Doanh nghiệp dệt may tìm cách tự chủ nguồn nguyên liệu

Nhàđầutư
Các doanh nghiệp ngành dệt may đang loay hoay tìm hướng đi mới để có thể vượt qua khó khăn và hướng tới phát triển bền vững. Trong đó, tự chủ nguồn nguyên liệu và hướng tới sản xuất xanh là hai yếu tố được nhiều doanh nghiệp tính tới trong bối cảnh hiện tại.
THIÊN KỲ - MINH THÔNG
18, Tháng 07, 2023 | 17:00

Nhàđầutư
Các doanh nghiệp ngành dệt may đang loay hoay tìm hướng đi mới để có thể vượt qua khó khăn và hướng tới phát triển bền vững. Trong đó, tự chủ nguồn nguyên liệu và hướng tới sản xuất xanh là hai yếu tố được nhiều doanh nghiệp tính tới trong bối cảnh hiện tại.

Empty

Là doanh nghiệp khá trẻ nhưng Công ty dệt may Dony tìm cho mình hướng đi riêng bằng cách tự chủ nguồn cung nguyên liệu. Ảnh: Đức Hòa

Hơn 50% nguồn cung ứng nguyên phụ liệu phải nhập khẩu

Tại "Hội thảo Quy ước bền vững cho ngành Dệt may và Thời trang Việt", bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết ngành công nghiệp dệt may hiện nay đang đứng trước tình trạng khó khăn khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị sụt giảm do những thách thức chung như chiến tranh, dịch bệnh, lạm phát, nhân công…

Tính trong 6 tháng đầu năm, giá chỉ xuất khẩu chỉ đạt 18,6 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu của Bộ Lao động Việt Nam, 60.000 lao động dệt may đang bị mất việc, 70.000 lao động phải giảm giờ làm, một số doanh nghiệp thậm chí phải đóng cửa. 

Để thúc đẩy ngành dệt may phát triển trở lại, các doanh nghiệp cần phát tuyệt đối tuân thủ các cam kết về môi trường như là một phần trong chiến lược phát triển được quy định ở các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Bởi vì hiện nay các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Hàn… có yêu cầu rất cao về vấn đề môi trường, các yêu cầu đó không chỉ đến từ chính phủ, mà còn đến từ yêu cầu của chính người tiêu dùng hiện nay. 

"Một điều mà các doanh nghiệp hiện nay cần phải phải lưu ý là Luật Tra soát chuỗi cung ứng từ Châu Âu. Với Luật Tra soát, các doanh nghiệp khi xuất khẩu sẽ bị kiểm tra toàn diện cả về lao động lẫn môi trường. Sản phẩm không chỉ phải sạch về môi trường và còn phải sạch về lao động", bà Nguyễn Thị Tuyết Mai nhấn mạnh.

Theo thống kê từ VITAS, dù đã cố gắng giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa nhưng hiện nay vẫn có hơn 50% nguồn cung nguyên phụ liệu ngành dệt may phải nhập khẩu từ nước ngoài. Việc chưa tự chủ được nguồn cung nguyên liệu khiến doanh nghiệp chưa thể khai thác triệt để lợi thế của ngành. 

Các thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn của Việt Nam đang ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ của nguyên phụ liệu cấu thành sản phẩm. Nhiều thị trường xuất khẩu lớn của dệt may Việt Nam như: Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có những quy định liên quan đến quy trình sản xuất thân thiện với môi trường. Đơn cử, Hoa Kỳ yêu cầu tuân thủ đạo luật chống lao động cưỡng bức có hiệu lực từ tháng 6/2022, hay các nước châu Âu cũng bắt đầu thực hiện các quy định truy xuất nguồn gốc với chuỗi cung ứng dệt may theo luật tra soát chuỗi cung ứng.

Cùng với những khó khăn do thiếu hụt đơn hàng, ngành dệt may đang chịu sức ép về quy định truy xuất nguồn gốc nguyên phụ liệu ở nhiều khâu trong chuỗi cung ứng. Xanh hóa sản xuất đã trở thành một yêu cầu bắt buộc với ngành dệt may để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thế giới.

Trao đổi với phóng viên Nhadautu.vn về vấn đề này, ông Phạm Quang Anh, nhà sáng lập kiêm CEO Công ty Dony cho biết: "Trước đây chúng tôi có xuất khẩu vào EU nhưng hiện nay thị trường này có nhiều quy định, tiêu chí khắt khe về nguồn gốc sản phẩm như truy xuất nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, quy trình sản xuất xanh, sản xuất bền vững...Với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất khó đáp ứng".

Theo ông Phạm Quang Anh, ngành dệt may trong nước phần lớn là các đơn hàng gia công nhờ vào sự cạnh tranh về lượng nhân công giá rẻ, nguồn lao động dồi dào. Hiện nay lao động giá rẻ dần không còn là lợi thế cạnh trạnh của dệt may Việt Nam như nhiều năm về trước. Vì thế mỗi doanh nghiệp cũng như toàn ngành cần có tầm nhìn và hướng đi mới.

"Hướng đi của Dony trong thời gian tới là không tập trung vào gia công vì giá lao động của Việt Nam, các chi phí khác hiện cũng tăng rất nhiều nên theo cá nhân tôi lâu dài Việt Nam sẽ giảm sút về may mặc trong lợi thế lao động", CEO của Dony nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean nhận định, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, xu hướng mua hàng của các nhà nhập khẩu may mặc lớn trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đang thay đổi. Các quốc gia này ưu tiên lựa chọn chuỗi cung ứng có khả năng sản xuất nhiều công đoạn, tập trung tại một địa điểm, đồng thời minh bạch toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm. Trong khi, dệt may Việt Nam đang thiếu tính liên kết theo chuỗi cung ứng, phụ thuộc nguyên liệu ngoại. 

Tự chủ nguồn nguyên liệu, hướng tới phát triển bền vững

Báo cáo từ Bộ Công Thương cho thấy, 87,7% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong quý I/2023 là nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước) với kim ngạch ước đạt 65,9 tỷ USD. Con số này cho thấy nền sản xuất công nghiệp của Việt Nam đang phụ thuộc khá lớn vào nguyên liệu từ bên ngoài. 

Empty

Để doanh nghiệp dệt may Việt Nam không chỉ là "xưởng gia công giá rẻ", doanh nghiệp cần chung tay đổi mới. Ảnh: Đức Hòa

"Để giảm phụ thuộc nguyên liệu, ngành dệt may đang đặt mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa giai đoạn 2021 - 2025 đạt 51- 55% và giai đoạn 2026 - 2030 đạt 56 - 60%", đại diện VITAS cho biết.

Với mong muốn nhanh chóng trở thành đơn vị cung ứng mặc hàng đồng phục hàng đầu Việt Nam cũng như xuất khẩu trong thời gian tới. Đại diện Công ty may mặc Dony cho biết, hiện doanh nghiệp này đã tự chủ được 100% nguyên liệu đầu vào và định hướng lâu dài là không tự biến mình thành đơn vị gia công.

Cùng suy nghĩ, ông Phạm Văn Việt đưa ra giải pháp cho ngành dệt may rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tư duy dài hạn về tái cấu trúc chuỗi cung ứng, cần định vị lại vị thế của mình. Không còn đơn thuần là gia công công đoạn (CMT) lợi nhuận thấp, thường xuyên bị ép giá mà phải sớm chuyển đổi sang FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế bán hành) hay OBM (sở hữu nhãn hiệu riêng). Nếu thiếu đi tư duy dài hạn và tầm nhìn lớn, doanh nghiệp Việt không thể tận dụng cơ hội này để đi sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM cho biết, tỷ lệ nhập khẩu nguồn nguyên phụ liệu ngành dệt may Việt Nam chủ yếu đến từ Trung Quốc và hiện vào khoảng 50-60%. Trung bình mỗi tháng, Việt Nam phải chi hơn 2 tỷ USD để nhập nguyên liệu, bao gồm bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày…, chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc.

"Việc tránh phụ thuộc nguyên phụ liệu Trung Quốc chắc chắn sẽ khó. Vì vậy, rất cần sự hỗ trợ ở khâu chính sách, cũng như sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau mạnh mẽ hơn thì mới có vượt qua trở ngại về sự phụ thuộc này nhằm tự chủ nguồn nguyên phụ liệu trong nước", ông Hồng phân tích. 

Đại diện các doanh nghiệp cũng cho rằng, việc đầu tư để tự chủ được nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may, thoát khỏi tình trạng "gia công" sản phẩm là vấn đề khá nan giải và cần chiến lược lâu dài. Trước mắt cần có sự chung tay của doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ chính sách từ nhà nước cũng như tư duy kinh doanh bứt phá từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực mang lại lợi nhuận tỷ đô cho ngành kinh tế nước nhà như dệt may. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ