VIB đặt mục tiêu 10 triệu khách hàng, vốn hoá 14 tỷ USD

Nhàđầutư
Trong tầm nhìn 5 năm (2022-2026), VIB đặt mục tiêu 10 triệu khách hàng, tăng trưởng lợi nhuận kép tối thiểu 30%/năm, dự kiến lợi nhuận vượt mốc tỷ đô, vốn hóa thị trường đạt 14 tỷ USD.
TẢ PHÙ
16, Tháng 03, 2022 | 12:22

Nhàđầutư
Trong tầm nhìn 5 năm (2022-2026), VIB đặt mục tiêu 10 triệu khách hàng, tăng trưởng lợi nhuận kép tối thiểu 30%/năm, dự kiến lợi nhuận vượt mốc tỷ đô, vốn hóa thị trường đạt 14 tỷ USD.

NDT - DHDCD VIB

VIB tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 vào sáng ngày 16/3. Ảnh: VIB. 

Sáng ngày 16/3, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. Tại ĐHĐCĐ năm nay, Chủ tịch HĐQT Đặng Khắc Vỹ vắng mặt do các điều kiện cách ly COVID-19 theo quy định y tế.

ĐHĐCĐ VIB ghi nhận 54 cổ đông tham gia trực tiếp, tương ứng sở hữu 403 triệu cổ phần (tỷ lệ 25,97%); và 17 cổ đông được ủy quyền tham dự với 967 triệu cổ phần (tỷ lệ hơn 62%).   

Trong năm 2022, VIB đặt mục tiêu lợi nhuận 10.500 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2021. Tổng tài sản dự kiến 402.500 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng 265.600 tỷ đồng và huy động vốn 280.600 tỷ đồng, đều tăng 30% so với thực hiện năm 2021. Trong đó, mức tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Trong tầm nhìn 5 năm tiếp theo (2022-2026), VIB đặt mục tiêu 10 triệu khách hàng, tăng trưởng lợi nhuận kép tối thiểu 30%/năm, dự kiến lợi nhuận vượt mốc tỷ đô, vốn hóa thị trường đạt 14 tỷ USD.

Năm 2022, VIB đặt kế hoạch tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, tăng 35,7%. Trong đó, Ngân hàng dự kiến chia cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ, ông Hồ Vân Long, Phó Tổng Giám đốc VIB cho biết lãi quý I/2022 của ngân hàng ước đạt 2.200 tỷ, tăng trưởng 24-25% so với cùng kỳ và tương đương 21% kế hoạch năm. Tăng trưởng tín dụng trên 5%.

Phần thảo luận: 

VIB có cho vay các công ty liên quan?

Đoàn Chủ tịch: VIB không cho vay doanh nghiệp có liên quan ban lãnh đạo (HĐQT, BKS, Ban Tổng giám đốc).

Đâu là khác biệt của VIB với các ngân hàng khác? Mảng nào là trọng tâm của VIB?

Đoàn Chủ tịch: Từ nhiều năm nay, VIB tập trung đầu tư công nghệ, trong đó có tài khoản online và các app, 91% giao dịch ngân hàng bán lẻ được thực hiện thông qua app MyVIB.

Ngân hàng tập trung vào 3 trụ cột là: Ứng dụng (số hóa và số hóa nghiệp vụ); ngân hàng số (MyVIB, mobile app,…) và khai thác dữ liệu ngân hàng (ứng dụng AI phân tích hành vi khách hàng, phát triển mạnh về doanh thu bán bảo hiểm và thẻ).

Chiến lược chuyển đổi số của VIB gồm 2 cấu phần. Trước hết, đó là ứng dụng số hóa nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng. Sau đó, là ngân hàng số VIB, mobile app, VIB phát triển hệ thống smart sale; phát triển dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, phân tích khách hàng. Về công nghệ, VIB tập trung điện toán đám mây, đưa hàng loạt ứng dụng lên Amazon, Google Cloud.

Về mức đầu tư, gần 10 năm nay, VIB dành ngân sách khoảng 6-8% trên doanh thu thuần để đầu tư vào công nghệ.

Cơ sở nào để đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 30%?

Đoàn Chủ tịch: Kế hoạch này dựa trên năng lực phát triển của ngân hàng, tôi tin với khả năng hiện tại, VIB có thể đáp ứng mức tăng trưởng tín dụng trên 30%, nhưng vẫn đảm bảo sự kiểm soát tốt. Dĩ nhiên, kế hoạch này còn phụ thuộc vào “room” tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

Huy động vốn từ thị trường 2 nhiều, có lo ngại tăng trưởng huy động vốn không theo kịp tăng trưởng tín dụng? Chiến lược phát triển thị trường 1 thế nào?

Đoàn Chủ tịch: Đó là bài toán đặt ra với VIB cân đối giữa M1 và giá thành huy động vốn từ các tổ chức nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng và cổ đông. Với 1 nhà băng có “rating” tốt, huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế thậm chí còn có lãi suất tốt hơn thị trường 1.

Về phát triển thị trường 1 và CASA, mỗi ngân hàng có một trọng tâm riêng và phụ thuộc vào từng giai đoạn. Với VIB, có thể thấy CASA 3 năm vừa rồi đã tăng từ 11% lên 16%.  

VIB cho vay hộ gia đình, có hướng đến lĩnh vực bất động sản không?

Đoàn Chủ tịch: Trong hoạt động tín dụng của VIB, chiếm 87% là nhóm khách hàng cá nhân, 10% là khách hàng doanh nghiệp và 3% là cho vay các định chế tài chính. Hoạt động nhà đất chiếm 48% porfolio.

VIB đã xây dựng 3 cấp gồm: Phòng ngừa rủi ro, phát hiện rủi ro và triển khai công tác thu hồi nhanh nhất. Chúng tôi tính toán các mô hình hoạt động rủi ro tín dụng ngân hàng. Điểm tích cực là chỉ số tổn thất sau phát sinh nợ xấu của VIB là bằng 0. Nguyên nhân do VIB cho vay nhà đất với chính sách hạn chế tối đa cho vay dự án, chủ yếu tập trung ở cho vay người tiêu dùng.  

Dĩ nhiên, VIB vẫn tài trợ vốn cho các dự án bất động sản đầu tư, nhưng ngân hàng sẽ có bộ tiêu chí riêng và yêu cầu ký 3 bên giữa VIB, khách hàng, nhà phát triển dự án. Hiện tại, một số đối tác của VIB là Gamuda Land, Daewoo, BĐS Phú Mỹ Hưng….   

Thêm nữa, VIB chỉ cho vay tối đa 80% giá trị tài sản đảm bảo. Ngoài ra, 90% các tài sản này đều được định giá thông qua các đơn vị độc lập thứ 3. 

FED có khả năng tăng lãi suất cơ sở, lãi suất huy động có thể tăng, nhưng lãi suất cho vay bị kiểm soát. Điều này ảnh hưởng đến NIM VIB thế nào?

Đoàn Chủ tịch: Có thể sẽ ảnh hưởng đến VIB. Dù vậy, ngân hàng sẽ cố gắng cân bằng giữa huy động thị trường 1 và các định chế tài chính. Cần hiểu rằng định nghĩa “thị trường 1” và “thị trường 2” không còn như quá khứ nữa. Huy động từ các định chế tài chính kỳ hạn cố định từ 3-4 năm có sự ổn định. Không nên nghĩ huy động từ kênh này rủi ro hơn huy động vốn từ dân chúng.

Mục tiêu VIB là ngân hàng bán lẻ, sáng tạo. Hiện tại, lượng khách hàng của VIB là bao nhiêu? Mục tiêu 5 năm tiếp theo? Cơ sở đạt được?

Đoàn Chủ tịch: Trọng tâm phát triển VIB là mảng ngân hàng bán lẻ. Ở lĩnh vực này, cơ sở khách hàng là điều rất quan trọng. Tính đến cuối năm 2021, VIB có 3,8 triệu khách hàng. Mục tiêu 5 năm tới là tăng gấp 2,6 lần so với hiện tại, tức đạt 10 triệu khách hàng.

Chúng tôi cho rằng kế hoạch này khả thi, do VIB có nền tảng khách hàng tốt; các sản phẩm đa dạng cho vay, bán bảo hiểm, sản phẩm số; VIB hợp tác với cả nội bộ và bên ngoài để phát triển lượng khách hàng như Zalo và chia sẻ quyền lợi cho hai bên; kết hợp kênh bán hàng truyền thống và số hóa ngân hàng….

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ