Xanh hóa là mục tiêu trọng tâm trong chiến lược nâng cao chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may

Nhàđầutư
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đặt ra mục tiêu xanh hóa với kế hoạch đến năm 2023, giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước và đến năm 2030, chuyển đổi xanh hóa ngành dệt may Việt Nam. Đồng thời xây dựng được 30 thương hiệu dệt may mang tầm quốc tế.
THIÊN KỲ
21, Tháng 11, 2023 | 06:30

Nhàđầutư
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đặt ra mục tiêu xanh hóa với kế hoạch đến năm 2023, giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước và đến năm 2030, chuyển đổi xanh hóa ngành dệt may Việt Nam. Đồng thời xây dựng được 30 thương hiệu dệt may mang tầm quốc tế.

Empty

Xanh hóa ngành dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt. Ảnh: Thiên Kỳ

Thế khó của doanh nghiệp

Cùng với những khó khăn do thiếu hụt đơn hàng, ngành dệt may đang chịu sức ép về quy định truy xuất nguồn gốc nguyên phụ liệu ở nhiều khâu trong chuỗi cung ứng. Xanh hóa sản xuất đã trở thành một yêu cầu bắt buộc với ngành dệt may để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thế giới.

Thêm nữa hiện nay cái khó của ngành dệt may là nguyên phụ liệu đầu vào, đặc biệt là vải, dệt nhuộm. Tại một số địa phương vẫn cảm thấy ngành dệt nhuộm gây ô nhiễm nên không mặn mà với các dự án phát triển lĩnh vực này. Ngành dệt may đang phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng các khu công nghiệp dệt may lớn có hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi trường... để đáp ứng phần nào về nguồn nguyên liệu cho ngành.

Như Nhadautu.vn từng thông tin, theo thống kê từ VITAS, dù đã cố gắng giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa nhưng hiện nay vẫn có hơn 50% nguồn cung nguyên phụ liệu ngành dệt may phải nhập khẩu từ nước ngoài. Việc chưa tự chủ được nguồn cung nguyên liệu khiến doanh nghiệp chưa thể khai thác triệt để lợi thế của ngành.

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết, riêng với chương trình xanh hoá, một mặt doanh nghiệp luôn luôn phải tiến đến những xu thế của thế giới. Mặt khác, doanh nghiệp cũng bị áp lực bởi chính những khách hàng nhập khẩu, khi họ yêu cầu những tiêu chuẩn về nhà máy xanh, môi trường làm việc cho người lao động, giảm khí thải ô nhiễm, giảm chất thải độc hại…

"Hiện nay, toàn bộ hệ thống nhà máy của May 10 về xuất khẩu đều đảm bảo được yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, với một số chứng chỉ mới, May 10 cũng đang còn phải phấn đấu. Ngoài câu chuyện nhà máy xanh, một yếu tố nữa phải nói đến là nguyên liệu xanh. Hiện nay, rất nhiều khách hàng yêu cầu May 10 phải sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, nguyên liệu tái chế để không khai thác nhiều nguồn tài nguyên và sau khi sử dụng xong chỉ 5-10 năm tự phân huỷ. Đó chính là mục tiêu May 10 đang tập trung triển khai", ông Việt nói.

Trao đổi với phóng viên Nhadautu.vn về vấn đề này, ông Phạm Quang Anh, nhà sáng lập kiêm CEO Công ty Dony cho biết: "Trước đây chúng tôi có xuất khẩu vào EU nhưng hiện nay thị trường này có nhiều quy định, tiêu chí khắt khe về nguồn gốc sản phẩm như truy xuất nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, quy trình sản xuất xanh, sản xuất bền vững... Với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất khó đáp ứng".

Xu thế tất yếu để nâng cao chuỗi giá trị xuất khẩu

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng VPĐD VITAS chia sẻ: "Mặc dù chi phí đầu tư cao nhưng chuyển đổi xanh là tất yếu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế này nếu muốn tiếp tục giữ vững vị thế của mình trên thị trường xuất khẩu. Định hướng chuyển đổi sớm sẽ giúp doanh nghiệp Việt có lợi thế cạnh tranh khi các quy định chính thức được áp dụng vào ngành dệt may".

Trước đó, trong các cuộc trả lời báo chí về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp dệt may, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS cũng khẳng định đã có rất nhiều doanh nghiệp nội địa Việt tham gia "sân chơi" kinh tế tuần hoàn, xây dựng nhà máy xanh, phát triển bền vững.

"Đã có nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành thúc đẩy nhà máy bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn rồi. Đây là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp nhỏ "hụt hơi" trước cuộc chơi này do thiếu thốn về tài chính và nguyên liệu", ông Giang nói về thực trạng ngành dệt may.

Góp ý để ngành hàng tỷ USD nâng cao chuỗi giá trị xuất khẩu, ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc VCCI-HCM cho biết, đệt may là một trong các ngành công nghiệp luôn phải chịu áp lực hàng đầu trước xã hội và người tiêu dùng về vấn đề ô nhiễm môi trường.

Vì vậy, để củng cố thị phần xuất khẩu của Việt Nam trên bản đồ dệt may thế giới, các doanh nghiệp Việt cần phải có định hướng chiến lược chuyển đổi rõ ràng, đồng bộ và hiệu quả để đón đầu các thay đổi sắp tới của thị trường, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, hai thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trước xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững. Ngày 1/12 tới, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Khu vực TP.HCM (VCCI-HCM) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Global PR Hub tổ chức Hội thảo chuyên đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may trên lộ trình tăng trưởng xanh" tại TP.HCM. Hội thảo dự kiến quy tụ 100 đại diện từ các doanh nghiệp dệt may, hiệp hội, doanh nghiệp tài chính, năng lượng.

Hội thảo được tổ chức dành riêng cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và trên địa bàn TP.HCM nói riêng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trước xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững. Xanh hóa ngành dệt may đang là cuộc đua của nhiều nhãn hàng may mặc trên thế giới với hàng loạt các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử có trách nhiệm với môi trường được đưa vào áp dụng cho các nhà cung cấp. Điều này cùng với các quy định ngày càng khắt khe hơn của các thị trường nhập khẩu may mặc lớn như châu Âu và Mỹ khiến cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đứng trước nguy cơ khó giữ được vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu nếu không thực hiện đầu tư chuyển đổi.

Tại sự kiện này, đại diện từ Phòng Công nghiệp và Thương mại CHLB Đức (AHK) sẽ đưa ra bức tranh toàn cảnh về các thị phần dệt may hiện nay trên thế giới cũng như xu hướng gia tăng tính tuần hoàn và xanh hóa ngành dệt may mà nhiều thị trường đang dần triển khai các quy định đánh giá. Từ đó gợi ý những tầm nhìn định hướng cho doanh nghiệp dệt may Việt, hướng tới xu hướng tiêu dùng xanh, ứng xử có trách nhiệm với môi trường, lao động, nhân quyền.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ