nhàđầutư
"Do chi phí tài chính quá lớn, việc xử lý Đạm Ninh Bình là rất căng thẳng. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể "kéo sập không chỉ đạm Ninh Bình mà sập cả tập đoàn", ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam cho hay.
HẢI ĐĂNG
27, Tháng 03, 2019 | 15:06

Nhàđầutư
"Do chi phí tài chính quá lớn, việc xử lý Đạm Ninh Bình là rất căng thẳng. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể "kéo sập không chỉ đạm Ninh Bình mà sập cả tập đoàn", ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam cho hay.

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo của Chính phủ về xử lý các dự án tồn tại, yếu kém của ngành công thương ngày 27/3, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) cho biết, đối với các dự án thua lỗ của Vinachem, đến nay một số đã có lãi và giảm lỗ nhưng khó khăn vẫn chồng chất.

Ông Cường cho biết, nửa cuối năm 2018 giá than tăng rất cao, khan hiếm do ưu tiên cho sản xuất điện nên Tập đoàn phải cầu cứu Tập đoàn Than & khoáng sản Việt Nam (TKV) rót than kịp để chạy, và hiện vẫn đang ở tình trạng phải dàn xếp từng chuyến tàu một rất căng thẳng. Tuy nhiên theo ông Cường, khó nhất là tái cơ cấu lại các khoản vay.

pttg

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ  chủ trì phiên họp 

"Như trường hợp của của Đạm Hà Bắc, doanh thu năm 2018 là 3.087 tỷ đồng nhưng do chi phí tài chính gồm lãi ngắn hạn, dài hạn và tỷ giá đã lên tới 820 tỷ đồng, khiến doanh nghiệp "không thể gượng được", ông Cường dẫn chứng.

Theo ông Cường, ngoài 2 dự án đạm đang khá xấu thì 2 dự án đạm khác còn lại của Vinachem ghi nhận kinh doanh sáng sủa hơn, như DAP1 Hải Phòng đã ghi nhận lãi từ năm 2017, và 2 tháng đầu năm nay lãi trên 12 tỷ đồng. Do vậy, lãnh đạo Vinachem mong muốn được đưa nhà máy này ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ.

Ông Cường cho hay, năm 2019 theo tính toán khoản vay phải trả, chi phí tài chính là 870 tỷ trong khi kế hoạch doanh thu là 3.100 tỷ, bình quân lãi suất vay là trên 10%, phạt chậm nhân lên hơn 15%/năm. "Dù tiết kiệm nhưng lãi vay khủng khiếp quá, chi phí quá lớn, lại thêm giá điện tăng không biết xoay sở thế nào", ông Cường nói.

dam-ninh-binh

Nhà máy Đạm Ninh Bình một trong những đại dự án yếu kém của ngành Công Thương

Theo ông Cường, do chi phí tài chính quá lớn, việc xử lý Dự án Đạm Ninh Bình là rất căng thẳng. "Tình trạng này kéo dài, Đạm Ninh Bình mà sập thì kéo sập cả tập đoàn khi chúng tôi đã rót vào đây 6.000 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ là 13.000 tỷ", ông Cường lo ngại. 

Ông Cường cho biết, hiện nhà máy này không có vốn sản xuất khi "cửa" vay ngân hàng bị đóng hoàn toàn. Đạm Ninh Bình hiện "sống" dựa vào tiền mua hàng ứng trước của khách hàng. 

Lãnh đạo Vinachem đề xuất các cấp có thẩm quyền cho khoanh các khoản nợ của Đạm Ninh Bình, có giải pháp về hợp đồng vay với một số ngân hàng và lâu dài bán nhà máy lấy tiền trả nợ.

Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đồng tình việc xem xét đưa dự án, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ, cụ thể là nhà máy DAP 1 - Hải Phòng.  

Trước những vướng mắc của các dự án, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu cần đánh giá đầy đủ thông tin, các bất cập và khó khăn trong xử lý, các vấn đề pháp lý tranh chấp hợp đồng... các bộ ngành liên quan "làm quyết liệt và xử lý dứt điểm".

Trước đó, tại hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Vinachem ngày 12/1, lãnh đạo Vinachem kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định nhiều giải pháp để hỗ trợ gỡ khó cho các dự án Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc và dự án DAP Lào Cai.

Cùng đó, VDB điều chỉnh lãi suất tiền vay cho các dự án với mức lãi suất 3%/năm trong 5 năm, tính từ 2018 đến 2022. Từ năm 2023 trở đi các khoản vay có lãi suất trên 8,55%/năm điều chỉnh về mức lãi suất tín dụng đầu tư của nhà nước. Các kiến nghị tương tự về không tính nợ quá hạn, cân đối trả nợ, giảm lãi suất tiền vay… cũng được lãnh đạo Vinachem đề xuất để hỗ trợ cho DN.

Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình do Vinachem làm chủ đầu tư và Tổng công ty Thiết kế và thầu khoán Hoàn Cầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC, được xây dựng từ năm 2008. Dự án có công suất 560.000 tấn một năm, vốn đầu tư khoảng 667 triệu USD, tương đương 12.000 tỷ đồng, nằm tại tỉnh Ninh Bình.

Nhà máy được vận hành chính thức vào năm 2012, tuy nhiên từ đó đến nay nhà máy luôn rơi vào thua lỗ nặng. Trong đó, năm 2012 lỗ 75 tỷ đồng, năm 2013 lỗ trên 759 tỷ đồng, năm 2014 ước lỗ trên 500 tỷ đồng, năm 2015 lỗ trên 592 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tới nay lên tới trên 4.000 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ