TTCK vẫn trong xu hướng phục hồi, nhưng rủi ro trung hạn có dấu hiệu gia tăng

Nhàđầutư
Nhiều thành viên thị trường nhận định, VN-Index sẽ có sự điều chỉnh trong ngắn hạn. Mặt khác, việc thanh khoản đang có chiều hướng tăng tại những phiên giảm điểm cho thấy rủi ro đang lớn dần.
NHÂN TÂM
19, Tháng 04, 2021 | 06:26

Nhàđầutư
Nhiều thành viên thị trường nhận định, VN-Index sẽ có sự điều chỉnh trong ngắn hạn. Mặt khác, việc thanh khoản đang có chiều hướng tăng tại những phiên giảm điểm cho thấy rủi ro đang lớn dần.

2h6a5626-1158-2-1724

Ảnh: Khánh An.

Kết thúc tuần giao dịch 12/4 - 16/4, chỉ số VN-Index tăng 7,05 điểm – tương đương 0,57%, lên mức 1.238,71 điểm. Chỉ số chỉ tăng điểm tại 2 trên 5 phiên giao dịch trong tuần với 108 mã tăng và 275 mã giảm. VIC, NVL và HPG là 3 mã hỗ trợ tích cực nhất cho mức tăng của chỉ số trong tuần, đóng góp lần lượt +16,29, +4,73 và +4,46 điểm. Trong khi đó, GVR, BID và VNM là 3 mã có tác động tiêu cực nhất lên VN-Index, lấy đi -3,20, -2,46 và -1,61 điểm. Giá trị giao dịch trung bình đạt 20.942,97 tỷ đồng/phiên. Khối ngoại bán ròng -2.464,54 tỷ đồng trong tuần này trên sàn HSX.

CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC): Bán giảm tỷ trọng khi thị trường xuất hiện các nhịp hồi phục 

Thị trường được dự báo sẽ chịu áp lực giảm điểm. VN-Index sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ vùng 1.225-1.232 điểm trong những phiên đầu tuần. Diễn biến thị trường giai đoạn này nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu sự chi phối của một vài cổ phiếu vốn hóa lớn, kèm theo đó là sự phân hóa mạnh giữa các nhóm cổ phiếu trên thị trường. BVSC đưa ra chiến lược đầu tư gồm: Giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục xuống mức 50% cổ phiếu khi thị trường xuất hiện các nhịp hồi phục. 

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam: Xu hướng trung hạn vẫn duy trì ở mức tăng, nhưng rủi ro có dấu hiệu gia tăng dần

Yuanta Việt Nam nhận định thị trường có thể sẽ hồi phục ở phiên giao dịch đầu tuần và tâm lý có thể lạc quan trở lại sau thông tin Việt Nam được ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ của Mỹ. Tuy nhiên, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao, đặc biệt dòng tiền có dấu hiệu suy yếu dần. Đồng thời, chỉ báo tâm lý giảm mạnh vào vùng bi quan cho thấy chiến lược ngắn hạn là cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm dần tỷ trọng cổ phiếu.

Theo đồ thị tuần, xu hướng trung hạn vẫn duy trì ở mức tăng, nhưng rủi ro có dấu hiệu gia tăng dần. Đồng thời, dòng tiền trung hạn đang có dấu hiệu suy yếu cho thấy sự phân hóa có thể diễn ra trong tuần giao dịch tới và chỉ số VN-Index vẫn có khả năng kiểm định vùng kháng cự 1.283– 1.300 điểm, nhưng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận trung hạn không còn nhiều. Do đó, Yuanta Việt Nam khuyến nghị các nhà đầu tư trung hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và hạn chế giải ngân trong tuần tới. 

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC): VN-Index vẫn trong xu hướng tăng dài hạn nhưng tiềm năng sẽ có sự điều chỉnh trong ngắn hạn

VN-Index vẫn ở trong xu hướng tăng dài hạn tuy nhiên sẽ có sự điều chỉnh trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, việc thanh khoản đang có chiều hướng tăng tại những phiên giảm điểm cho thấy rủi ro đang lớn dần. Theo đánh giá hiện tại, VN-Index trong tuần tiếp theo nhiều khả năng sẽ vận động trong khu vực 1.215-1.245. 

CTCP Chứng khoán Phú Hưng (PHS): Xu hướng chính trong ngắn hạn vẫn là phục hồi

Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index có phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp. Khối lượng giao dịch gia tăng và giữ trên mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý áp lực chốt lời dâng cao. Không những vậy, chỉ số đi xuống đóng cửa dưới MA5, cùng với RSI suy giảm từ vùng quá mua trên 70 về vùng 61, cho thấy áp lực điều chỉnh đang mạnh lên. Tuy nhiên, chỉ số vẫn giữ được đóng cửa trên MA20, cùng với MA50 đang hướng lên tích cực, cho thấy xu hướng chính trong ngắn hạn vẫn là phục hồi, phiên giảm điểm vừa qua có thể chỉ nằm trong nhịp điều chỉnh kỹ thuật kéo dài 3-5 phiên, với vùng hỗ trợ quanh vùng đỉnh lịch sử 1.200 điểm. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ