Việt Nam sẽ có 5 cơ sở đào tạo trọng điểm về nhân lực bán dẫn

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết, Việt Nam lựa chọn 5 cơ sở đào tạo làm cơ sở đào tạo trọng điểm về nhân lực bán dẫn, bao gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học FPT, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
THÀNH VÂN
26, Tháng 01, 2024 | 10:42

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết, Việt Nam lựa chọn 5 cơ sở đào tạo làm cơ sở đào tạo trọng điểm về nhân lực bán dẫn, bao gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học FPT, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.

Sáng 26/1, UBND TP. Đà Nẵng công bố quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (Trung tâm DSAC).

Hỗ trợ thu hút đầu tư chip bán dẫn

Trung tâm DSAC có 3 chức năng chính là đào tạo, bồi dưỡng lĩnh vực thiết kế vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo; hỗ trợ thu hút đầu tư trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo; liên kết, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2024-2025, Trung tâm DSAC tập trung thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ chính: Hoàn thiện khung pháp lý về cơ cấu tổ chức hoạt động, đề án vị trí việc làm, củng cố kiện toàn bộ máy nhân sự và cơ sở vật chất cho Trung tâm DSAC; đề xuất dự thảo cơ chế chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo TP. Đà Nẵng; triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; hoạt động hợp tác quốc tế, hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho rằng, việc khẩn trương hình thành hệ thống các chính sách đi cùng và bộ máy chuyên trách để tận dụng được các cơ hội lớn trong phát triển lĩnh vực vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo mở ra trong bối cảnh hiện nay được lãnh đạo thành phố xác định như là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược, lâu dài đối với TP. Đà Nẵng.

IMG_1257

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh. Ảnh: T.V.

Để Trung tâm DSAC phát triển, ông Chinh đề nghị, Sở TT&TT chỉ đạo, hướng dẫn trung tâm nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về cơ cấu tổ chức hoạt động, đề án vị trí việc làm, củng cố kiện toàn bộ máy nhân sự và cơ sở vật chất cho Trung tâm DSAC trong tháng 2 năm 2024.

Đồng thời, xây dựng lộ trình đầu tư Khu Công viên phần mềm số 2 đưa vào sử dụng trong quý II/2024; đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ cho Trung tâm DSAC đáp ứng được yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu thiết kê vi mạch và trí tuệ nhân tạo.

Ông Chinh yêu cầu, trung tâm khẩn trương tham mưu thành phố dự thảo cơ chế chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo TP. Đà Nẵng.

Empty

Đà Nẵng thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo. Ảnh: T.V.

Ông Chinh cũng cho biết, Trung tâm DSAC cần chủ động, phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Intell triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo giảng viên trong lĩnh vực thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo trong năm 2024. Từ đó, làm tiền đề để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được tiêu chuẩn của các tập đoàn quốc tế về thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo.

"Từ năm 2025 trở đi, DSAC cần xây dựng lộ trình hợp tác với các đối tác lớn để triển khai bồi dưỡng các lớp chuyên sâu công nghệ lõi để từng bước hình thành nên các doanh nghiệp start-ups, spin-off trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của Đà Nẵng", ông Chinh cho hay.

Ngoài ra, về hoạt động hợp tác quốc tế, hỗ trợ thu hút đầu tư, Trung tâm DSAC cần phát huy vai trò hỗ trợ tích cực cho công tác xúc tiến đầu tư thành phố, thu hút các tập đoàn lớn đến đầu tư, từng bước tạo dựng hệ sinh thái đồng bộ và phát triển về vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của thành phố.

IMG_1259

Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT. Ảnh: T.V.

Chip bán dẫn có kỹ thuật phức tạp

Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết, công nghệ bán dẫn là lĩnh vực công nghệ số và một trong những ngành công nghiệp nền tảng quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống xã hội, quốc phòng và an ninh quốc gia.

Công nghiệp chip bán dẫn là lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi liên kết toàn cầu hết sức chặt chẽ. Vì vậy sự hợp tác và tín nhiệm giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế là yếu tố quan trọng. Việt Nam là nước duy nhất có mối quan hệ chiến lược toàn diện rất tốt cả các nước cường quốc bán dẫn và cường quốc bán dẫn mới nổi.

Theo ông Dũng, các khâu trong công nghiệp bán dẫn gồm: Thiết kế; sản xuất; lắp ráp, kiểm tra và đóng gói. Các quốc gia thường bắt đầu từ khâu thiết kế, vì dễ làm, một doanh nghiệp khởi nghiệp có thể làm được, nhưng tính cạnh tranh cao.

Chip bán dẫn phân khúc trên (high – end chip) và chip bán dẫn phân khúc dưới (low and hoy legacy chip từ 28nm trở lên). Chip phân khúc trên dẫn dắt sự phát triển, tạo đột phá trong các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, chi phí đầu tư rất cao. 

trao-hoa

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có khoảng 50.000 kỹ sư thiết kế chip. Ảnh: T.V.

Tuy nhiên, chip bán dẫn phân khúc dưới vẫn rất cần thiết là thành phần quan trọng cho mọi thứ, từ điện thoại thông minh, xe điện cho đến phần cứng quân sự. Nhà máy sản xuất chip 28nm ưu tiên triển khai trước, ưu tiên loại mang tính đại trà, phù hợp với IoT, thiết bị điện tử.

Ông Dũng cho biết, về nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn, mục tiêu đặt ra đến năm 2030 Việt Nam có khoảng 50.000 kỹ sư thiết kế chip, 200.000 kỹ sư điện tử về bán dẫn, 500.000 công nhân làm việc trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.

"Việt Nam lựa chọn 5 cơ sở đào tạo làm cơ sở đào tạo trọng điểm về nhân lực bán dẫn, bao gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học FPT, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng", ông Dũng thông tin.

Cũng theo ông Dũng, xây dựng, phát triển Mạng lưới Trung tâm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bán dẫn quốc gia đến năm 2030 gồm 3 Trung tâm nghiên cứu và thiết kế đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM phù hợp với thế mạnh và đặc thù của từng vùng, đưa vào hoạt động muộn nhất vào năm 2025; 1 Trung tâm nghiên cứu và chế tạo đưa vào hoạt động muộn nhất vào năm 2027.

"Mạng lưới Trung tâm nghiên cứu, thiết kế và sản xuất bản dẫn quốc gia cung cấp một môi trường mở phục vụ nghiên cứu, thiết kế và chế tạo chip, phục vụ sản xuất mẫu, hỗ trợ ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp bán dẫn", ông Dũng nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ