VIATT cơ hội tìm kiếm đơn hàng cho dệt may đầu năm 2024

Nhàđầutư
Nhằm đẩy nhanh cơ hội tìm kiếm đơn hàng ngay sau Tết, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) - Vietrade phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và Công nghệ dệt Việt Nam (VIATT) 2024 tại TP.HCM.
THIÊN KỲ
23, Tháng 02, 2024 | 15:18

Nhàđầutư
Nhằm đẩy nhanh cơ hội tìm kiếm đơn hàng ngay sau Tết, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) - Vietrade phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và Công nghệ dệt Việt Nam (VIATT) 2024 tại TP.HCM.

IMG20230920094209

Ngành dệt may đã có tín hiệu hồi phục ngay từ đầu năm 2024 với những đơn hàng ký kết mới của doanh nghiệp. Ảnh: Kim Ngọc 

Theo thông tin từ Ban tổ chức, sự kiện lần này dự kiến thu hút sự tham gia của hơn 400 nhà trưng bày đến từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ. 

VIATT sẽ giới thiệu các ngành hàng như vải may mặc, len, sợi, hàng may mặc và sản phẩm dệt dân dụng cũng như hàng dệt kỹ thuật và sản phẩm không dệt. Đáng nói, triển lãm còn chào đón một loạt chuyên gia trong ngành từ khắp thế giới đến chia sẻ những xu hướng, cải tiến mới nhất về ngành may mặc.

Theo đó, Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và Công nghệ dệt Việt Nam sẽ được diễn ra từ ngày 28/2-1/3/2024 tại Trung tâm triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP.HCM.

IMG_1708654920432_1708656280999

Ông Lê Hoàng Tài cung cấp thông tin về Triển lãm xúc tiến thương mại đầu tiên của ngành dệt may trong năm 2024. Ảnh: Kim Ngọc

Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Vietrade cho biết nhìn lại năm 2023 với nhiều khó khăn của nền kinh tế toàn cầu và trong nước khiến hàng tồn kho dệt may Việt Nam nói riêng còn lớn, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 9% so với năm 2022.

Trong năm 2024 ngành phấn đấu đạt 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, dự kiến tăng 9,2% so với năm ngoái. 

"Hiện nay nhiều khách hàng quốc tế cũng tiếp tục có động thái tìm kiếm đơn hàng tại Việt Nam. Cộng với những ưu đãi chính sách từ các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA...đẩy kỳ vọng của ngành cải thiện. Với vị trí thuận lợi nằm gần vác quốc gia sản xuất dệt may hàng đầu thế giới như Banglades, Campuchia sự kiện chọn TP.HCM làm nơi diễn ra là rất phù hợp để kết nối doanh nghiệp, tìm kiếm thêm đơn hàng cho ngành dệt may", ông Tài thông tin.

Đồng thời, đại diện Vietrade nhấn mạnh, doanh nghiệp muốn cải thiện, hồi phục lại sau thời gian gặp khó buộc phải có những thay đổi, đầu tư trong sản xuất theo xu thế bắt buộc của toàn cầu hiện nay là kinh tế tuần hoàn, sản xuất xanh.

Điều này cũng được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh nhiều lần trước truyền thông rằng các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới đã và đang yêu cầu cao về các chỉ số phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội và quản trị) và tiêu chuẩn LEED (định hướng thiết kế về năng lượng và môi trường). Đơn cử như những sản phẩm may mặc xuất khẩu vào châu Âu bắt buộc phải được sản xuất từ sợi cotton, sợi polyester pha với sợi tái chế được làm từ các sản phẩm thiên nhiên, phế phẩm hoặc sản phẩm dệt may dư thừa. 

Vì thế, bên cạnh yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng thì tiêu chí phát triển bền vững cần được các doanh nghiệp dệt may chú ý hơn. Đặc biệt là tại các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.

Trao đổi với Nhadautu.vn, bà Wendy Wen Giám đốc điều hành Công ty Messe Franfurt Hong Kong (đơn vị đồng tổ chức triển lãm) cho hay, Việt Nam là quốc gia thứ 3 về xuất khẩu dệt may trên thế giới và cũng là nước chuyên nhập khẩu máy móc thiết bị. Vì thế việc chúng tôi mang đến hơn 50 doanh nghiệp với hàng loạt công nghệ, máy móc hiện đại nhất thế giới ở thời điểm tại là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước.

"Kỳ vọng với VIATT sẽ mang lại cơ hội cho các công ty trao đổi thông tin về xu hướng,  trong chuỗi cung ứng nội địa lẫn quốc tế. Từ đó giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, ký kết thêm được các đơn hàng mới cho năm 2024", vị này nói.

Thông tin Nhadautu.vn vừa cập nhật từ TP.HCM, nơi có lượng doanh nghiệp sản xuất dệt may tập trung đông đảo thì các doanh nghiệp dệt may đã dần hồi phục và có đơn hàng trở lại. 

Cụ thể, theo khảo sát nhanh của Sở Công Thương TP.HCM sau Tết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có đơn hàng đến giữa năm 2024, thậm chí có doanh nghiệp đã ký được hợp đồng xuất khẩu đến hết năm 2024.

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, chỉ 15 ngày đầu năm 2024, ngành dệt may đã xuất khẩu gần 1,3 tỷ USD, chiếm 8,55% trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cả nước.

Việc mang lại kết quả khả quan như trên là nhờ sự phục hồi và tăng trưởng tốt của các doanh nghiệp từ cuối năm 2023 khu đơn hàng dần tăng trở lại nhờ nhu cầu may mặc dịp lễ, Tết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ