Tương lai đất nước nhìn từ đảo nhỏ

NGUYỄN THÀNH PHONG
08:54 02/09/2024

Vào trước dịp Kỷ niệm 60 năm "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" ghi dấu ấn chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ (8/1964 - 8/2024), chúng tôi có dịp đến thăm Cồn Cỏ, hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Bắc Miền Trung, là đơn vị đi đầu trong cuộc chiến đấu khốc liệt này. "Đảo thép tiền tiêu" ngày xưa giờ đang chuyển mình với những cơ hội mời gọi đầu tư và phát triển để trở thành "Đảo ngọc", trở thành một hình ảnh thật đẹp đẽ của đất nước trong chặng đường tương lai…

Một góc đảo Cồn Cỏ

Có một câu chuyện về đảo Cồn Cỏ làm tôi nhớ mãi. Các chú bộ đội đến đào hào, lập trận địa pháo phòng không trên đỉnh đồi đất đỏ gần nhà tôi. Một lần họ đến chơi, nói chuyện với cha tôi và mấy chú bác. Có những băn khoăn, lo âu nhưng vẫn toát lên tin tưởng dù giặc Mỹ có leo thang phá hoại ác liệt đến thế nào thì cuối cùng vẫn phải thua to. Lúc từ chiếc đài bán dẫn phát ra bản tin máy bay Mỹ bị bắn rơi ở Vĩnh Linh, Cồn Cỏ, mọi người càng sôi nổi bàn luận. Một chú thượng úy, khuôn mặt khét nắng, là chính trị viên đại đội phòng không, đã kể Bác Hồ "tính toán như thần" về Cồn Cỏ.

Câu chuyện như sau: Sau kháng chiến chống Pháp, miền Bắc lập lại hòa bình, đất nước chia đôi ở vĩ tuyến 17. Bác Hồ về Thủ đô, ngày ngày ngồi đọc báo, xem các báo cáo mới gửi tới và nghĩ ngợi, trên tay Người luôn có chiếc bút chì đỏ. Một hôm, Bác cho gọi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến và nói, dứt khoát Mỹ sẽ mang máy bay ra đánh phá miền Bắc. Bác chỉ vào bản đồ, có một chấm nhỏ ngoài khơi được khoanh lại bằng màu chì đỏ. Đó chính là đảo Cồn Cỏ nằm trên vĩ tuyến 17 kéo dài từ đất liền ra hơn 30 cây số, lại dưới đường trời từ Nam ra Bắc và gần khu vực đường hàng hải quốc tế. Bác nói, đây chính là vị trí tiền tiêu của miền Bắc trên biển, thế nào bọn Mỹ cũng âm mưu chiếm chỗ này làm bàn đạp, chú phải đưa bộ đội ta ra đóng ở đấy ngay, trước khi chúng kéo đến. Đại tướng lập tức lệnh cho triển khai quân ra đảo, kéo cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên Cồn Cỏ. Mấy ngày sau thì tàu chiến Mỹ kéo đến. Thật đúng là "Người ngồi đó với cây chì đỏ/Vạch đường đi từng bước, từng giờ", kết lại câu chuyện, chú bộ đội ngâm câu thơ Tố Hữu như thế…

Câu chuyện hồi nhỏ tôi nghe ấy không rõ là thực hay chỉ là huyền thoại về tầm nhìn xa của Bác Hồ. Sau này, đọc những tài liệu thì biết, Bác Hồ đã ba lần gửi thư khen bộ đội Cồn Cỏ đánh giặc và viết thơ tặng: "Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận", còn Đại tướng Giáp thì luôn chỉ đạo sát sao, còn tặng cả bút máy cho đơn vị chuyên vận chuyển, tiếp tế cho Cồn Cỏ, để ghi chép. Tài liệu có viết, từ tháng 9/1958, rồi tháng 4/1959, bộ đội ta tổ chức bí mật dùng thuyền ngư dân đi ra Cồn Cỏ khảo sát để lập trận địa. Khi có tin Mỹ sắp đưa tàu ra chiếm đóng Cồn Cỏ thì ta đã chuẩn bị xong, lập tức lên đường. Hai chiếc tàu chiến hải quân hộ tống một đoàn 16 thuyền đánh cá chở người và vũ khí, hậu cần, vượt sóng đổ bộ xuống Cồn Cỏ ngày 8/8/1959 và trận địa tác chiến khẩn trương được hình thành ngay hôm sau. Đúng một ngày sau, ngày 10/8/1959, một đoàn tàu chiến lớn của địch tiến đến, đã thấy cờ đỏ của ta bay trong gió Cồn Cỏ. Chúng tiến vào sát đảo, bộ đội ta nổ súng cảnh cáo, liền phải quay tàu bỏ chạy ra xa…

Sự kiện lịch sử này, cũng như câu chuyện Bác Hồ đã dự báo trước từ rất sớm việc B.52 Mỹ sẽ ném bom rải thảm Hà Nội vào cuối năm 1972, đã mang đến cho quân và dân ta nhiều chủ động, tự tin để chiến đấu và chiến thắng…

Sau khi đóng quân, xác lập chủ quyền trên đảo từ năm 1959, quân đội ta dưới sự chỉ huy của tướng Vương Thừa Vũ đã xây dựng Cồn Cỏ thành một trận địa với một mạng lưới công sự, giao thông hào, ụ tác chiến, các hầm hậu cần bằng bê tông kiên cố cùng một hệ thống pháo cao xạ phòng không, súng 14 ly 5, 12 ly 7, đại liên, trung liên và cả những trận địa giả để nghi binh, đánh lừa kẻ địch…

Gần 5 năm sau, vào đầu năm 1964, Mỹ bắt đầu cho máy bay bắn phá Cồn Cỏ và cả vùng Vĩnh Linh, Đồng Hới. Đến tháng 8/1964 thì Mỹ dựng lên "sự kiện Vịnh Bắc Bộ" để lấy cớ leo thang ra toàn miền Bắc, mở đầu là những trận ném bom dữ dội xuống cửa sông Gianh ở Quảng Bình, Vinh và Bến Thủy ở Nghệ An, Lạch Trường ở Thanh Hóa và thị xã Hòn Gai ở Quảng Ninh…

Ngày 8/8/1964, máy bay F100 Mỹ tấn công Cồn Cỏ, lưới lửa của “Đảo thép tiền tiêu” đã bùng lên đánh trả. Một chiếc F100 bốc cháy lao xuống biển và đó là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi ở Cồn Cỏ. Từ thời điểm ấy cho đến cuối năm 1968, các chiến sỹ Cồn Cỏ đã trải qua 841 trận chiến đấu, bắn rơi 48 máy bay, bắn chìm và bắn cháy 17 tàu chiến của giặc Mỹ…

Đảo Cồn Cỏ hai lần được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng, 5 cá nhân được tuyên dương Anh hùng, chưa kể bao nhiêu những huân huy chương, bằng khen và các danh hiệu tôn vinh khác. Trong hơn 1.400 ngày đêm chiến đấu, từ giữa năm 1964 đến cuối năm 1968, máy bay Mỹ đã ném xuống Cồn Cỏ trên 13.000 quả bom, bắn hàng chục ngàn quả rốc két, có tới 172 lần tàu chiến Mỹ tấn công với hơn 4.000 quả đạn pháo nã xuống mặt đảo. Hòn đảo nhỏ chỉ hơn 2 cây số vuông khi thủy triều lên mà trung bình một ngày có gần 10 quả bom cày xới. Chia đều ra thì mỗi cán bộ, chiến sỹ giữ đảo phải hứng đến hơn 39 tấn bom đạn trút xuống đầu mình…

Cồn Cỏ là một thực tế chiến đấu ngoan cường và bền bỉ. Đã có nhiều nhà báo, nhà văn, các văn nghệ sỹ đến Cồn Cỏ những ngày ấy để cùng chiến đấu và viết về cuộc chiến đấu ấy. Họ đã để lại những cuốn sách, những bài thơ đầy sức thuyết phục, những bài hát đi cùng năm tháng… Đảo Cồn Cỏ được mệnh danh là “Chiến hạm không thể bị đánh chìm”, “Đảo thép tiền tiêu”, “Đảo chiến đấu”… Đó là những tên gọi đầy sức quyến rũ đối với một cậu bé miền rừng chưa từng đi đến biển bao giờ. Tôi chỉ biết hướng tới trong tưởng tưởng và mong rằng rồi mình sẽ có dịp được đặt bước chân lên hòn đảo nhỏ kiên cường và oanh liệt này...

Thế mà cũng phải đến 60 năm sau ngày Cồn Cỏ căng mình chiến đấu, phải gần nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, tôi mới được đặt chân lên hòn đảo nhỏ đầyhuyền thoại. Tôi đã có một ngày Cồn Cỏ với khung cảnh yên bình, xanh tươi, ấm áp hôm nay, khác hẳn với một ngày Cồn Cỏ với gần mười trái bom ném xuống của những năm tháng chiến tranh khốc liệt trước đây đã rất nhiều năm.

Tôi đi cùng với mấy nhà văn từ ngoài Hà Nội vào, lại được ông bạn văn rất có uy tín sống và làm việc ở Quảng Trị tổ chức đưa đi. Các bạn đã dẫn chúng tôi gặp gỡ từ vị lãnh đạo đứng đầu huyện đảo đến các chiến sỹ ở trạm biên phòng và nhiều cán bộ, người dân đang gắn bó với quá trình phát triển của Cồn Cỏ hiện nay.

Chúng tôi đã đi xe điện hơn 8 cây số vòng quanh chân đảo. Thiên nhiên Cồn Cỏ đã hồi sinh từ khá lâu rồi. Những gốc phong ba và bàng biển ngày xưa bị bom phạt bằng, giờ vươn lại bóng cổ thụ. Những cánh rừng ngút ngát hệ sinh thái nhiệt đới ba tầng với nhiều chủng loại gỗ quý và những đàn khỉ, bầy chim rừng sinh sôi. Cồn Cỏ có thảm đất bazan màu mỡ được kiến tạo từ hoạt động núi lửa phong hóa giữa biển khơi. Bao quanh đảo là các thềm đá kéo dài thoai thoải trườn xuống mặt nước biển trong xanh có độ mặn cao và luôn ấm áp. Những bãi tắm tràn đầy vẻ hoang sơ, độc đáo, như bãi Nghè là đá bazan phong hóa, bãi Hương Giang trắng mịn vụn san hô và bãi Đá Đen ở phía Tây Bắc toàn những là viên đá nhẵn nhụi như ngọc trai đen bóng khổng lồ...

Dấu vết của những năm tháng chiến đấu trước đây đã hòa hợp với cuộc sống hôm nay qua các di tích được phục dựng cùng những công trình mới đang hiện diện ở Cồn Cỏ: Hầm chỉ huy đảo bằng bê tông kiên cố có hệ thống nối liền các trận địa để điều hành thông suốt. Hầm quân y ở phía Đông Bắc đảo là nơi tập trung cứu chữa và phẫu thuật cho chiến sỹ bị thương trong chiến đấu. Địa đạo Cồn Cỏ được thiết kế đặc biệt để tránh bom. Bến Nghè là bến cảng ghi dấu những đoàn thuyền nương gió và chèo tay trong đêm bí mật chở hàng từ địa đạo Vịnh Mốc ra tiếp tế. Đài quan sát gắn với tên tuổi anh hùng Thái Văn A đứng đó trong bài hát quen thuộc. Trận địa cao xạ 14 ly 5 có ngày bắn cháy 4 máy bay Mỹ. Đài tưởng niệm ghi dấu những người đã hy sinh ở điểm cao 37… Tiếp đó là những công trình mới của thời hòa bình: Ngọn hải đăng Cồn Cỏ cao 76m, luôn chớp sáng trong đêm dài, được xây dựng từ năm 2005. Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ hoạt động từ năm 2010 nhằm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học biển Cồn Cỏ. Cột cờ Tổ quốc sừng sững vươn cao trong nắng gió biển khơi xây dựng từ năm 2016…

Chúng tôi lên ca nô chuyên dụng cùng giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, đi một vòng trên biển, ngắm hòn đảo nhỏ như một mỏm đất bằng thiên thần, thanh sạch, xanh mát trồi lên từ biển sâu. Ở vùng biển bao quanh đảo Cồn Cỏ có những rạn san hô đẹp hiếm có không kém gì vùng đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Hòn Mun, lại phong phú hệ sinh thái rong biển giàu dinh dưỡng, những loài hải sản quý hiếm khó nơi nào có như loài hàu răng cưa to vĩ đại dưới tầng nước rất sâu.

Chúng tôi có buổi chiều tắm biển Cồn Cỏ. Thư thái ngả mình trên những viên đá đen, ngực dập dờn làn nước ấm mặn mòi… Ngắm hoàng hôn đang buông xuống rồi phóng ánh mắt lên trời cao xanh thẳm, ngẫm nghĩ về hành trình của Cồn Cỏ trong lịch sử. Những chuyến điền dã và khai quật khảo cổ từ năm 1992 đã cho thấy ở Cồn Cỏ có những di vật của con người thời đồ đá cũ. Từ đầu công nguyên, cư dân người Chàm đã sinh sống ở đây. Rồi những đoàn thuyền Đại Việt trong hành trình vượt biển xuống phương Nam, đã dừng nghỉ ở Cồn Cỏ để càng thêm sức đi dài và xa hơn…

Từ tháng 10/2004, đến nay đã qua 20 năm rồi, Cồn Cỏ trở thành huyện đảo của tỉnh Quảng Trị. Với một bề dày nhiều trầm tích, từ lịch sử, văn hóa, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cần khai mở, nơi này đã chuyển mình. Không chỉ là một vị trí trọng yếu trong gìn giữ chủ quyền, lãnh hải đất nước, Cồn Cỏ còn phải vươn lên với nhiều vị thế khác nữa trong công cuộc phát triển kinh tế với đa cơ cấu, từ du lịch, dịch vụ, thủy sản song hành cùng phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp.

Những cư dân từ đất liền đã đi ra đảo để xây dựng cuộc sống mới, những ngôi nhà ấm tiếng trẻ học bài, lớp mẫu giáo và trường học được xây lên, cảng cá và khu dịch vụ được hình thành. Những con thuyền từ nhiều miền biển khác ghé lại giữa những chuyến đánh bắt dài ngày…

Cồn Cỏ đã được quy hoạch nằm trong chiến lược quy hoạch kinh tế biển đảo của quốc gia, rồi sẽ thành một địa chỉ du lịch hết sức hấp dẫn. Chỉ nghĩ đến dân số Việt Nam với gần một trăm triệu người, trong đó có bao nhiêu người như tôi, mong được một lần đặt chân đến Cồn Cỏ, chưa kể những khách du lịch quốc tế muốn đến thăm hòn đảo nhỏ lừng lẫy một thời bom đạn, đã thấy đấy là một nguồn tài nguyên du lịch mà ta có thể khai thác đến vô biên.

Đêm nghỉ lại đảo Cồn Cỏ, chúng tôi ngồi trên kè đá, thưởng thức đủ loại hải sản tươi ròng, nhấm nháp những ngọn rong biển thơm ngon mà bà con vừa khai thác từ biển chiều mang lên. Nhìn ra xung quanh đảo, bập bùng những quầng sáng trắng từ tàu bè đang đánh lưới và câu vợt cá mực đêm như nối rộng vòng sóng vươn ra xa mãi.

Trên bầu trời, trăng biển cũng đã lên cao giữa một vòm sao trời nhấp nháy, soi rõ lá cờ đại đang no gió, bay phần phật trên cột cờ Tổ quốc hùng vỹ. Ngày mai sẽ là nắng gió yên lành, sẽ thêm nhiều vẫy gọi từ tương lai đất nước nơi đảo Cồn Cỏ đang tràn đầy ước vọng của công cuộc phát triển hướng tới thịnh vượng...

  • Cùng chuyên mục
Đưa trí tuệ Việt Nam ra toàn cầu, FPT 'lên sóng' kênh truyền hình Discovery

Đưa trí tuệ Việt Nam ra toàn cầu, FPT 'lên sóng' kênh truyền hình Discovery

Bộ phim tài liệu "Silicon Delta - Cách mạng phát triển Công nghệ số Việt Nam" (Silicon Delta - The Story of Vietnam’s Tech Revolution) kể về cuộc cách mạng công nghệ số của Việt Nam, từ một quốc gia không tên trên bản đồ công nghệ số thế giới, vượt qua những thách thức, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế số hàng đầu khu vực châu Á và đang ở vị thế lý tưởng để dẫn đầu trong cuộc cách mạng công nghệ mới cũng như trở thành trung tâm nguồn lực công nghệ của thế giới.

Sự kiện - 16/09/2024 22:18

BHXH Việt Nam tiếp tục xử lý các phát sinh sau bão, lũ

BHXH Việt Nam tiếp tục xử lý các phát sinh sau bão, lũ

Những tình huống phát sinh sau bão, lũ đã được BHXH Việt Nam dự báo và có chỉ đạo BHXH các địa phương chủ động xử lý từ sớm, từ xa để quyền lợi BHXH, BHYT của người dân được đảm bảo.

Sự kiện - 16/09/2024 16:27

Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'

Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'

Phát biểu tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Sự kiện - 16/09/2024 07:31

Ông Donald Trump lại bị ám sát hụt

Ông Donald Trump lại bị ám sát hụt

Ông Donald Trump, ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ của đảng Cộng hòa đã an toàn sau vụ việc mà FBI cho biết có vẻ là một nỗ lực ám sát vào hôm Chủ Nhật khi ông đang chơi golf trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida, theo Fox News.

Sự kiện - 16/09/2024 06:44

Thủ tướng: Ban hành ngay nghị quyết khắc phục hậu quả 'siêu bão'

Thủ tướng: Ban hành ngay nghị quyết khắc phục hậu quả 'siêu bão'

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngay trong ngày 16/9, trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Sự kiện - 15/09/2024 14:02

Bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng

Bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng

Ngoài thiệt hai về người, ước tính sơ bộ, chưa đầy đủ, thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng…

Sự kiện - 15/09/2024 11:11

Nhà trọ cho tân sinh viên - Bài 3: Giải pháp cho các trường đại học

Nhà trọ cho tân sinh viên - Bài 3: Giải pháp cho các trường đại học

Theo TS. Vũ Thu Hương, để giải quyết vấn đề chỗ ở cho tân sinh viên, nhà trường cần tăng cường hệ thống ký túc xá, liên kết với các đơn vị, tổ chức để có được nhà trọ giá rẻ cho sinh viên.

Sự kiện - 15/09/2024 10:58

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Nhiều chính sách ODA vượt trội

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Nhiều chính sách ODA vượt trội

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi tại Luật Đầu tư công lần này là thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài…

Sự kiện - 14/09/2024 16:04

Thừa Thiên Huế có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Thừa Thiên Huế có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Ông Phạm Đức Tiến, uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng khoá XIII, được Bộ Chính trị điều động, chỉ định chức vụ Phó Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Sự kiện - 14/09/2024 16:03

Bí thư Hà Nội cùng người dân dọn vệ sinh sau bão Yagi

Bí thư Hà Nội cùng người dân dọn vệ sinh sau bão Yagi

Hà Nội phát động các đơn vị, người dân tham gia tổng vệ sinh môi trường tại cơ quan, đơn vị, trường học, các địa bàn dân cư trong hai ngày 14-15/9.

Sự kiện - 14/09/2024 11:07

[Café Cuối tuần] Tài trợ khắc phục hậu quả bão lũ: Lòng tốt 'giá' bao nhiêu?

[Café Cuối tuần] Tài trợ khắc phục hậu quả bão lũ: Lòng tốt 'giá' bao nhiêu?

Gần đây, việc đóng góp tài trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 bỗng dưng nổi sóng dư luận, nhất là khi cơ quan Mặt trận Tổ quốc công khai danh sách đóng góp.

Sự kiện - 14/09/2024 10:58

Thủ tướng: Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng cơn bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá

Thủ tướng: Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng cơn bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng ảnh hưởng của cơn bão số 3, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm...

Sự kiện - 14/09/2024 09:18

Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị miễn phí BOT cho chở hàng cứu trợ

Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị miễn phí BOT cho chở hàng cứu trợ

Cục Đường bộ Việt Nam đã đề nghị các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT xem xét, miễn phí sử dụng đường bộ cho phương tiện chở hàng hóa hỗ trợ bà con vùng bão lũ.

Sự kiện - 14/09/2024 07:14

VAFIE làm việc với Bộ Công Thương về quy tắc xuất xứ trong EVFTA

VAFIE làm việc với Bộ Công Thương về quy tắc xuất xứ trong EVFTA

Ngày 13/9, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã có buổi làm việc với Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương về việc sớm ban hành Thông tư sửa đổi, thay thế 11/2020/TT-BCT về quy tắc xuất xứ trong EVFTA.

Sự kiện - 13/09/2024 15:34

Nhà xe Sao Việt vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ đến vùng lũ Lào Cai

Nhà xe Sao Việt vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ đến vùng lũ Lào Cai

Theo chủ nhà xe Sao Việt, hành động này xuất phát từ tinh thần thương thân tương ái, chung tay cùng cả nước góp sức giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Sự kiện - 13/09/2024 15:32

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc (22-23/9).

Sự kiện - 13/09/2024 11:34