Vì sao có đường cao tốc nhưng Quốc lộ 1 vẫn đông nghìn nghịt?
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được đưa vào sử dụng là niềm mong chờ hơn 10 năm của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên điều bất thường là kể từ khi tuyến cao tốc này bắt đầu thu phí thì số lượt phương tiện qua tuyến đường này giảm mạnh, vì sao?
"Lối cũ ta về"
Theo Báo cáo của Công ty cổ phần cao tốc BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, kể từ 0 giờ ngày 9/8, đơn vị này đã đưa vào vận hành thu phí tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận với chiều dài toàn tuyến 51,5km; mức phí thấp nhất/xe (từ 12 chỗ trở xuống) là 103.000 đồng, cao nhất (xe từ 18 tấn, container 40 feet) 335.000 đồng/xe. Trong gần một tuần thu phí chính thức bình quân mỗi ngày chỉ có hơn 17.000 lượt xe đi qua tuyến đường này, trong khi trong 90 ngày vận hành miễn phí thì mỗi ngày có trên 30.000 lượt phương tiện đi qua tuyến đường này.
Theo nhận định của đại diện Công ty cổ phần cao tốc BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, số lượt phương tiện đi trên cao tốc giảm gần 50% không phải do tổng lượng xe lưu thông hàng ngày giảm mà do hiện nay tuyến Quốc lộ 1 thuộc dự án BOT Cai Lậy chưa thu phí nên nhiều phương tiện chọn đường cũ lưu thông để "né nộp phí", do đó phương tiện lưu thông qua cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giảm đáng kể.
Theo quan sát của phóng viên và xác nhận của địa phương thì kể từ khi cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận bắt đầu thu phí thì tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Tiền Giang xe cộ qua lại đông đúc như hồi chưa có đường cao tốc. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ ùn tắc, mất an toàn giao thông vào giờ cao điểm, hay ngày lễ, Tết.
Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh An Giang cho biết, theo phản ánh của hội viên có 3 lý do mà nhiều chủ phương tiện không chọn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận để lưu thông, đó là:
Thứ nhất, nhiều chủ phương tiện cho rằng với mức đầu tư cao tốc 4 làn xe (mỗi bên chỉ có 2 làn xe), tốc độ giới hạn 80km/giờ nhưng thu phí với mức từ bằng đến cao hơn một số cao tốc được đầu tư tốt hơn là bất hợp lý về giá cả.
Thứ hai, các phương tiện vận tải hành khách tuyến cố định chọn đi đường Quốc lộ 1 là do phải đón, trả khách dọc đường. Trong khi đó, đối với xe tải, xe container, cho rằng thu phí cao tốc quá cao nên vẫn lựa chọn Quốc lộ 1 lưu thông để giảm chi phí.
Thứ ba là do dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được thiết kế 4 làn xe, mỗi bên có hai làn xe với vận tốc lưu thông tối đa cho phép là 80 km/giờ và 60 km/giờ. Nhiều phương tiện vận tải nặng dù di chuyển không đến 80km/giờ nhưng vẫn bám làn đường 80km/giờ, phương tiện đi sau muốn vượt lên phải chạy vận tốc cao hơn trên làn đường 60km/giờ để vượt thì lại bị phạt vì vi phạm tốc độ. Trở ngại này cũng làm cho nhiều chủ phương tiện ngao ngán không muốn đi cao tốc mà chọn quay về sử dụng đường Quốc lộ cũ.
Làm sao để cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận “thoát ế”?
Theo ông Trần Văn Bon - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tiền Giang, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang được thu phí với mức 2.000 đồng/km, 3.000 đồng/km, 3.500 đồng/km, 4.500 đồng/km và 6.500 đồng/km tương ứng với 5 nhóm phương tiện như sau:
Nhóm 1: Xe ô tô dưới 12 ghế ngồi, xe tải dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng; Nhóm 2: Xe ô tô từ 12 đến 30 ghế ngồi, xe tải từ 2 đến dưới 4 tấn; Nhóm 3: Xe khách từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải từ 4 đến dưới 10 tấn; Nhóm 4: Xe tải có tải trọng từ 10 đến dưới 18 tấn, xe container 20 feet; Nhóm 5: Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe container 40 feet.
Với mức phí công bố như nêu trên, thời gian thu phí hoàn vốn của dự án là 14 năm 8 tháng. So với mức giá tối đa quy định tại Thông tư 28/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải thì mức giá áp dụng thu phí của dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thấp hơn. Mức thu phí nêu trên được tạm tính trên tổng mức đầu tư theo kê khai của doanh nghiệp dự án và lưu lượng xe ước tính trên tuyến cao tốc này. Tuy nhiên, sau khi đơn vị kiểm toán thực hiện kiểm toán mức đầu tư tại dự án và tính toán chính xác số lượt phương tiện qua cao tốc này thì mức giá thu phí sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Đại diện Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 - Tiền Giang (doanh nghiệp quản lý dự án BOT Cai Lậy) cho biết, đến nay công tác duy tu, sửa chữa đoạn tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 và tuyến tránh Cai Lậy cơ bản hoàn thiện và sẽ bắt đầu tư phí trở lại trong tháng 8 này.
Được biết trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đã có thông báo mức thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ áp dụng thuế suất giá trị giá tăng 8% tại trạm thu phí Km 1999+300 Quốc lộ 1A - tỉnh Tiền Giang và trạm thu phí Km 2+685 tuyến tránh thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đây là 2 trạm thu phí thuộc dự án BOT Cai Lậy.
Theo đó, giá vé thấp nhất là 14.000 đồng/km, cao nhất là 137.000 đồng/km. Miễn phí đối với xe cá nhân của người dân ở 41 xã, phường nằm trong bán kính 10 km quanh trạm thu phí thuộc thị xã Cai Lậy, huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước. Tuy nhiên, đối với xe có kinh doanh nằm trong 41 xã, phường thuộc thị xã Cai Lậy và 3 huyện trên, sẽ áp dụng mức giá đối với xe nhóm 1: 6.000 đồng/xe, nhóm 2: 11.000 đồng/xe, nhóm 3: 14.000 đồng/xe; nhóm 4 24.000 đồng/xe và nhóm 5 là 59.000 đồng/xe.
Dự án BOT Cai Lậy được chia làm hai hợp phần chính, gồm hợp phần đầu tư xây dựng tuyến tránh Cai Lậy và hợp phần tăng cường mặt đường Quốc lộ 1, đoạn qua tỉnh Tiền Giang với tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng. Sau khi đưa vào thu phí từ năm 2017, dự án nêu trên đã bị phản đối buộc phải tạm dừng trong nhiều năm.
Theo ý kiến khảo sát từ một số chủ phương tiện, với mức thu phí thấp hơn nhiều so với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, nên dù trạm BOT Cai Lậy có hoạt động thu phí trở lại thì họ vẫn chọn đi tuyến này, và như thế khả năng tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ tiếp tục "vắng xe" như trong những ngày qua.
Theo ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh An Giang, hiện nay từ các tỉnh miền Tây về TP.HCM và ngược lại đã có được 2 sự lựa chọn: đi đường Quốc lộ 1 hay cao tốc. Việc chọn lựa đi đường nào là quyền của các chủ phương tiện. Tuy nhiên, để có sự điều tiết giao thông hợp lý tránh tình trạng bên này ùn tắc giao thông trong khi bên kia không có người đi thì việc xây dựng mức thu phí tương xứng với chất lượng dịch vụ của 2 tuyến đường này là rất quan trọng. Khi có được mức giá cung cấp dịch vụ hợp lý thì các chủ phương tiện sẽ có sự cân nhắc lựa chọn hợp lý sử dụng dịch vụ, đó là cách điều hành theo quy luật thị trường chứ không phải bằng mệnh lệnh hành chính.
- Cùng chuyên mục
Tác động của tân Tổng thống Mỹ đến thị trường bất động sản Việt Nam sẽ như thế nào?
Ông Donald Trump giành chiến thắng và sẽ bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ từ đầu 2025 được cho sẽ tác động đáng kể tới thị trường bất động sản Việt Nam.
Đầu tư - 10/11/2024 06:00
Hà Nội: Tuyến đường nghìn tỷ sau 5 năm vẫn chưa hẹn ngày 'về đích'
Đường Tây Thăng Long đoạn Văn Tiến Dũng - Phạm Văn Đồng trị giá gần 1.500 tỷ đồng, khởi công từ năm 2019, dự kiến hoàn thành sau 2 năm nhưng đến nay vẫn dang dở.
Đầu tư - 09/11/2024 16:22
Thanh Hóa tìm nhà thầu thi công 1,58km đường hơn 800 tỷ
Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa đang tiến hành kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho Dự án xây dựng đường từ nút giao Đông Xuân đến TP. Thanh Hóa, đoạn Đông Thanh - Đông Tiến, với tổng mức đầu tư 818 tỷ đồng.
Đầu tư - 09/11/2024 16:22
'Chúng ta đã đi qua thời làm bất động sản dễ dàng'
Ông Nguyễn Đức Lập, Chủ tịch Hội đồng Bất động sản Việt Nam nhận định: Với những thay đổi đột biến ở môi trường vĩ mô, môi trường pháp lý tôi tin rằng chúng ta đã đi qua thời làm bất động sản dễ dàng…
Đầu tư - 09/11/2024 14:31
Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án FDI tại Quảng Ninh
Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt giữa các địa phương, sự nỗ lực và chính sách linh hoạt của Quảng Ninh đã giúp tỉnh trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
Đầu tư - 09/11/2024 13:42
Bóng dáng Duy Thịnh tại loạt dự án gần 3.000 tỷ ở Quảng Bình
Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Duy Thịnh hiện đang là cổ đông lớn của các doanh nghiệp đang thực hiện 3 dự án bất động sản gần 3.000 tỷ đồng tại Quảng Bình.
Đầu tư - 09/11/2024 06:00
Thủ tướng: Đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường hàng đầu thế giới
Dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại Trùng Khánh, Thủ tướng cho rằng, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia, đã ký kết 17 hiệp định thương mại tự do với 65 thị trường hàng đầu thế giới. Do đó, đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường trên thế giới.
Đầu tư - 08/11/2024 14:02
Tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC-HOSTEP: Bước tiến mới cho công nghệ tế bào gốc tại Việt Nam
"Lễ khởi công tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC- HOSTEP đánh dấu một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển công nghệ sinh học tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và trong lĩnh vực công nghệ sinh học - công nghệ y sinh của Việt Nam".
Công nghệ - 08/11/2024 11:56
Ra mắt ứng dụng AI đầu tiên của bất động sản thương mại toàn cầu
JLL vừa ra mắt nền tảng AI giúp hỗ trợ xây dựng, kinh doanh, đầu tư, vận hành, quản lý và cư trú trong bất động sản thương mại.
Đầu tư - 08/11/2024 11:27
MM Mega Market xây trung tâm thương mại đầu tiên ở Việt Nam
Trung tâm thương mại đầu tiên của MM Mega Market được xây dựng tại TP. Đà Nẵng, thiết kế theo xu hướng thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu có khả năng tái tạo và tiết kiệm năng lượng.
Đầu tư - 08/11/2024 11:17
Phát triển hạ tầng giao thông: Nguồn lực tư nhân chia sẻ gánh nặng với ngân sách nhà nước
Trong khi doanh nghiệp tư nhân đang đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, những hành vi nhũng nhiễu trong môi trường báo chí đã gây ra những lãng phí nguồn lực phát triển đất nước.
Đầu tư - 08/11/2024 10:18
'Làn sóng' mới của ngành công nghiệp Việt Nam
Ngành công nghiệp Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển biến mạnh mẽ, thu hút "làn sóng" mới về đầu tư giá trị cao, sự quan tâm của các doanh nghiệp sản xuất và chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới.
Đầu tư - 08/11/2024 09:24
Hà Nội: Khởi công tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC-HOSTEP
CTCP Công nghệ Tế bào gốc Hòa Lạc (HSC) khởi công xây dựng tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC- HOSTEP theo tiêu chuẩn cGMP tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
Đầu tư - 08/11/2024 08:38
Cơ hội nào để Bình Định làm dự án điện gió ngoài khơi 4,6 tỷ USD?
Được kỳ vọng sẽ trở thành động lực để đưa Bình Định trở thành địa phương đi đầu trong phát triển năng lượng sạch, nhưng qua gần 5 năm, dự án Điện gió ngoài khơi Hòn Trâu vẫn gặp nhiều rào cản về cơ chế và hành lang pháp lý.
Đầu tư - 08/11/2024 07:11
Quảng Ninh chấp thuận dự án nghỉ dưỡng 66ha trên đảo Đá Dựng
Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Bảo Nguyên đã được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận là chủ đầu tư dự án Khu nghỉ mát, du lịch sinh thái đảo Đá Dựng.
Đầu tư - 08/11/2024 07:00
FDI - động lực chính cho ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam
Chuyên gia cho biết, tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng năm ổn định là động lực chính thúc đẩy ngành bất động sản công nghiệp tại Việt Nam phát triển.
Đầu tư - 07/11/2024 16:39
- Đọc nhiều
-
1
IPA thoái hết vốn tại Eco Pharma
-
2
Phố Wall dự đoán người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
-
3
Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp 'nổi sóng' đâu chỉ vì hiệu ứng Donald Trump
-
4
Dính án tử, bà Trương Mỹ Lan xin lại du thuyền, siêu xe để làm gì?
-
5
Đại gia Phan Thành Muôn vừa bị khởi tố là ai?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 5 day ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 5 day ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 2 day ago