Vì sao tiền ‘ầm ầm’ đổ vào thị trường chứng khoán?

Nhàđầutư
Trong phiên 10/1, thị trường đã phá kỷ lục về thanh khoản khi có 10,6 tỷ đồng đổ vào thị trường. Phiên 12/1 vừa qua thị trường ghi nhận kỷ lục này tiếp tục được xô đổ khi thanh khoản đạt gần 13 tỷ đồng. Nhìn một cách tổng thể, thanh khoản thị trường bình quân trong năm 2018 luôn ở mức rất cao.
HUY NGỌC
14, Tháng 01, 2018 | 11:07

Nhàđầutư
Trong phiên 10/1, thị trường đã phá kỷ lục về thanh khoản khi có 10,6 tỷ đồng đổ vào thị trường. Phiên 12/1 vừa qua thị trường ghi nhận kỷ lục này tiếp tục được xô đổ khi thanh khoản đạt gần 13 tỷ đồng. Nhìn một cách tổng thể, thanh khoản thị trường bình quân trong năm 2018 luôn ở mức rất cao.

Tính đến phiên giao dịch 10/1, thị trường đã đạt mức giá trị và khối lượng giao dịch cao nhất kể từ khi VN-Index ra đời. Tính ra, đã có đến hơn 10,3 nghìn tỷ đồng đổ vào thị trường.

Sau phiên giao dịch kỷ lục này, đã có những nhận định cho rằng, thanh khoản của VN-Index đạt mức kỷ lục là do chỉ số này đang tiệm cận ngưỡng 1.045 điểm, khá sát ngưỡng kháng cự rất mạnh là 1.050 điểm. Theo đó, áp lực chốt lời tăng mạnh ở hai nhóm cổ phiếu là dầu khí và ngân hàng cũng như nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm VN30 như VNM, MSN,…

Tuy vậy, phiên giao dịch ngày 12/1 tiếp tục ghi nhận thị trường lại ‘phá đỉnh’ về thanh khoản khi tổng giá trị giao dịch trên 3 sàn đạt đến hơn 12,5 nghìn tỷ đồng. Kịch bản tiếp tục được lặp lại ở nhóm dầu khí và ngân hàng. Lực bán quá mạnh khiến nhiều mã thuộc hai nhóm này giảm điểm rất mạnh. Phải nhờ tới bộ đội VIC-VRE, VN-Index mới duy trì được sắc xanh khi đóng cửa ở mức 1.050,11 điểm (+0,19%). Trong khi đó, áp lực bán mạnh ở nhóm cổ phiếu trụ khiến HNX-Index đóng cửa trong sắc đỏ khi lùi về mốc 120,76 điểm (-1,69%).

Thị trường tăng điểm hưng phấn, dòng tiền ‘cuồn cuộn’ chảy vào

Hai tuần giao dịch đầu tiên của năm 2018 ghi nhận VN-Index tăng điểm nhờ nhóm cổ phiếu dầu khí và ngân hàng. Ông Nguyễn Thế Minh, Phó giám đốc kiêm Trưởng nhóm Phân tích thị trường vốn, Khối khách hàng cá nhân, Công ty chứng khoán SSI, cho rằng: “Với market-cap rất lớn, các cổ phiếu thuộc hai nhóm này có thể dẫn dắt thị trường và kéo đà tăng chỉ số rất mạnh”.

Đặc biệt với nhóm ngân hàng, thời gian qua ghi nhận nhiều ngân hàng thông báo kết quả kinh doanh 2017 tích cực. Vietcombank báo lãi trước thuế kỷ lục 11.000 tỷ đồng; MBB báo cáo tài chính riêng lẻ ghi nhận lợi nhuận hơn 600 tỷ đồng,… Quan trọng nhất là các ngân hàng có thể đạt được lợi nhuận đột biến nhờ hoàn nhập tiền trích lập dự phòng trong quá trình xử lý các khoản nợ xấu.

Chẳng hạn như mới đây Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (mã STB) công bố đã xử lý được tổng cộng 19.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2017. Trong đó 2.800 tỷ đồng thu được từ thanh lý tài sản nhận cấn trừ nợ, 2.600 tỷ đồng thu được từ bán nợ (đã bán cho VAMC) theo giá thị trường và 14.200 tỷ đồng thu được từ tự xử lý, thu hồi nợ xấu và các khoản phải thu.

Ngay sau khi thông tin này được đưa ra, giá cổ phiếu STB đã tăng mạnh với lượng thanh khoản ‘khủng’, trong đó phiên 10/1 ghi nhận thanh khoản của STB đã đạt mức cao nhất kể từ khi niêm yết, hơn 24,1 triệu cổ phiếu, tương đương tổng giá trị gần 736 tỷ đồng.

‘Đây có thể coi là kết quả của việc Quốc hội ra nghị quyết về xử lý nợ xấu, khiến việc xử lý nợ xấu được thông thoáng hơn’, ông Minh cho biết.

Ngoài ra, theo ông Minh, nhiều thông tin vĩ mô tích cực khác, đặc biệt là việc dự trữ ngoại hối quốc gia đã lên tới 53 tỷ USD, là những yếu tố quan trọng tạo thêm niềm tin và sự hưng phấn cho nhà đầu tư.  

Đáng chú ý là, trong tuần vừa qua, thực hiện đề nghị giảm lãi suất của Thủ tướng Chính phủ, một số ngân hàng lớn đã thông báo bắt đầu cắt giảm lãi suất cho vay đối với những lĩnh vực ưu tiên. Cụ thể, VCB giảm mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đã xuống còn 6%/năm, Agribank giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 6,5%/năm xuống còn tối đa 6,0%/năm và lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8%/năm xuống còn từ 7,5%/năm. Đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2018.

Ngoài các yếu tố vĩ mô, ông Minh cũng lưu ý một nhân tố khác khiến thị trường tăng điểm và thanh khoản tốt là nhóm midcapsmall cap, đặc biệt là các cổ phiếu bất động sản. ‘Quý IV thường là thời điểm của các mã bất động sản khi có thông tin về  kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này. Hiện tại, chưa nhiều doanh nghiệp thông báo kết quả tài chính, nhưng dòng tiền thời gian qua đang có xu hướng dịch chuyển dần sang nhóm này’, ông Minh nhận xét.   

Dễ thấy, phiên 13/1 vừa qua ghi nhận hai cổ phiếu bất động sản là VIC - VRE đồng loạt ‘phá đỉnh’ khi lần lượt đạt mức giá 85.400 đồng/cổ phiếu và 55.000 đồng/cổ phiếu.  

Một yếu tố quan trọng khác là dòng tiền tích cực từ khối ngoại. Từ phiên giao dịch đầu năm (2/1/2018) đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục mua ròng trong tất cả các phiên giao dịch.

NDTNN

 

Trong năm 2017, mặc dù nhiều công ty chứng khoán đã tiến hành phát hành trái phiếu tăng vốn và cùng với đó là sự đổ bộ của  nhiều công ty chứng khoán nước ngoài. Tuy nhiên theo ông Minh, mặc dù market cap và thanh khoản thị trường tăng mạnh năm 2017 nhưng các công ty chứng khoán đã rất chậm trễ trong việc xử lý vấn đề margin.

‘Tuy tình trạng căng margin đã xảy ra lâu nhưng có thể thấy chỉ số không giảm, thanh khoản liên tục tăng. Thậm chí phiên 12/1 thanh khoản xác lập đỉnh cao mới. Rõ ràng, dòng tiền margin không có sự chi phối trên thị trường’, ông Minh nói và cho rằng dòng tiền margin sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ