Việt Nam 2030 và tầm nhìn 2045
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, từ thời đại dựng nước và giữ nước đến quá trình phát triển đất nước hôm nay, dân tộc ta luôn có khát vọng vươn lên "sánh vai với cường quốc năm châu", xây dựng một Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Kể từ khi tiến hành đổi mới năm 1986, Việt Nam từ một nước nghèo, kém phát triển đã vươn lên thành một nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp với một nền kinh tế thị trường năng động từng bước hiện đại, hội nhập quốc tế.
Trong bối cảnh hiện nay, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều cả về qui mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kinh tế vĩ mô ổn định, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên, chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước cải thiện. Chính trị, xã hội ổn định, tầng lpn trung lưu tăng nhanh, cơ hội dân số vàng… Trên thế giới, nhân loại đang bước sang mộtthời đại phát triển mới, đó là Thời đại số, được mở ra bằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mà cốt lõi là quá trình quá trình chuyển đổi số. Đây chính là cơ hội phát triển chưa từng có trong lịch sử, cho phép nước ta bắt kịp, đi cùng và vượt lên cùng các nước phát triển. Khát vọng vì một Việt Nam thịnh vượng, hùng cường và ý chí tự lực tự cường là sức mạnh nội sinh cho đất nước phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Khát vọng Việt Nam 2030 là nhanh chóng đạt được thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ với các đặc trưng cơ bản: (1) Đạt được một xã hội thịnh vượng, có thu nhập thuộc nhóm trên của các nước thu nhập trung bình cao của thế giới. Nền kinh thị trường do khu vực tư nhân dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh cao, phát triển năng động, nhanh, bền vững, làm chủ công nghệ và hội nhập nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, nền kinh tế dựa trên cơ sở khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
(2) Một nhà nước pháp quyền, có cơ chế quản trị hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả, minh bạch và bảo đảm trách nhiệm giải trình; tập trung nhiều hơn quản trị phát triển và quản lý xã hội.
(3) Một xã hội văn minh, hiện đại, trong đó người dân được phát huy sức sáng tạo, khơi dậy được ý chí, khát vọng phát triển, sức mạnh toàn dân tộc, có xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự kỷ cương, an toàn, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
(4) Một môi trường bền vững sẽ bảo vệ chất lượng không khí, đất và nguồn nước, tạo khả năng thích ứng và chống chịu giảm thiểu những rủi ro nghiêm trọng do biến đổi khí hậu; hướng tới phát triển chủ yếu nguồn năng lượng đa dạng, sạch và an toàn.
Tầm nhìn Việt nam đến 2045 là trở thành quốc gia phát triển, thuộc nhóm các nước có thu nhập cao, trở thành thành viên của tổ chức OECD.
Từ tầm nhìn cho thấy, đến năm 2030, GDP bình quân đầu người của nước ta kỳ vọng sẽ đạt khoảng 8000 USD (nếu tính theo sức mua tương đương khoảng 15000 USD, PPP), và đến năm 2045 đạt khoảng 20.000 USD, tiến tới một xã hội thịnh vượng, trong đó tầng lớp trung lưu tăng nhanh, chiếm trên 60% dân số. Khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế; đến năm 2030 có khoảng 2 triệu doanh nghiệp tư nhân với sự đóng góp của khu vực này vào GDP đạt 65%.
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng quan trọng để tăng năng suất, nhiều mô hình kinh doanh mới xuất hiện, kinh tế số phát triển mạnh mẽ, chiếm 30% GDP. Chất lượng môi trường kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch của Việt Nam được cải thiện mạnh mẽ, các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh bị bãi bỏ; đến năm 2030 được xếp vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu về môi trường kinh doanh trên thế giới.
Để biến các mục tiêu nói trên thành hiện thực, đòi hỏi phải có một Nhà nước pháp quyền, kiến tạo phát triển, liêm chính và hành động thực sự. Ở đó mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường được phân định rõ ràng, năng lực tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật, thể chế và các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở tầm cao hơn. Trình độ chuyển đổi số quốc gia ở mức cao, chính phủ điện tử, chính phủ số vận hành tốt, kết nối liên thông các dữ liệu lớn phục vụ kịp thời sản xuất kinh doanh và đời sống người dân; đến năm 2030 nước ta thuộc nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số; có một nền hành chính kiến tạo phát triển dựa trên chế độ chức nghiệp thực tài, phục vụ người dân và doanh nghiệp; nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu lực hiệu quả và trách nhiệm giải trình, có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tốt trên cơ sở tuyển dụng, đề bạt cạnh tranh.
Năm 2030 hình hài một xã hội văn minh, hiện đại sẽ rõ nét hơn với 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 40% đơn vị cấp huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới; trên 50% dân số sống trong đô thị, nhiều chuỗi đô thị xanh, thông minh, có bản sắc dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung, nhất là các khu đô thị thông minh ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mạng 5G được phủ sóng toàn quốc, mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp. Tuổi thọ bình quân đạt trên 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe đạt 68 tuổi. Công khai minh bạch thông tin và bảo đảm quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân được nâng lên.
Người dân, doanh nghiệp được khuyến khích phát huy sức sáng tạo trong đời sống kinh tế xã hội; khát vọng cống hiến vì đất nước trở thành phương châm sống và làm việc của mỗi người lao động; vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội được phát huy cao độ trong việc xây dựng môi trường văn hóa, con người tử tế, giàu lòng nhân ái, khoan dung, chân thành, tín nghĩa, trọng đạo lý, đức tính cần cù, tiết kiệm; có một xã hội trật tự kỷ cương, an toàn; có môi trường thân thiện với người cao tuổi, đến năm 2030, 100% người cao tuổi được quản lý sức khỏe, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cở sở chăm sóc tập trung.
Xây dựng được một môi trường sống bền vững; chất lượng không khí, nước không ngừng được cải thiện, nhất là các đô thị lớn, các khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của người dân tăng lên. Đến năm 2030, 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường; người dân chủ yếu sử dụng nước, năng lượng sạch và an toàn; nước ta sẽ đạt được hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững (SDG 2030) về tài nguyên,môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
“Bây giờ hoặc không bao giờ”, nước ta đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển, có cơ hội để tiếp tục phát huy thành quả trước đây và tiến lên nấc thang phát triển cao hơn. Thời cơ, thuận lợi rất to lớn, song thách thức và khó khăn trong nước cũng như bên ngoài không hề nhỏ, thậm chí còn lớn hơn cả thuận lợi.
Để đạt được sự hùng cường và thịnh vượng đất nước, không có con đường nào khác là tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện quyết liệt các đột phá phát triển ở tầm cao hơn, đồng bộ hơn, sâu rộng hơn và thực chất hơn; ngược lại, tăng trưởng kinh tế sẽ chững lại, năng suất, sức cạnh tranh của nền kinh tế kém đi, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình càng cao, tụt hậu kinh tế so với các nước càng xa hơn, mục tiêu trở thành nước công nghiệp càng khó khăn hơn.
Vì vậy hơn bao giờ hết, phải phát huy cao độ ý chí, bản lĩnh và năng lực của người Việt Nam, dám vượt qua chính mình, chấp nhận thức thách và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để biến khát vọng thành hiện thực.
- Cùng chuyên mục
Chính thức giảm thuế xuống 10% với các loại hình báo chí
Quốc hội đã thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) theo hướng áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% (trước đó là 20%) đối với tất cả các loại hình báo chí, tương tự như chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.
Sự kiện - 14/06/2025 19:45
Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 2027
Sáng 14/6, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đưa nước giải khát có đường vào diện chiệu thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng từ 2027.
Sự kiện - 14/06/2025 15:47
Việt Nam chính thức có quy định khung pháp lý về tài sản số
Một điểm mới đáng chú ý trong Luật Công nghiệp công nghệ số mới được thông qua là quy định về quản lý tài sản mã hóa.
Sự kiện - 14/06/2025 15:46
[Café Cuối tuần] Đóng cửa chợ – cú sốc cần thiết để thanh lọc và hội nhập
Việc hàng loạt gian hàng tại các chợ trung tâm TP.HCM như Bến Thành, Saigon Square hay An Đông đồng loạt đóng cửa những ngày qua có thể gây choáng váng với một vài người.
Sự kiện - 14/06/2025 10:33
Đại tá Hồ Song Ân làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi
Đại tá Hồ Song Ân được Bộ trưởng Bộ Công an điều động giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi.
Sự kiện - 14/06/2025 06:45
Đại tá Đinh Việt Dũng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An
Đại tá Đinh Việt Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình vừa được Bộ Công an điều động nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.
Sự kiện - 13/06/2025 19:30
Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND thành phố được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Sự kiện - 13/06/2025 12:55
Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Mặt trời Phú Quốc.
Sự kiện - 12/06/2025 14:41
Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước còn 34 tỉnh, thành phố.
Sự kiện - 12/06/2025 11:31
Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam
Cả hai tập đoàn Airbus và Safran đều đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, có nhiều hợp đồng với các hãng hàng không trong nước.
Sự kiện - 12/06/2025 06:45
Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu
Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp chính yếu.
Sự kiện - 11/06/2025 19:10
34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?
Cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Sự kiện - 11/06/2025 14:07
Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu
Hôm nay 11/6, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) sẽ tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á – Âu nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam.
Sự kiện - 11/06/2025 06:45
Việt Nam, Pháp ký thỏa thuận về năng lượng, khoáng sản
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định hợp tác giữa hai nước có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Sự kiện - 11/06/2025 06:44
Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước
Để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 80% vào năm 2026, VinFast sẽ mở rộng chuỗi cung ứng nội địa, với các điều kiện hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong nước.
Sự kiện - 10/06/2025 10:13
Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản
Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương làm rõ ngay các nguyên nhân làm tăng cơ cấu giá bất động sản; khẩn trương có phương án giảm các thành tố làm tăng giá, tăng khả năng tiếp cận bất động sản nhiều hơn và tăng nguồn cung.
Sự kiện - 10/06/2025 08:25
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 4 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago