Vì sao sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao còn khiêm tốn?

Nhàđầutư
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa trao chứng nhận sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt tiêu chuẩn 5 sao cho 20 sản phẩm đầu tiên trong cả nước sau hơn 4 năm thực hiện chương trình này theo Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
AN HÒA
17, Tháng 09, 2022 | 21:50

Nhàđầutư
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa trao chứng nhận sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt tiêu chuẩn 5 sao cho 20 sản phẩm đầu tiên trong cả nước sau hơn 4 năm thực hiện chương trình này theo Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

anh do doanh nghiep cung cap ho quang tri

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan (bên trái) trao chứng nhận OCOP 5 sao cho sản phẩm gạo ST 24 của doanh nghiệp Hồ Quang Trí (Sóc Trăng). Ảnh do doanh nghiệp cung cấp

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam, thì mặc dù sản phẩm OCOP phát triển nhanh về số lượng nhưng sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4,5 sao còn rất khiêm tốn.

Đây chính là một thách thức rất lớn trong thực hiện mục tiêu đến năm 2025 cả nước có từ 400 - 500 sản phẩm OCOP 5 sao như Quyết định 919/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025.

sau tia

Nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP đang rất cần được hỗ trợ để nâng cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao. Ảnh An Hòa

Ông Nguyễn Minh Phương, Giám đốc Công ty công ty TNHH MTV Minh Đức Thành (Cần Thơ) cho biết, từ năm 2017, bên cạnh phát triển vùng nuôi cá tra nguyên liệu, doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ chế biến nhiều sản phẩm từ con cá tra. Hiện nay, doanh nghiệp đã cung cấp cho thị trường hàng chục sản phẩm chế biến từ cá tra với nhãn hiệu Kocana.

Năm 2021, 7 sản phẩm của doanh nghiệp gồm: khô cá tra một nắng, khô cá lóc một nắng, khô cá tra sấy ăn liền, cá tra phi lê sấy khô, cá lóc phi lê sấy khô, cá rô phi phi lê sấy khô và cá sặc rằn sấy khô được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao.

"Từ khi các sản phẩm Kocana đạt OCOP 4 sao, doanh số bán hàng tốt hơn, sản phẩm được khách hàng biết đến nhiều hơn. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì nhãn mác, tiến tới nâng cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao", ông Phương cho hay.

Tuy nhiên, ông Phương cũng cho rằng với những quy định hiện hành thì việc nâng cấp sản phẩm OCOP 4 sao, lên 5 sao không hề đơn giản.

Những khó khăn của các chủ thể sản phẩm OCOP đang gặp phải hiện nay là chi phí để nâng cấp dây chuyền, quy mô sản xuất, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn là rất lớn.

Bên cạnh đó việc đạt được khung điểm cao nhất 90-100 điểm theo các tiêu chí đòi hỏi các chủ thể phải là đơn vị sản xuất kinh doanh chuyên nghiệp, có hệ thống phân phối sản phẩm rộng và có sản phẩm được thị trường thế giới chấp nhận.

Đồng quan điểm đó, ông Nguyễn Phú Tia, Chủ cơ sở rượu mận 6 Tia (Thốt Nốt-Cần Thơ) cho biết, sau nhiều năm nghiện cứu, sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường, năm 2020 "rượu mận 6 Tia" đã được địa phương công nhận sản phẩm OCOP 4 sao.

"Hiện nay cơ sở chúng tôi cũng đang nhờ cơ quan chức năng hướng dẫn đăng ký sản phẩm OCOP 5 sao, tuy nhiên cơ sở sản xuất của tôi đang gặp khó khăn với những quy định tính điểm như: phải xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, đầu tư cải tiến, thiết bị, công nghệ nâng công suất sản xuất và phát triển hệ thống phân phối quy mô trên toàn quốc, xuất khẩu", ông Tia nói

Ông đề xuất, để có thể khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP thì Nhà nước cần ban hành chính sách hỗ trợ cụ thể về đất đai, thuế và chính sách tín dụng lãi suất thấp để các cơ sở sản xuất OCOP có nguồn lực ban đầu để hình thành hệ thống sản xuất ổn định.

Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ-Nguyễn Văn Sử cho rằng: Các chủ thể sản phẩm OCOP hiện nay chủ yếu là cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, doanh nghiệp mới hình thành với năng lực rất hạn chế.

Do đó, để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP, các chủ thể sản xuất rất cần các nguồn lực hỗ trợ hoàn thiện đầu tư máy móc, thiết bị, hoàn thiện quy trình sản xuất, bao bì, nhãn mác và quảng bá sản phẩm; kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp từng bước đưa các sản phẩm OCOP đặc trưng vào các chuỗi các cửa hàng tiện ích, hệ thống các siêu thị…

Từ đó, góp phần nâng tầm giá trị cho sản phẩm OCOP tại thị trường nội địa và xuất khẩu, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng bền vững.

Tỉnh An Giang là một trong số những địa phương có nhiều sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang: Hiện tại địa phương mới chỉ có 62 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên là chưa tương xứng với tiềm năng. Nhìn lại 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao đều thuộc về chủ thể là Tập đoàn Lộc Trời-đơn vị sản xuất quy mô lớn nhất nhì của tỉnh.

Trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh An Giang cũng gặp phải một số khó khăn như: Các chủ thể kinh tế chỉ mới tập trung vào hoàn thiện các sản phẩm đã có, chưa thật sự quan tâm phát triển các sản phẩm mớivà các sản phẩm gắn với vùng nguyên liệu, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, đặc sản của địa phương; Quy mô sản xuất kinh doanh của các chủ thể còn hạn chế.

Nguồn lực triển khai Chương trình còn hạn chế, chủ yếu là lồng ghép và từ  nội lực của chủ thể kinh tế; một số cơ chế  hỗ trợ chưa được cụ thể hóa, chưa chú trọng đến phát triển theo chuỗi giá trị, vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến,…dẫn đến những khó khăn trong quá trình triển khai và công tác vận động chủ thể kinh tế tham gia. 

Nhiều chủ thể kinh tế chưa hiểu rõ về định hướng, yêu cầu của Chương trình OCOP, đặc biệt là các quy định của pháp luật trong sản xuất và phân phối sản phẩm.

Một số sản phẩm mang tính mới (sản phẩm từ yến), một số làng nghề (rèn, đan lác,…) nguồn nguyên liệu chưa có nhiều tại địa phương nên gặp khó khăn trong việc đánh giá, phân hạng sản phẩm. 

Một số sản phẩm tham gia đánh giá còn chồng chéo giữa các ngành quản lý nên chủ thể còn gặp khó khăn trong thực hiện các thủ tục liên quan về an toàn thực phẩm, đủ điều kiện sản xuất kinh doanh, công bố chất lượng sản phẩm.

Tính đến ngày 31/8/2022, cả nước đã có 8.478 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 65,4% sản phẩm 3 sao, 33,4% sản phẩm 4 sao, 1,0% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2 % sản phẩm 5 sao. Trong hơn 4.351 chủ thể OCOP, thì hợp tác xã chiếm 38,3%, doanh nghiệp chiếm 26,1%, cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh chiếm 33,3%, còn lại là tổ hợp tác sản xuất.

Trong tổng số 20 sản phẩm được Hội đồng thẩm định Trung ương chứng nhận là sản phẩm OCOP 5 sao thì TP. Hà Nội có đến 4 sản phẩm. Tiếp đến là tỉnh Quảng Ninh có số lượng sản phẩm OCOP được chứng nhận 5 sao nhiều thứ hai của cả nước với 3 sản phẩm đều làm từ ngọc trai.

Các tỉnh: Hà Giang, Lâm Đồng, An Giang, Thái Nguyên - mỗi địa phương có 2 sản phẩm OCOP 5 sao.

Các tỉnh: Thanh Hóa, Sơn La, Kon Tum và Sóc Trăng mỗi địa phương có 1 sản phẩm đạt chuẩn sản phẩm OCOP 5 sao.

Sản phẩm đạt OCOP 5 sao được Bộ NN&PTNT cấp Giấy chứng nhận, được sử dụng biểu trưng và tem OCOP quốc gia trên bao bì, nhãn mác và các tài liệu giới thiệu, quảng bá về sản phẩm theo quy định. Kết quả phân hạng có giá trị 36 tháng, kể từ ngày công nhận.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ