Vì sao nhà đầu tư ngoại "thèm muốn" các công ty tài chính của Việt Nam, bất chấp công ty đó lỗ nặng?
Lần lượt các tập đoàn nước ngoài ngỏ ý với Chính phủ Việt Nam cho phép được mua lại các công ty tài chính, cho thuê tài chính trong thời gian gần đây.

Mới đây, công ty Srisawad Corporation của Thái Lan đã có công văn gửi đến Chính phủ với mong muốn được mua lại 100% vốn của Agribank tại công ty cho thuê tài chính ALCI. Công ty này cho biết sẵn sàng trả cho Agribank đầy đủ vốn điều lệ ban đầu và toàn bộ số tiền nợ gốc do ALCI đã vay của Agribank trong thời gian hoạt động (tổng cộng khoảng 523 tỷ đồng), đồng thời thừa kế toàn bộ công nợ hiện tại của ALCI.
Đáng chú ý là ALCI đang bị thua lỗ và âm vốn chủ sở hữu khá nặng. Tính đến cuối năm 2017, ALC I có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, dư nợ cho thuê là hơn 586 tỷ đồng. Lãi trước thuế của công ty năm 2017 là hơn 19 tỷ đồng nhưng lỗ lũy kế lại ở mức 714 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu bị âm 437 tỷ đồng.
Cách đây vài ngày, trong một cuộc gặp với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Công ty dịch vụ tài chính Aeon (Nhật Bản) bày tỏ mong muốn mở rộng hoạt động sang đầu tư tài chính tại Việt Nam thông qua mua lại các công ty tài chính nước ngoài hoặc các công ty tài chính có cổ phần của nhà nước.
Trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, nhóm các công ty tài chính đang dẫn đầu về khả năng sinh lời. Tại thời điểm hết quý 3/2018 (số liệu mới nhất), chỉ số ROA và ROE của các công ty tài chính, cho thuê tài chính đạt 3,02% và 13,83%, cao hơn nhiều so với các ngân hàng.
Với các công ty làm ăn khấm khá, việc hấp dẫn nhà đầu tư không có gì là lạ, thế nhưng ngay cả những công ty thua lỗ nặng nề mà vẫn được nhà đầu tư "nhòm ngó" và mong muốn sở hữu thì quả là khó lý giải.
Chúng tôi đã đem vấn đề này trao đổi với chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực, và ông chỉ ra 3 nguyên nhân chính.
Thứ nhất, tiềm năng phát triển tài chính tiêu dùng của Việt Nam còn rất lớn. Theo số liệu mới công bố gần đây thì hiện nay, tổng tín dụng tiêu dùng của Việt Nam chiếm khoảng 18% tổng dư nợ nền kinh tế. Nếu bóc tách rõ ràng phần tín dụng liên quan đến nhà ở thì thực chất, tín dụng tiêu dùng cũng chỉ tương đương khoảng 12% trong tổng dư nợ nền kinh tế. Trong khi đó, ở người láng giềng Trung Quốc, tỷ lệ này là 21%, ASEAN là khoảng 34%. Rõ ràng, lĩnh vực này còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong thời gian tới.
Thứ hai là giá mua hiện nay, theo ông Lực là khá phù hợp, tương đối hấp dẫn vì chỉ số P/E tại Việt Nam hiện nay đã được điều chỉnh khoảng 13-14 lần.
Thứ ba là khoản đầu tư mua các công ty tài chính đó không phải là quá lớn, phù hợp với chiến lược, mang tính chất thăm dò thị trường, thâm nhập thị trường của các tổ chức nước ngoài.
Ông Lực cũng cho rằng, ở trường hợp công ty cho thuê tài chính của Agribank dù bị thua lỗ nhưng vẫn được NĐT nước ngoài quan tâm vì mức giá mua không quá cao, tương đối phù hợp. "Nhà đầu tư hẳn cũng đã nghiên cứu rất kỹ cơ hội và nhận thấy tiềm năng phát triển ở đó", ông nói.
Trên thực tế, xu hướng thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua việc mua lại các công ty tài chính đã diễn ra trong 3 năm trở lại đây. Hồi đầu tháng 1/2019, Shinhan Card đã chính thức được NHNN chấp thuận việc mua lại toàn bộ công ty tài chính Prudential ở Việt Nam. Shinhan Card đã phải bỏ ra khoảng 151 triệu USD tương đương 3.400 tỷ đồng cho thương vụ. Tổng Giám đốc của công ty này cho biết luôn coi Việt Nam là thị trường nước ngoài trọng điểm để đầu tư và sẽ tập trung vào lĩnh vực tài chính tiêu dùng có nhiều tiềm năng.
Cuối năm ngoái (2018), Lotte cũng đã hoàn tất bước thủ tục pháp lý cuối cùng trong thương vụ mua lại Techcom Finance, giá trị thương vụ M&A này lên tới 1.700 tỷ đồng. Trước đó, Shinsei Bank (Nhật Bản) hồi tháng 9/2017 cũng đã mua lại 49% vốn của Công ty Tài chính MB Shinsei từ Ngân hàng Quân đội (MB).
Cách được ưa chuộng nhất khi các tập đoàn nước ngoài thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam thường là mua đứt các công ty tài chính thay vì thành lập mới. Ông Cấn Văn Lực giải thích, bởi thành lập công ty tài chính mới hoàn toàn ở Việt Nam còn nhiều khó khăn về pháp lý và thủ tục. Hơn nữa, mức giá để mua các công ty tài chính theo ông quan sát thời gian qua cũng khá phù hợp. Theo đó, thay vì phải bỏ nhiều tiền, mất nhiều thời gian để thành lập mới thì mua đứt các công ty tài chính có nhiều ưu điểm hơn, Chính phủ Việt Nam cũng rất hoan nghênh sự tham gia của các NĐT ngoại.
Sự đổ bộ của các nhà đầu tư nước ngoài dự báo sẽ mang đến cuộc cạnh tranh khốc liệt trong mảng tài chính tiêu dùng những năm tới. Sân chơi này hiện đang được các công ty tài chính nội địa chiếm lĩnh, trong đó dẫn đầu là những cái tên FE Credit, HD Saison,....
Tuy nhiên, là những nhà bán lẻ với các trung tâm thương mại lớn, Lotte hay Aeon đang có nhiều lợi thế để cạnh tranh ở thị trường ngách khi xây dựng một công ty tài chính riêng, cho vay tiêu dùng để hoàn thiện chuỗi giá trị của mình. Giới quan sát cũng kỳ vọng rằng, những nhà bán lẻ lớn trong nước như Vinmart, Thế giới di động,...cũng sẽ có những bước đi tương tự, và khi đó, thị trường tài chính tiêu dùng sẽ ngày càng được hoàn thiện và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Theo Tri thức trẻ
- Cùng chuyên mục
Nhóm cổ phiếu nào hưởng lợi từ Nghị quyết 68?
Theo chuyên gia VNDirect, nhiều nhóm ngành như năng lượng, vật liệu xây dựng, hạ tầng và công nghệ, ngân hàng, bất động sản… sẽ được hưởng lợi từ các chính sách ưu tiên hoặc tháo gỡ khó khăn của Chính phủ.
Tài chính - 13/05/2025 15:31
Thị trường đón nhiều tin vui nên mua cổ phiếu nào?
Chứng khoán liên tiếp đón tin vui về thuế quan, KRX vận hành, số lượng tài khoản mở mới tăng cao. Nhóm dẫn sóng không thể thiếu cổ phiếu ngân hàng.
Tài chính - 13/05/2025 11:13
Cổ phiếu VPL tăng hết biên độ, vốn hóa đạt gần 6 tỷ USD
Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên, mã VPL của CTCP Vinpearl đã tăng hết biên độ (20%) đạt 85.500 đồng/CP. Tính theo mức này, vốn hóa VPL đạt hơn 153.327 tỷ đồng, tương đương khoảng 5,9 tỷ USD.
Tài chính - 13/05/2025 09:43
Thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt tác động thế nào đến VN-Index?
Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung với kết cục có hậu, dù chỉ tạm thời đã đem lại nhiều thông tin cực cho giới đầu tư tải chính. Các chuyên gia dự báo lạc về VN-Index.
Tài chính - 13/05/2025 06:45
Hiệu ứng tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung, VN-Index tăng gần 15 điểm
Cổ phiếu TCB là điểm nhấn lớn nhất trên thị trường khi tăng 6,5% đạt 29.400 đồng/CP, đây cũng là mức giá đỉnh của cổ phiếu này.
Tài chính - 12/05/2025 16:15
Nhóm ông Bùi Thành Nhơn bán tiếp cổ phiếu, Novaland khẳng định không có sự tháo chạy
Tổ chức và cá nhân liên quan ông Bùi Thành Nhơn đăng ký bán gần 19 triệu cổ phiếu NVL. Novaland khẳng định không có sự tháo chạy mà bán để giúp tập đoàn cơ cấu nợ.
Tài chính - 12/05/2025 14:55
Vietravel trước thềm tăng vốn: Doanh thu càng tăng, lợi nhuận càng ‘teo tóp’
Trong bối cảnh ngành du lịch khởi sắc sau dịch, Vietravel ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh 3 năm qua, song lợi nhuận ngày càng giảm, biên lợi nhuận chỉ khoảng 0,5%.
Tài chính - 11/05/2025 08:40
Doanh nghiệp tư nhân sắp được hưởng lãi suất ưu đãi sau Nghị quyết 68?
Hệ thống ngân hàng có vai trò lớn trong giúp khối kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực quan trọng nhất theo Nghị quyết 68. ACB đã tiên phong tung gói vay ưu đãi lãi suất thấp hơn 2% lãi thông thường.
Tài chính - 11/05/2025 07:50
Chủ tịch Hoàng Quân: Giá cổ phiếu phản ánh đúng thực tế công ty
Chủ tịch Hoàng Quân Trương Anh Tuấn cho rằng dù vốn điều lệ tăng gấp mấy trăm lần kể từ khi thành lập nhưng giá cổ phiếu lại giảm. Điều này phản ánh đúng giá trị thực tại của công ty.
Tài chính - 10/05/2025 16:24
Viconship khởi động kế hoạch chia cổ phiếu tỷ lệ 25%
Viconship có kế hoạch chia cổ tức và thưởng cổ phiếu 2024 tỷ lệ lên đến 30%, cao nhất tính từ 2018. Trong đó, công ty trả tiền mặt 5% và cổ phiếu 25%.
Tài chính - 10/05/2025 13:07
HAGL ở đâu trong ‘bữa tiệc’ ngành chăn nuôi heo?
HAGL đã bỏ lỡ sóng tăng ngành chăn nuôi heo suốt từ năm 2024 đến quý I năm nay vì dừng nuôi khi giá xuống thấp. Doanh nghiệp cho biết đã tái đàn trở lại.
Tài chính - 10/05/2025 08:10
Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025
Nếu TCH hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2025 (1.600 tỷ đồng), đây sẽ là kết quả lãi ròng cao nhất của công ty trong lịch sử hoạt động.
Tài chính - 09/05/2025 16:20
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động phức tạp, giới chuyên gia kỳ vọng Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là một trong các động lực quan trọng với thị trường chứng khoán trong nước.
Tài chính - 09/05/2025 13:46
Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ
Trong 3 năm tới, Đất Xanh sẽ không chào bán cổ phiếu cho cổ đông nữa. Dù vậy, doanh nghiệp còn kế hoạch chào bán riêng lẻ 93 triệu cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng.
Tài chính - 09/05/2025 11:08
Quý đầu năm kém vui tại Cảng Quy Nhơn
Trong quý đầu tiên của năm 2025, lợi nhuận sau thuế của CTCP Cảng Quy Nhơn giảm hơn 18,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do sản lượng hàng hóa thông qua cảng, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm.
Tài chính - 09/05/2025 06:45
Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc
Đó là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).
Tài chính - 08/05/2025 18:40
- Đọc nhiều
-
1
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
2
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
-
3
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
-
4
'Cần lộ trình đánh Thuế tiêu thụ đặc biệt để doanh nghiệp thích ứng'
-
5
Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago