Văn hóa là nền tảng sức mạnh Đại Việt

TRẦN THANH CẢNH 
07:00 23/01/2023

Nhìn lại lịch sử là để rút ra bài học cho hiện tại và tương lai. Qua những thành tựu rực rỡ của Đại Việt thời Lý - Trần, chúng ta càng thấy việc xây dựng cho nước nhà một nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc, là một trong những yếu tố cơ bản làm nên sức mạnh quốc gia.

DNP-du-lich-tay-bac-nhung-mua-hoa-Tin-131018-1 (1)

Ảnh minh họa. Ảnh: Doanhnhanplus

Năm 1010, Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long, đã mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng nhất trong lịch sử thời phong kiến. Nhà Trần kế thừa nhà Lý trong một cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm vô tiền khoáng hậu mà tránh được những đổ vỡ xã hội. Nhà Trần đã tiếp nhận nền tảng nhà Lý đã xây dựng lên, rồi phát huy văn hóa Đại Việt lên đỉnh cao chói lọi. Có thể nói văn hóa Đại Việt đã tỏa sáng rực rỡ trong thời đại Lý - Trần. Một thời kỳ mà sự thăng hoa huy hoàng của đời sống văn hóa gắn liền với những chiến công bất hủ của dân tộc.

Ngày nay, với những di sản văn hóa lịch sử phi vật thể và vật thể còn sót lại của thời Lý - Trần sau những cuộc bể dâu biến loạn đứt gãy khủng khiếp, chúng ta đã hình dung ra được sức mạnh của đất nước, sự phát triển của xã hội, con người vào thời đại huy hoàng đó. Một thời đại của những võ công oanh liệt: Đánh Tống, bình Chiêm, đặc biệt là chiến công đánh tan ba lần quân Nguyên Mông, đạo binh xâm lược khét tiếng nhất thế giới khi đó. Không những thế, đời sống nhân dân còn no đủ hài hòa thanh bình thịnh vượng, khắp nơi vang tiếng hoan ca.

Điều gì làm nên sức mạnh quốc gia và cuộc sống đáng mơ ước của nhân dân Đại Việt trong thời Lý - Trần như vậy?

Đó chính là do nền tảng văn hóa. Do các yếu tố lịch sử mang lại, nên trong xã hội nước ta khi đó, triều đình cũng như dân chúng thực hành “tam giáo đồng nguyên”, đây là một nét rất đặc sắc của văn hóa Đại Việt. Ba tôn giáo chủ chốt cho đời sống tinh thần người Việt khi ấy là Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo đều được tôn trọng, cùng chung sống hài hòa và bổ sung cho nhau. Nếu đạo Phật nặng về tu tập cho đời sống kiếp sau, thì Đạo giáo chủ trương cho một đời sống hiện tại “thuận thiên”, còn đạo Nho thiên về dùng đức để trị nước. Xã hội cởi mở, không có tôn giáo nào là độc tôn, phép tắc quốc gia hài hòa không thiên vị. Các kỳ thi tuyển chọn người tài ra làm quan giúp nước đều hỏi về giáo lý của ba tôn giáo đó, gọi là các kỳ thi “Tam giáo”. Thấm nhuần giáo lý tinh hoa nhân bản của các đạo ấy, người đỗ đạt làm quan giúp vua cai trị dân chúng hầu như đạt tầm “chi dân phụ mẫu”. Vua, quan, dân hòa mục. Tất cả đều hài hòa chung sống trong lòng một xã hội thịnh trị. Bởi ba tôn giáo đó được các triều Lý - Trần vận dụng làm rường cột điều hành đất nước nên chúng ta thấy cả một thời gian dài trong lịch sử, bắt đầu từ năm Kỷ Dậu (1009) khi Lý Công Uẩn lên ngôi, cho đến năm Canh Thìn (1400) khi Trần Thiếu Đế, vị vua cuối cùng của nhà Trần, bị xuống ngôi, là một khoảng thời gian dài gần 4 thế kỷ, Đại Việt tự chủ độc lập nên có điều kiện phát triển mọi mặt. Cũng chính vì vậy nền văn hóa thời kỳ này đã phát triển đến đỉnh cao. Thời kỳ này là sự ra đời của nhiều môn nghệ thuật đặc sắc: Dân ca Quan họ, Tuồng tích, hát Chèo… mà ngày nay các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, nó hầu như còn là một sự tiếp biến kế thừa khá nhiều của các nền văn hóa xung quanh như Chăm, Trung Hoa. Tiếp biến, hòa trộn rồi trở nên đặc sắc của người Việt. Đó là cái điều tài tình mà cha ông ta thời đại Lý - Trần đã làm nên. Phải có một tư tưởng cởi mở và bản thể văn hóa mạnh mẽ thì một dân tộc mới tiếp thu được những tinh hoa bên ngoài rồi biến thành của mình như vậy.

Những thành tựu văn hóa kết tinh của thời Lý - Trần ở lĩnh vực văn học viết ngày nay không còn nhiều. Nhưng đọc những bài thơ sót lại của Mãn Giác Thiền Sư, Lý Thường Kiệt (đời Lý); Hịch Tướng Sỹ của Trần Quốc Tuấn, thơ của Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu… thời Trần, chúng ta vẫn thấy hừng hực một khí thế hào hùng của người Đại Việt. Có ai là người Việt mà lại không xúc động khi đọc bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” của Thái úy Lý Thường Kiệt khi người cầm quân đánh giặc trên bờ sông Như Nguyệt:

"Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành phân định tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

húng bay sẽ bị đánh tơi bời".

Và ai là người có thể cầm lòng mình trước những rung động đầy cảm khái tinh tế trước con người thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, cùng những triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, nhất là trong bài thơ “Cư Trần Lạc Đạo”:

"Ở đời vui đạo cứ tùy duyên

Đói đến thì ăn mệt ngủ liền

Trong nhà sẵn báu thôi tìm kiếm

Trước cảnh vô tâm chớ hỏi thiền."

Rồi ngược dòng lịch sử của những ngôi chùa xưa được xây từ thời đó: Chùa Một Cột, chùa Bút Tháp, chùa Dạm… Và nhất là di tích hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần mới phát lộ gần đây, chúng ta có thể hình dung ra thời đại Lý - Trần, cha ông ta đã xây dựng nên rất nhiều những công trình đền đài mà nếu còn tồn tại đến ngày nay sẽ là tài sản vô giá của quốc gia.

Một nền văn hóa đỉnh cao thời Lý - Trần với thơ ca nhạc họa phát triển, vừa là kết tinh của xã hội, nhưng cũng vừa là nền tảng cho đất nước hùng cường. Đất nước cường thịnh bởi có triều đình vua sáng tôi hiền, đời sống nhân dân sung túc no đủ về vật chất, tốt đẹp về tinh thần. Những điều đó đã làm nên sức mạnh vô song của Đại Việt suốt bốn thế kỷ, một thời đại có thể nói là hòa bình thịnh trị bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt.

Thật tiếc, khi cuộc chuyển giao quyền lực giữa họ Trần và họ Hồ lại diễn ra không được êm thấm như giữa nhà Lý sang nhà Trần. Cuộc chuyển giao quyền lực nhuốm đầy bạo lực sắt máu đã tạo ra một cái cớ cho ngoại bang xâm lược, chấm dứt một thời rực rỡ vàng son của nhà nước Đại Việt. Thời nhà Minh sang xâm chiếm và đô hộ nước ta, dù chỉ kéo dài khoảng 20 năm nhưng đã để lại một hậu quả vô cùng thảm khốc: Nước ta đã phải trải qua một cú đứt gãy văn hóa khủng khiếp khi họ thực hiện chính sách đồng hóa tàn bạo, bắt người tài, đốt sách vở, phá văn bia, chuông chùa, nhằm xóa nhòa ký ức văn hóa của một dân tộc. Nhưng chúng đã không thành công và phải cút về nước sau những thảm bại quân sự. Nhưng về mặt văn hóa, chúng đã kịp hủy hoại vô số kể, mà nhìn vào di sản văn hóa của nước nhà còn đến nay chúng ta càng thấm thía đau đớn làm sao.

Nhìn lại lịch sử là để rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai. Qua những thành tựu văn hóa rực rỡ của Đại Việt thời Lý - Trần, chúng ta càng thấy việc xây dựng cho nước nhà một nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc, là một trong những yếu tố cơ bản làm nên sức mạnh của quốc gia, dân tộc. Một đất nước Việt Nam hùng cường, một dân tộc Việt giàu có về văn hóa, đó chính là điều căn bản để cho sự trường tồn của chúng ta trong một thế giới cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay.

  • Cùng chuyên mục
Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Đề án là định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội theo giai đoạn; trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của Thủ đô vào năm 2025.

Sự kiện - 19/11/2024 17:48

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 19/11/2024 15:55

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.

Sự kiện - 19/11/2024 14:58

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sự kiện - 19/11/2024 14:24