TS. Võ Trí Thành: Kinh tế Việt Nam - niềm vui và day dứt

Nhàđầutư
Theo TS. Võ Trí Thành, bên cạnh những thành tựu vượt bậc mà Việt Nam đã đạt được trong năm 2019, vẫn còn đó những trăn trở, day dứt cần phải được giải quyết trong năm bản lề 2020, mục tiêu 2025.
ĐÌNH VŨ
01, Tháng 01, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
Theo TS. Võ Trí Thành, bên cạnh những thành tựu vượt bậc mà Việt Nam đã đạt được trong năm 2019, vẫn còn đó những trăn trở, day dứt cần phải được giải quyết trong năm bản lề 2020, mục tiêu 2025.

Kinh tế Việt Nam năm 2019 đã đạt được nhiều thành tựu lớn với tăng trưởng GDP lên tới 7,02% (năm thứ 2 liên tiếp đạt mứca1 tăng trưởng trên 7%). Tăng trưởng GDP ở mức cao nhưng lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, cả năm chỉ tăng 2,79%.

Năm 2020 được coi là năm bản lề, mở đầu một thập kỷ mới với những kế hoạch kinh tế trong 5-10 năm tới. Để làm rõ những gì Việt Nam đã làm được trong năm 2019 và những thách thức trong năm 2020, định hướng năm 2025, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi trực tiếp với TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về vấn đề này.

ts-vo-tri-thanh

TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Năm 2019 là năm tiếp theo chứng kiến sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tiếp tục là những bất ổn đến từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, chủ nghĩa bảo hộ. Từng có nhiều nhận định cho rằng, Việt Nam được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại này, đến thời điểm này, theo ông nhận định này có còn đúng?

TS. Võ Trí Thành: Đúng là năm 2019 kinh tế toàn cầu bị bao phủ bởi một màu mây xám. Tăng trưởng kinh tế giảm tốc, theo ước tính của Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF) vào tháng 10/2019 chỉ đạt 3,0% so với 3,6% năm 2018; con số này thấp hơn dự báo vào tháng 7 và tháng 4 trước đó tương ứng là giảm 0,2 và 0,1 điểm phần trăm. Cùng với đó, dòng luân chuyển thương mại và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giảm.

Theo báo cáo khảo sát của Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) hồi tháng 12/2019, top 5 rủi ro đối với tăng trưởng các nền kinh tế chấu Á-Thais Bình Dương bao gồm: Chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và chiến tranh thương mại; Tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm tốc; Kinh tế Trung Quốc giảm tốc; Kinh tế Mỹ giảm tốc; và thiếu vắng vai trò lãnh đạo chính trị. Cần lưu ý rằng các rủi ro vẫn tương tự như năm 2018, chỉ có một khác biệt là thêm “kinh tế Mỹ giảm tốc”.

Thực tế cho thấy, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có tác động đa chiều lên thương mại, công nghệ, mô hình phát triển và địa chính trị. Nó có tính phức hợp cả ngắn hạn và dài hạn, trực tiếp và gián tiếp lên cả thương mại, đầu tư, tài chính và du lịch. Trong khi đó cả Trung Quốc và Mỹ đều là hai đối tác lớn của chúng ta. Vì vậy chắc chắn cuộc chiến thương mại sẽ có nhiều tác động tới một nền kinh tế mở như Việt Nam.

Theo những số liệu cập nhật mới nhất, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục giữ đà phát triển, thực hiện ước đạt 20,4 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2018. Xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 263 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm trước, đặc biệt ghi nhận sự bứt tốc xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước với tốc độ tăng 17,7%, cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực FDI (4,2%). Xuất siêu hàng hóa đạt 9,9 tỷ USD, cao nhất trong 4 năm liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa thặng dư.

Thống kê cho thấy có sự dịch chuyển dòng đầu tư từ Hồng Kông (Trung Quốc) sang Việt Nam trong một vài năm trở lại đây. Cụ thể, Hồng Kông đã vươn lên đứng thứ hai về tổng vốn đầu tư vào Việt Nam năm 2019 với con số đầu tư là 7,87 tỷ USD, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2018. 

Những bất ổn về tình hình kinh tế thế giới có một hàm ý rất rõ ràng. Bên cạnh việc đảm bảo ổn định, tăng cường khả năng chống chịu, chú trọng quản trị rủi ro, mỗi nền kinh tế còn rất cần đẩy mạnh cải cách cơ cấu, tạo dựng những tiền đề thích ứng với xu thế mới để tạo đột phá phát triển.

Trong hoàn cảnh kinh tế toàn cầu bị bao phù bởi một màu mây xám như ông nói, kinh tế Việt Nam vẫn đạt được con số tăng trưởng ấn tượng. Theo ông động lực nào tạo ra tăng trưởng năm 2019 hay đâu là những điểm sáng trong kinh tế Việt Nam 2019? Và liệu nó còn tiếp tục là những động lực dẫn dắt tăng trưởng Việt Nam trong năm 2020?

GDP Việt Nam năm 2019 tăng hơn 7,02%, thuộc hàng cao nhất thế giới và khu vực, với động lực chính là công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 11,3%) và dịch vụ (tăng 8,1%), nhất là du lịch và phân phối 8,8%.

Nhìn phía tổng cầu, tăng trưởng được dẫn dắt bởi cả tiêu dùng, đầu tư tư nhân và xuất khẩu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, loại trừ yếu tố giá, tăng 9,2% (năm 2018 tăng 8,4%). Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện tăng 10,2% so với năm 2018, nổi bật là khu vực kinh tế tư nhân tăng 17,3%, chiếm tỷ trọng 46%, lớn nhất từ trước đến nay. Xuất siêu hàng hóa cũng đạt 9,9 tỷ USD, cao nhất trong 4 năm liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa thặng dư. 

Tốc độ tăng trưởng GDP cao lại song hành cùng sự ổn đinh kinh tế vĩ mô. Lạm phát tính theo chỉ số CPI bình quân năm 2019 chỉ tăng 2,79%, dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng mạnh lên mức gần 80 tỷ USD, tỷ lệ nợ công giảm mạnh, xuống 55% GDP, các cân đối vĩ mô như đầu tư – tiết kiệm, thu – chi ngân sách, cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.

Điều quan trọng nhất là thu nhập người dân tiếp tục được nâng lên, đạt gần 2.800 USD/đầu người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,45%, được Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP nhìn nhận như một câu chuyện huyền thoại trong công cuộc giảm nghèo.

Mục tiêu năm 2020 đã được Quốc hội đặt ra: tăng trưởng 6,8%, lạm phát không quá 4% cùng những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác. Đây là lựa chọn khá cẩn trọng với những thành tích đạt được trong năm 2019, song cũng hợp lý. Các tổ chức quốc tế tiếp tục cho rằng các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam khá vững vàng và Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng khoảng 6,5% - 6,8%.

Nhìn xa hơn, Trung tâm Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia đã xây dựng 2 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025. Một là tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam đạt trung bình 7%/năm; lạm phát ở mức từ 3,5-4,5%/năm; năng suất lao động tăng khoảng 6,3%/năm. Hai là, nếu Việt Nam tận dụng được cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, GDP có thể tăng trưởng trung bình 7,5%/năm. Đây cũng là tiền đề cho một Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”.

Vậy còn những thách thức với kinh tế Việt Nam vào năm 2020 và những năm tiếp tới thì sao, thưa ông? Kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức, khó khăn nào?

Đúng là đằng sau những kết quả, những con số ấn tượng nêu trên cùng tiến bộ trên nhiều nhiều khía cạnh kinh tế khác, vẫn còn đó là những trăn trở, day dứt từ góc nhìn phát triển bền vững, thúc đẩy cải cách, đổi mới sáng tạo và cảm nhận của thị trường.

Vẫn còn đó nỗi canh cánh về sự “bứt phá” cải cách như Nghị quyết 01 của Chính phủ ngay từ đầu năm 2019 đã nhấn mạnh. Nhiều nội dung cải cách có tính nền tảng triển khai với kết quả còn khá xa so với kỳ vọng. Tiến trình tái cấu trúc có những bước tiến nhất định, nhất là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, nhưng chậm trễ trong đầu tư công và khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Chi phí cơ hội là rất lớn đối với một nguồn lực lớn ách tắc do giải ngân đầu tư công chậm và thoái vốn cùng xử lý các “đại án” liên quan tới DNNN. Tỷ lệ đầu tư cho kết cấu hạ tầng hiện xuống thấp hơn đáng kể mức 8% GDP (được xem là ngưỡng hợp lý cùng đảm bảo hiệu quả đầu tư) có thể sẽ ảnh hướng đáng kể đến tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chất lượng tăng trưởng cũng chậm cải thiện dù năng suất lao động theo giá so sánh năm 2019 tăng 6,2%. Song hiệu quả đầu tư nhìn chung vẫn thấp và chưa chuyển biến trong năm 2019. Bản chất câu chuyện ở đây là đổi mới sáng tạo - một trong các trụ cột cần đột phá cải cách. Chất công nghệ, sáng tạo suốt thời gian dài qua và hiện vẫn là nỗi niềm day dứt.

Biến động của hai thị trường chứng khoán và bất động sản với sự tham gia của một số đông các nhà đầu tư và có dịch chuyển dòng vốn lớn cũng là những chỉ báo đáng lưu ý.

Ít ai nghi ngờ về tiềm năng to lớn của thi trường bất động sản Việt Nam. Song năm 2019 thị trường nhìn chung trầm lắng, nguồn cung và cả số giao dịch thành công giảm. Đây cũng là năm thử thách niềm tin thị trường do gia tăng tranh chấp giữa chủ dự án và khách hàng, cơn sốt đất nền ở một số địa phương đi kèm dự án “ma” và sự chậm trễ vào cuộc của chính quyền và sự cố “vỡ trận” cam kết lợi ích của chủ đầu tư dự án đối với các nhà đầu tư, khách hàng.

Vậy theo ông, trong thời gian tới Việt Nam cần làm gì để dần phá bỏ những rào cản, thách thức, tiếp tục bứt phá và phát triển bền vững?

Năm 2020 không chỉ là năm tổng kết quá khứ mà còn chuẩn bị tương lai với kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm và tầm nhìn đến năm 2045, 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cải cách, sáng tạo và cả chỉ tiêu phải thực sự gắn với động lực mới và những đòi hỏi thay đổi về chất trong phát triển: chất lượng – hiệu quả - bền vững – bao trùm.

Với một đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ, trong một sân chơi của hội nhập sâu rộng và một thế giới đầy biến động, thách thức đối với sự sống còn và vươn lên của doanh nghiệp nằm trong chính đòi hỏi coi kinh doanh là “nghiệp” và yêu cầu 6 “học”, bao gồm: Lựa chọn, kiếm nhặt cơ hội kinh doanh; Kết nối cùng chấp nhận cạnh tranh; Huy động vốn trong một thi trường tài chính đa dạng, tinh xảo; Đồng hành cùng  Chính phủ (nắm bắt chính sách, cải cách hiện hành và sắp tới; đối thoại, phản biện); “Đối thoại pháp lý” (xây dựng, đảm bảo hợp đồng kinh doanh; bảo vệ quyền lợi); cuối cùng là quản trị bất định và rủi ro.

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ