Vì sao tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh thấp và tiến độ dự án đầu tư chậm?

Nhàđầutư
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Khoá XVII, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Tú Anh đã đăng đàn trả lời các nội dung liên quan đến tăng trưởng kinh tế thấp nhất so với các tỉnh khác và tiến độ các dự án đầu tư chậm.
V.TUÂN - H.LONG
09, Tháng 07, 2020 | 17:13

Nhàđầutư
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Khoá XVII, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Tú Anh đã đăng đàn trả lời các nội dung liên quan đến tăng trưởng kinh tế thấp nhất so với các tỉnh khác và tiến độ các dự án đầu tư chậm.

IMG_5631

Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu HĐND về tăng trưởng kinh tế thấp và tiến độ các dự án đầu tư chậm 

Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh cho biết, những năm qua kinh tế Hà Tĩnh tăng trưởng cao, năm 2018 tăng trưởng kinh tế đạt mức 20,65%, năm 2019 đạt gần 10% những kết quả đó tạo kỳ vọng cho năm 2020 Hà Tĩnh sẽ có đà tăng trưởng kinh tế cao. Nhờ sự đóng góp từ khu vực sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ và các dự án lớn.

Tuy nhiên triển khai nhiệm vụ 2020 trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn thách thức cũng là tình hình chung của cả nước. Đặc biệt là dịch vụ Covid-19 tác động sâu rộng trực tiếp mọi mặt đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế 6 tháng đầu năm 2020. Tốc độ tăng trưởng ước đạt 0,1%, thấp nhất so với các tỉnh trong khu vực.

Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 thấp, Giám đốc Sở KH&ĐT chỉ ra nguyên nhân chủ yếu là do ngành công nghiệp tăng thấp và khu vực thương mại, dịch vụ giảm mạnh.

Trong đó, ngành công nghiệp đóng góp 0,7 điểm phần trăm trong tăng trưởng chung; xây dựng góp 0,4 điểm phần trăm; khu vực thương mại, dịch vụ giảm 1,21 điểm phần trăm; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tính đóng góp 0,23 điểm phần trăm.

Tư lệnh ngành KH&ĐT khẳng định, những năm qua, kinh tế Hà Tĩnh tăng trưởng cao nhờ hoạt động sản xuất công nghiệp, trong đó chủ yếu là thép của Công ty Formosa (FHS) và bia Sài Gòn. Tuy nhiên, do sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phôi thép, thành phẩm của dự án gang thép Formosa giảm mạnh khiến GRDP của Công ty Fomosa 6 tháng đầu năm 2020 giảm 102 tỷ so với cùng kỳ 2019 (trong khi đó 6 tháng 2019 tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2018).

Mặc dù vậy, ngay sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, tốc độ tăng trưởng đã bắt đầu có dấu hiệu tích cực.

Về việc trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều dự án đầu tư công và xã hội hóa đã được đồng ý chủ trương nhưng chậm hoặc không triển khai thực hiện; một số đã quá thời hạn cam kết đầu tư được Ủy ban nhân dân tỉnh gia hạn nhiều lần nhưng vẫn chậm triển khai”.

IMG_5650

 

Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết: Nhóm dự án đã được bố trí kế hoạch vốn có tiến độ triển khai và giải ngân chậm gồm có: 11 dự án với tổng số vốn 412,5 tỷ đồng được bổ sung vốn NSTW từ nguồn dự phòng và vốn điều chỉnh giảm các dự án quan trong quốc gia; 12 dự án sử dụng vốn nước ngoài với tổng số vốn 701,8 tỷ đồng, nhưng mới giải ngân được 178,8 tỷ đồng; vốn chương trình MTQG xây dựng NTM mới giải ngân được 23,291 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn có một số dự án được giao kế hoạch vốn lớn nhưng tiến độ triển khai và giải ngân còn chậm như: Dự án Hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, Kênh chính Linh Cảm thuộc Hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang giai đoạn II...

Hiện tại, trong nhóm dự án đã được bố trí vốn nhưng chưa triển khai vẫn còn 23 dự án với tổng số vốn còn thiếu là trên 440 tỷ đồng và nhóm các dự án đã được thống nhất, phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng chưa được bố trí vốn có 40 dự án với tổng mức đầu tư 1.330 tỷ đồng chưa cân đối, huy động được nguồn để triển khai.

Theo Giám đốc Sở KH&ĐT, nguyên nhân của vấn đề này là nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn lớn, trong khi đó, nguồn lực đầu tư từ ngân sách hạn chế; quy trình thủ tục thực hiện đầu tư rườm rà, nhiều, phải đến xin ý kiến phê duyệt nhiều nơi; còn có sự chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành. Ngoài ra, còn vì nhiều nguyên nhân chủ quan khác như: các địa phương vào cuộc chậm, vướng giải phóng mặt bằng..

Tại kỳ họp, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến vấn đề tăng trưởng kinh tế thấp nhất khu vực và tiến độ các dự án đầu tư triển khai chậm. Nhiều ý kiến chất vấn trực tiếp xoay quanh các nội dung cụ thể nguyên nhân chủ quan dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp.

106d4150345t31928l0

Đại biểu Đoàn Đình Anh (Tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên) chất vấn tại kỳ họp

Trong đó, trả lời câu hỏi đại biểu Đoàn Đình Anh (Tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên) chất vấn: Cơ sở nào để xác định mục tiêu tăng trưởng của Hà Tĩnh trong 6 tháng cuối năm là 10,6%? Tại sao nhiều dự án được các nhà đầu tư lựa chọn dù đã được quảng bá nhưng lại không thể thực hiện?

Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh khẳng định, trên cơ sở kỳ vọng vào đà tăng trưởng của Formosa; 6 tháng cuối năm công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện sẽ quyết liệt hơn nên việc đặt chỉ tiêu tăng trưởng 10,6% là có cơ sở.

Đối với câu hỏi vì sao các dự án đầu tư lớn chậm triển khai, tư lệnh ngành KH&ĐT Hà Tĩnh cho rằng, do quá trình thực hiện dự án rất nhiều bước (13 bước). Tổng thời gian thực hiện đối với 1 dự án nếu làm căn cơ, bài bản phải mất 2 - 5 năm. “Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố” – ông Tú Anh nhấn mạnh.

Bày tỏ sự không hài lòng với trả lời của Giám đốc Sở KH&ĐT về thời hạn để làm thủ tục cho 1 dự án đầu tư 2 - 5 năm là quá dài, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn phản hồi, đặt câu hỏi nghi ngờ phải chăng “chậm hay nhanh là tùy thuộc vào chúng ta”?!

a

Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn phản hồi, đặt câu hỏi nghi ngờ phải chăng “chậm hay nhanh là tùy thuộc vào chúng ta”?!

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn cho rằng, tốc độ tăng trưởng 0,1% cũng là một sự cố gắng trong bối cảnh khó khăn chung. Tuy nhiên, ông Sơn cũng đề nghị các đơn vị cần phải xem lại trách nhiệm của mình, xem lại cơ chế chính sách, vận hành, lãnh đạo, chỉ đạo và sản phẩm đầu ra như thế nào.

Đồng thời, phải mạnh dạn nhìn thẳng, trả lời thỏa đáng, gắn trách nhiệm với người đứng đầu. Bởi rằng, nếu không làm rõ, nhìn được mình thì không thể hoàn thành mục tiêu đề ra.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ