TP.HCM: Nhiều doanh nghiệp dệt may dần có đơn hàng trở lại

Nhàđầutư
Nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM đã phục hồi đến 80% đơn hàng xuất khẩu và đặt ra nhiều kỳ vọng trong các tháng tới khi thị trường sẽ tiếp tục khởi sắc.
THIÊN KỲ
07, Tháng 10, 2023 | 08:36

Nhàđầutư
Nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM đã phục hồi đến 80% đơn hàng xuất khẩu và đặt ra nhiều kỳ vọng trong các tháng tới khi thị trường sẽ tiếp tục khởi sắc.

z4759515012280_f584382dcbb45183dffe598f0d90f30e

Nhiều doanh nghiệp dệt may có đơn hàng trở lại trong quý IV. Ảnh: TK

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM (AGTEK) ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM cho biết, sang quý 4, ngành dệt may Việt Nam bắt đầu khởi sắc vì thị trường nội địa và xuất khẩu đều có nhu cầu trở lại.

Chủ tịch AGTEK chỉ ra rằng từ đầu năm đến nay tình hình ngành dệt may Việt Nam cả thị trường xuất khẩu lẫn thị trường nội địa đều gặp khó khăn khi đơn hàng liên tục sụt giảm. Tính chung 9 tháng đầu năm, lượng đơn hàng sụt giảm từ 20 - 30%, tuy nhiên hiện nay chỉ còn khoảng 10% và dự kiến 3 tháng cuối năm tình hình ngành dệt may sẽ khởi sắc trở lại.

Về tình hình đơn hàng, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean) kiêm Phó Chủ tịch AGTEK cho biết đơn hàng của doanh nghiệp bắt đầu phục hồi khoảng 80% so với trước đây.  

Ông Việt chia sẻ thêm sở dĩ vừa qua, ngành dệt may sụt giảm đơn hàng xuất khẩu là do nhu cầu của thị trường nhập khẩu ở các thị trường liên tục giảm sút, dù sản phẩm dệt may của Việt Nam rất tốt và có sức cạnh tranh cao so với các sản phẩm của các nước khác. Sắp tới, để có thêm đơn hàng, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá sản phẩm đến các thị trường.

"Hiện nay doanh nghiệp cũng đã có những đơn hàng mới vì thị trường xuất khẩu cũng đang ấm dần trở lại. Mặc dù, thị trường xuất khẩu chưa đạt được mục tiêu như các năm nhưng đây là động lực để doanh nghiệp tập trung vào sản xuất và hoàn thành các đơn hàng sản xuất cho 3 tháng cuối năm", ông Việt phấn khởi chia sẻ.

Cũng có tín hiệu vui tương tự từ đơn hàng vừa ký được với thị trường Malaysia, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty may mặc Dony cho biết gần đây doanh nghiệp đã tìm thấy một thị trường mới ở rất sát Việt Nam là thị trường Đông Nam Á như Singapore, Indonesia, Malaysia và Campuchia. Đây là những thị trường có biên độ cạnh tranh rất dữ dội nhưng vẫn có thể làm được và có cái thuận lợi về logistics.

xuat-khau-det-may-220231006201418

Sở Công thương khen thưởng các doanh nghiệp hội viên AGTEK với những nỗ lực khẳng định mình trong chuỗi giá trị dệt may trong nước và xuất khẩu. Ảnh: MC

Theo ông Phạm Xuân Hồng, để có thể gia tăng thêm các đơn hàng dệt may trong 3 cuối năm, doanh nghiệp Việt cần tích cực đẩy mạnh việc chuyển đổi sang sản xuất xanh. Cụ thể, hiện nay, doanh nghiệp dệt may của Việt Nam cũng đã đáp ứng chuyển đổi các đơn hàng xanh với tỷ lệ 90%. Ngoài ra, để khôi phục thị trường nội địa, doanh nghiệp dệt may cũng cần nắm tình hình sức mua, sự phục hồi của thị trường để đầu tư sản xuất hàng hóa có giá phù hợp để tránh bán lỗ thì mới có thể khôi phục sản xuất hoàn toàn trong 3 tháng cuối năm trở lại.

Ở góc độ quản lý ngành trên địa bàn, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM nêu định hướng , người tiêu dùng đang ưu tiên chọn lựa sản phẩm bảo vệ môi trường, sản phẩm tái chế, đây cũng là sự cạnh tranh mới dành cho doanh nghiệp Việt phải thay đổi để có thể nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may của thành phố đẩy mạnh các hoạt động liên kết với các tỉnh, thành phố trên cả nước để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Được biết, Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM thành lập từ năm 1993, với số lượng hội viên ban đầu chỉ hơn 40 doanh nghiệp. Đến nay, Hội đã phát triển được gần 200 doanh nghiệp hội viên và hoạt động của hội không chỉ giới hạn trong phạm vi của thành phố mà đã được mở rộng đến các tỉnh lân cận.

Qua hơn 30 năm thành lập và phát triển, AGTEK với tư cách là một tổ chức hội ngành nghề luôn đẩy mạnh công tác cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan, tạo điều kiện kết nối các hội viên để hình thành và hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước khép kín từ dệt nguyên phụ liệu đến cắt, may, thành phẩm, tăng tỷ lệ nội địa hóa, hướng đến dệt may phát triển bền vững.

Người đứng đầu AGTEK nhấn mạnh, mặc dù tình hình chung còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp hội viên của Hội đã và đang nỗ lực khẳng định mình trong chuỗi giá trị toàn cầu, phấn đấu cùng toàn ngành hoàn thành mục tiêu năm 2023 đạt 47 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ