CEO Blue C: Văn hóa doanh nghiệp sẽ là vũ khí để ứng phó với biến động mới trong năm 2023
"Khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần khôi phục sau COVID-19, cũng là lúc doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển văn hóa, biến văn hóa trở thành "vũ khí" để sẵn sàng ứng phó với những biến động mới", ông Lê Quang Vũ, CEO Blue C nhận định.
Mới đây, Blue C - đơn vị tư vấn văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đã công bố "Báo cáo khảo sát đo lường mức độ trưởng thành văn hóa của doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2022", trên cơ sở đánh giá 3 khía cạnh: nền tảng cốt lõi của VHDN, việc áp dụng VHDN vào quy trình nhân sự và xây dựng các biểu hiện bên ngoài gắn với đặc trưng của doanh nghiệp.
Khảo sát được thực hiện từ tháng 10-11/2022 bởi Blue C, với sự tham gia của 117 doanh nghiệp tại Việt Nam. Đây là năm thứ 2 Blue C tiến hành khảo sát thị trường nhằm cung cấp những đánh giá mang tính cập nhật về thực trạng thực thi văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam.
Nhadautu.vn đã có cuộc trò chuyện cùng ông Lê Quang Vũ, CEO Blue C về chủ đề này.
Nói đến văn hóa của một doanh nghiệp là nói đến một khái niệm trừu tượng và không dễ để đo đếm. Vậy Blue C đang đo lường độ trưởng thành của văn hóa doanh nghiệp như thế nào, thưa ông?
CEO Lê Quang Vũ: Trong dự án này, chúng tôi sử dụng bộ công cụ CCMM do Blue C phát triển để thực hiện đo lường mức độ trưởng thành của VHDN. Trước đó, chúng tôi cũng đã sử dụng CCMM để đo lường cho hàng trăm doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau tại Việt Nam.
Với bộ công cụ này, chúng tôi thực hiện đánh giá văn hóa của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh lớn gồm: nền tảng cốt lõi của VHDN, việc áp dụng VHDN vào quy trình nhân sự và xây dựng các biểu hiện bên ngoài gắn với đặc trưng của doanh nghiệp.
Từ 3 khía cạnh lớn này tiếp tục chia nhỏ thành 14 yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động thực thi VHDN. Trên cơ sở tổng điểm của 14 yếu tố, chúng tôi chia mức độ trưởng thành của VHDN thành 6 cấp độ khác nhau. Việc đánh giá mức độ trưởng thành sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng các yếu tố cần cải thiện và các hành động phù hợp để phát triển VHDN trong tương lai.

6 cấp độ trưởng thành của văn hóa doanh nghiệp.
Đây là năm thứ hai Blue C thực hiện khảo sát thị trường nhằm cung cấp những đánh giá mang tính cập nhật về thực trạng thực thi VHDN tại Việt Nam. Vậy ông đánh giá như thế nào về độ trưởng thành về văn hóa của các doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại và so với năm trước?
CEO Lê Quang Vũ: Theo kết quả báo cáo khảo sát năm 2022, đa số doanh nghiệp tham gia khảo sát có mức độ trưởng thành ở cấp độ 3, tương đương với cấp độ Thiết kế trong 6 cấp độ trưởng thành của VHDN, chiếm 44%. Tổng điểm trung bình là 44.40 điểm trên tổng điểm tối đa là 84 điểm, tăng lên 1 bậc so với năm 2021.
Sự tăng trưởng này được dự đoán là do kết quả của việc nền kinh tế đang dần phục hồi sau đại dịch COVID-19 và lãnh đạo doanh nghiệp có xu hướng quan tâm hơn đến phát triển văn hóa để thu hút, giữ chân người lao động.

Cấp độ trưởng thành theo tỷ lệ doanh nghiệp năm 2022 và 2021.
Trong xu hướng tăng trưởng chung về độ trưởng thành văn hóa, những yếu tố nào có sự phát triển nổi bật nhất?
CEO Lê Quang Vũ: Hoạt động đào tạo văn hóa doanh nghiệp và ngân sách là hai yếu tố tăng trưởng rõ nét trong năm nay. Gần 83% doanh nghiệp đã có hoạt động đào tạo VHDN định kỳ, tăng thêm 20% so với năm ngoái. Việc đầu tư vào đào tạo sẽ giúp nhân viên thấm nhuần văn hóa tổ chức và đồng lòng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Các hoạt động team building và các sự kiện offline khác trở lại sôi động. Ngân sách cho văn hóa doanh nghiệp cũng được chú ý hơn, chỉ có 3.42% doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin ngân sách VHDN, giảm 14,28% so với năm 2021.
Ngoài ra, kết quả khảo sát còn cho thấy các doanh nghiệp đang dần có ý thức hơn trong việc lưu giữ câu chuyện, truyền thuyết. Đây là điểm sáng các doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy để làm giàu văn hoá doanh nghiệp, đồng thời góp phần xây dựng niềm tự hào cho nhân viên, xây dựng thương hiệu bền vững cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những điểm sáng, đâu là yếu tố doanh nghiệp cần chú ý để cải thiện độ trưởng thành của văn hóa?
Việc xây dựng bộ chuẩn hành vi trong doanh nghiệp và đo lường VHDN định kỳ là hai yếu tố quan trọng nhưng thực tế vẫn còn bị xem nhẹ. Dữ liệu từ khảo sát năm 2022 cho thấy hơn một nửa doanh nghiệp tham gia khảo sát chưa thực hiện đo lường hiệu quả của VHDN hoặc có đo lường nhưng chỉ lồng ghép vào các chương trình khác.
Tương tự với chuẩn hành vi, có đến 90% doanh nghiệp đã định hình tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi; nhưng gần một nửa trong số đó (47%) chưa xây dựng bộ chuẩn hành vi đi kèm với từng giá trị cốt lõi. Việc tuyển dụng, đánh giá nhân sự và khen thưởng nhân viên theo các tiêu chí của VHDN cũng chưa được coi trọng.

Ông Lê Quang Vũ, CEO Blue C.
Từ kết quả khảo sát cùng những con số nói trên, là người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn triển khai VHDN cho các tập đoàn lớn, ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp Việt trong việc xây dựng và phát triển VHDN trong năm 2023?
CEO Lê Quang Vũ: Có 3 điểm chúng tôi cho rằng doanh nghiệp cần lưu tâm hơn trong việc phát triển văn hoá.
Thứ nhất, để VHDN thực sự "sống" trong tổ chức, thì nền tảng cốt lõi bao gồm: Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và các hành vi mà mà doanh nghiệp tin tưởng, đề cao cần phải được nhìn thấy trong tổ chức qua thực tế hàng ngày. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải ý thức sâu sắc về việc tìm kiếm những con người phù hợp văn hoá khi tuyển dụng, đánh giá nhân sự hay tưởng thưởng cho nhân viên cũng dựa trên các giá trị mà doanh nghiệp đề cao. Trong khó khăn, thử thách, doanh nghiệp càng cần ra quyết định dựa trên nền tảng lõi ấy.
Thứ hai, việc đo lường văn hóa định kỳ là cần thiết và là điểm bắt đầu của mọi thay đổi. Thông qua việc đo lường và lắng nghe nhân viên, các lãnh đạo và đội ngũ thực thi văn hoá doanh nghiệp có thể sớm nhận ra vấn đề của tổ chức và tìm ra các cách thức, hành động phù hợp nhất để điều chỉnh văn hóa.
Thứ ba, việc tạo ra bản sắc văn hoá cần chú ý đến chiều sâu nhiều hơn, cụ thể là thông qua truyền thông nội bộ, doanh nghiệp sẽ kể các câu chuyện có thật để củng cố mạnh mẽ hơn cho các giá trị mà doanh nghiệp tin tưởng.
Năm 2023 được dự báo là một năm khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để ứng phó với sự biến đổi không ngừng từ thị trường, doanh nghiệp càng cần phải thích ứng nhanh. Khi thích ứng nhanh, doanh nghiệp càng cần phải kiên định với các giá trị, niềm tin cốt lõi của mình. Chính vì thế, văn hóa doanh nghiệp chính là "vũ khí" để sẵn sàng ứng phó với những biến động mới.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Bộ Xây dựng làm việc với doanh nhân Đường 'bia' về sáng kiến làm đường cao tốc tiết kiệm
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà đánh giá cao đề xuất sử dụng công nghệ mới làm đường cao tốc của Công ty Hoà Bình. Tuy nhiên, giải pháp thiết kế và thử nghiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, đảm bảo độ bền, tuổi thọ của công trình khi áp dụng thực tế.
Sự kiện - 10/07/2025 07:32
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Phát triển kinh tế biển cần tạo ra 4 đột phá'
Bước vào kỷ nguyên tăng trưởng xanh, kinh tế biển Việt Nam đối mặt nhiều thách thức phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ô nhiễm biển, rác thải nhựa đại dương. Quy hoạch không gian biển và hợp nhất địa giới hành chính mở ra cơ hội định hình hành lang sinh học, tiếp cận tổng thể các mô hình phát triển bền vững toàn cầu.
Sự kiện - 09/07/2025 12:15
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Khơi thông các nguồn lực cho tăng trưởng 2 con số
Trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn biến nhanh và khó lường, Việt Nam cần phải hành động quyết liệt, đặc biệt khơi thông các nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số.
Sự kiện - 09/07/2025 06:45
Bí thư Hà Nội: Chính sách phải khả thi, đi vào cuộc sống
Bí thư Hà Nội cho rằng, các nghị quyết phải đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm. Chính sách ban hành phải khả thi, phải giảm bớt thủ tục, phải thực sự đi vào cuộc sống.
Sự kiện - 08/07/2025 14:06
Tổng Bí thư: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp bộ máy
Tổng Bí thư nêu rõ tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý các sai phạm, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong công tác bố trí, sắp xếp cán bộ và quản lý tài sản công liên quan sắp xếp bộ máy.
Sự kiện - 08/07/2025 06:45
Tạp chí Nhà đầu tư cùng nhà tài trợ trao 100 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Nghệ An
Tạp chí Nhà đầu tư phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An cùng với nhà tài trợ đã trao 100 suất quà trị giá 100 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở hai xã Nậm Cắn, Chiêu Lưu.
Sự kiện - 07/07/2025 20:06
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ quy hoạch trường đua ngựa
Xã Sóc Sơn (TP. Hà Nội) đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng trường đua ngựa.
Sự kiện - 07/07/2025 11:27
Đến 2030, Hà Nội phấn đấu kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 60% GRDP
Theo kế hoạch, đến năm 2030, TP. Hà Nội phấn đấu tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân đạt 55 - 60% GRDP.
Sự kiện - 07/07/2025 06:45
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Đầu tư cao tốc Sơn La - Điện Biên 3 làn theo hình thức PPP
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, đầu tư đoạn Sơn La - Điện Biên thực hiện theo hình thức PPP như kế hoạch ban đầu đã xây dựng nhưng quy mô phải thay đổi, làm 3 làn hoàn chỉnh.
Sự kiện - 06/07/2025 10:29
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil
Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và thực hiện các hoạt động song phương tại Brazil, trưa ngày 5/7/2025 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Sự kiện - 06/07/2025 10:25
Chính sách thuế đối ứng của Mỹ tác động như thế nào tới tăng trưởng GDP của Việt Nam?
Nếu mức thuế đối ứng thấp nhất của Mỹ áp dụng với Việt Nam là 10% thì tăng trường GDP của Việt Nam hầu như không bị tác động. Tuy nhiên với mức 20%, GDP sẽ bị giảm 0,7- 0,8%.
Sự kiện - 05/07/2025 16:01
Hà Nội bảo đảm tăng trưởng kinh tế, phục vụ tốt đời sống người dân
"Hà Nội tiếp kiểm tra rà soát, đánh giá về thể chế, nhân lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số, phục vụ tốt đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân", Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội nhấn mạnh.
Sự kiện - 05/07/2025 09:50
[Café Cuối tuần] Chính quyền hai cấp: Khi những triết lý quản trị thành hiện thực
Ngày 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã – bắt đầu được vận hành trên phạm vi toàn quốc. Theo mô hình này, cấp trung gian (cấp huyện) được tinh giản, để chỉ còn hai cấp chính quyền: cấp chiến lược (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) và cấp hành chính – dịch vụ (xã, phường). Mỗi cấp chính quyền đều có cơ quan dân cử và cơ quan hành chính riêng, được phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.
Sự kiện - 05/07/2025 09:49
Quảng Ninh đà tăng trưởng rõ nét, nhưng còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ
Bức tranh kinh tế Quảng Ninh nửa đầu năm 2025 ghi nhận nhiều gam màu sáng. Song, để bứt phá, tỉnh vẫn cần tháo gỡ các nút thắt trong đầu tư công, thu hút vốn FDI.
Sự kiện - 04/07/2025 16:58
Cuối năm nay sẽ thông xe hơn 47 km đường Vành đai 3 TP.HCM
10 gói thầu xây lắp chính của dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đến nay đạt hơn 45%. Đến cuối năm 2025 phấn đấu đạt trên 70%, đảm bảo mục tiêu thông xe 14,7 km phần cao tốc cầu cạn trên địa bàn TP. Thủ Đức và thông xe kỹ thuật 32,6 km phần cao tốc trên địa bàn Củ Chỉ, Hóc Môn, Bình Chánh.
Sự kiện - 04/07/2025 08:10
Tạp chí Nhà đầu tư trao nhà tình nghĩa cho bà Hồ Thị Nhời
Ngôi nhà tình nghĩa do Tạp chí Nhà đầu tư hỗ trợ xây dựng cho bà Hồ Thị Nhời (xã Phước Thành, TP. Đà Nẵng) đã được bàn giao, đưa vào sử dụng sáng ngày 3/7.
Sự kiện - 03/07/2025 14:23
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago