Đồng bằng sông Cửu Long có nên 'sản xuất ít hơn để được nhiều hơn'?

Nhàđầutư
Nhu cầu gạo thương mại toàn cầu năm 2022 tăng mạnh, gạo Việt Nam xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm tăng 20% so với cùng kỳ, nhưng giá trị xuất khẩu giảm. Điều này một lần nữa đặt ra câu hỏi có nên giảm sản xuất lúa gạo, chuyển sang cây trồng khác để nâng cao giá trị trên cùng đơn vị sản xuất.
AN HÒA
27, Tháng 08, 2022 | 09:45

Nhàđầutư
Nhu cầu gạo thương mại toàn cầu năm 2022 tăng mạnh, gạo Việt Nam xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm tăng 20% so với cùng kỳ, nhưng giá trị xuất khẩu giảm. Điều này một lần nữa đặt ra câu hỏi có nên giảm sản xuất lúa gạo, chuyển sang cây trồng khác để nâng cao giá trị trên cùng đơn vị sản xuất.

ung dung tien bo san xuat

Ứng dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm là xu thế bắt buộc trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Ảnh HX

"Sản xuất ít để được nhiều hơn"

 "Sản xuất ít hơn để được nhiều hơn" đó là ý kiến định hướng của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan tại sự kiện AGRITECHNICA ASIA LIVE 2022 vừa diễn ra tại TP. Cần Thơ.

Sản xuất ít hơn theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan là đã đến lúc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa không nên chạy theo số lượng xuất khẩu nhiều triệu tấn/năm nhưng giá trị thu về thấp, đời sống của đại bộ phận người nông dân còn khó khăn thì việc xuất khẩu đạt sản lượng cao chưa phải là niềm vui trọn vẹn.

Theo Bộ trường Lê Minh Hoan, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng năm 2021, giá trị gia tăng tổng sản phẩm ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng 1,6%, chiếm 32,2% giá trị gia tăng tổng sản phẩm trên địa bàn toàn vùng và chiếm 31,3% giá trị gia tăng tổng sản phẩm toàn ngành nông nghiệp cả nước.

ĐBSCL đứng đầu cả nước về sản lượng gạo, tôm nước lợ, cá tra và trái cây, với 24,5 triệu tấn thóc (chiếm 55,4% cả nước), 0,78 triệu tấn tôm (chiếm 83,5%), 1,47 triệu tấn cá tra (chiếm 98%) và 4,3 triệu tấn trái cây (chiếm 60%).

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, vùng ĐBSCL đang đứng trước 5 thách thức lớn trong bước đường phát triển sắp tới.

Các thách thức đó là, ĐBSCL là một trong những vùng hứng chịu nặng nề nhất tác động biến đổi khí hậu; tác động phía thượng nguồn sông Mê Kông do các hoạt động kinh tế sử dụng nguồn nước, như thủy điện, chuyển nước khỏi lưu vực hệ thống, suy giảm diện tích rừng, thay đổi dòng chảy, lượng nước, phù sa sụt giảm trầm trọng khi vào đến địa phận Việt Nam.

Thách thức thứ hai là việc thâm canh lúa 3 vụ dẫn đến sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe và chất lượng, an toàn thực phẩm. Những hạn chế, yếu kém nội tại của nền sản xuất nhỏ, thiếu liên kết chậm được khắc phục, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều yếu kém, thiếu hạ tầng logistics phục vụ kinh tế nông nghiệp, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế là thách thức lớn để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL.

Thách thức thứ ba là tình trạng khai thác tài nguyên cát sỏi, nguồn nước ngầm, xây dựng hạ tầng, nhà ở ven sông cùng với các hoạt động kinh tế khác gây nên tổn thương lớn đến vùng châu thổ và sự phát triển bền vững.

Thách thức thứ tư là, biến động thị trường khó lường, nhất là thị trường quốc tế, các tiêu chuẩn kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt hơn, biến chuyển xu thế tiêu dùng xanh trên thế giới đòi hỏi tiêu chuẩn an toàn ngày càng cao.

Thách thức thứ năm là, tư duy sản xuất manh mún, mùa vụ của một bộ phận nông dân.

Kinh tế hộ vẫn là chủ lực, kinh tế trang trại chưa trở thành động lực để thúc đẩy hộ gia đình vươn lên sản xuất lớn. Hợp tác xã nông nghiệp phát triển chậm và đang còn nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp nông nghiệp phần lớn là nhỏ, siêu nhỏ, chưa phát huy được vai trò chủ đạo trong dẫn dắt chuỗi giá trị sản xuất. Hợp tác, liên kết sản xuất "cánh đồng lớn" chỉ đạt 26,8% tổng diện tích canh tác lúa của vùng.

Thêm vào đó, sự điều phối theo chuỗi ngành hàng, tính liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương để phát triển các sản phẩm chủ lực chưa được chú trọng.

lua HG 1 1

ĐBSCL có nên giảm diện tích trồng lúa? Ảnh An Hòa

An ninh lương thực có phải là "vòng kim cô"?

"ĐBSCL chỉ chiếm 12% diện tích, 18% dân số của cả nước nhưng đang phải đảm nhận vai trò sản xuất 60% sản lượng lúa cho cả nước, 90% gạo xuất khẩu hàng năm được sản xuất tại vùng này. Ngoài ra vùng ĐBSCL còn đóng góp đến 70% sản lượng thủy, hải sản, trái cây cho cả nước.

Thế nhưng dù là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước nhưng trong những năm qua vùng này có tốc độ phát triển chậm hơn các vùng kinh tế khác, thu nhập của người trực tiếp làm ra "con cá, hạt lúa, củ khoai" còn rất thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, tỷ lệ dân di cư đến các vùng kinh tế khác ở mức báo động", đó là nhận định từ bản báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright thực hiện.

TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright cho rằng, trên thế giới chưa có quốc gia nào giàu lên từ trồng lúa, chừng nào chúng ta còn tự hào vì xuất khẩu gạo thứ hai, thứ ba thế giới, còn giao trách nhiệm đảm bảo an ninh lương lương thực thì người dân ở vùng ĐBSCL vẫn còn nghèo.

"Thay đổi quan điểm về an ninh lương thực là tiền đề then chốt cho việc thay đổi tầm nhìn về ĐBSCL.

Việc áp dụng quan điểm "an ninh lương thực" mới, trong đó chú trọng khả năng tiếp cận, chất lượng, sự an toàn, khả năng chống chịu và thích nghi trước những cú sốc về kinh tế và môi trường, sẽ cho phép các địa phương chỉ phải giữ một diện tích đất lúa đủ cho tiêu dùng nội địa và dự trữ/xuất khẩu ở một tỷ lệ nhất định, sau đó chuyển đổi mục đích một cách linh hoạt sang các hoạt động có năng suất và giá trị cao hơn.

Giảm bớt thâm canh lúa cũng giúp giảm ô nhiễm môi trường, khôi phục chất lượng đất, giảm phát thải CO2, đồng thời tạo điều kiện cho ĐBSCL xây dựng các vùng chuyên canh nông nghiệp quy mô lớn và hình thành các đô thị động lực với cơ sở hạ tầng hiện đại", TS Vũ Thành Tự Anh khuyến nghị.

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030 được Quốc hội thông qua đặt chỉ tiêu giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa, trong đó, khu vực ĐBSCL chiếm khoảng 50% diện tích (1,678 triệu ha), giảm hơn 88.000ha so với năm 2020.

Như vậy, theo quy hoạch thì đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vùng ĐBSCL vẫn là vùng trọng điểm sản xuất lương thực.

Thực tế cho thấy việc chuyển đổi diện tích trồng lúa sang vật nuôi, cây trồng khác cũng không dễ dàng và đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng và cần có thời gian để người nông dân thích nghi. Đơn cử chỉ mỗi việc chuyển đổi, giảm bớt mùa vụ cũng không hề đơn giản.

Việc chuyển đổi mùa vụ phải phù hợp theo thời tiết, khí hậu của từng vùng chứ không thể áp dụng chung một công thức cho tất cả các vùng sinh thái. Việc cắt giảm bớt mùa vụ như mỗi năm chỉ làm 1-2 vụ lúa thì có việc làm nào thay thế mang lại thu nhập cho người nông dân lúc cho đất nghỉ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ